Kể từ lần đầu tiên đi vào phục vụ trong năm 1980 cho đến nay xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams đã trở thành một biểu tượng của Quân đội Mỹ. Với trọng lượng lên tới 67 tấn nhưng Abrams vẫn thể hiện được sức mạnh vượt trội của mình trên chiến trường không chỉ trong Chiến tranh Lạnh mà còn cả chiến tranh hiện đại. Sau đây 17 điều chưa biết về xe tăng M1 Abrams mạnh nhất Lục quân Mỹ.Ít ai biết rằng, những chiếc M1 Abrams trang bị chính thức từ năm 1980, nhưng cuộc chiến tranh đầu tiên nó được tham gia là vào năm 1991 - chiến dịch Bão táp sa mạc ở Iraq.Có một điều thú vị là các nguyên mẫu M1 đầu tiên được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa Mỹ và Anh, đặc biệt là hệ thống giáp Chobham composite trên M1 hay còn được biết tới với cái tên giáp gốm.Dù vậy quá trình sản xuất M1 lại được thực hiện hoàn toàn tại các nhà máy tăng thiết giáp ở Ohio và Michigan của Mỹ với sự chuyển giao công nghệ của người Anh.Xe tăng M1 Abrams có thể di chuyển với vận tốc tối đa 72km/h với địa hình thông thường và 48km/h với địa hình gồ ghề. Bên cạnh đó thân xe tăng có thể xoay 360 độ với tháp pháo vẫn được giữ nguyên hướng về mục tiêu.Và để phục vụ cho mọi cuộc chiến viễn chinh của Mỹ, M1 được thiết kế để có thể tác chiến trên nhiều loại địa hình lẫn môi trường khác nhau từ sa mạc cho tới vùng cực bắc xa xôi.Phiên bản M1 ban đầu được trang bị pháo 105mm M68, phải đến phiên bản M1A1 thì Abrams mới được trang bị háo chính 120mm L/44 M256A1 mạnh mẽ với cơ số đạn mang theo có thể lên tới 42 viên.Thiết kế bên trong của M1 khá rộng phù hợp với kíp chiến đấu 4 người của mẫu xe tăng này, tuy nhiên nó lại không được trang bị máy nạp đạn tự động.Ngoài pháo nòng trơn 120mm, M1 còn được trang bị một súng máy đồng trục 7.62mm M240 và một súng máy hạng nặng 12.7mm M2HB, trong đó M2HB có thể được tích hợp với hệ thống vũ khí điều khiển từ xa ở một số biến thể nâng cấp.Trong một số tình huống một chiếc M1 có thể cán qua một quả mìn chống tăng nhưng vẫn không hề hư hại và ngay cả khi cửa xe không được đóng kíp chiến đấu bên trong chịu tác động cũng rất ít.Không chỉ Quân đội Mỹ mà khá nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng sử dụng M1 Abrams với nhiều biến thể khác nhau như Iraq, Saudi Arabia, Ai Cập và Australia.Trong lần đầu tham chiến trong Chiến dịch Bão táp sa mạc M1 Abrams đã gây bất ngờ lớn đối với các tướng lĩnh Mỹ khi nó vượt trội hơn hoàn toàn những chiếc xe tăng T-72 của Iraq. Thậm chí không có chiếc M1 nào bị bắn hạ bởi quân Iraq trong suốt Chiến tranh Vùng Vịnh lần I.Nhưng vẫn có một chiếc M1 bị phá hủy bởi chính những chiếc xe tăng đồng đội của mình. Nhiều báo cáo cho rằng sự cố trên là nhầm tránh việc Quân đội Iraq chiếm được một chiếc M1 bị lính Mỹ bỏ lại trên chiến trường.Một trong những lợi thế lớn của M1 Abrams là việc nó được trang bị các hệ thống hỗ trợ cho phép tác chiến hiệu quả hơn vào ban đêm - điều mà những chiếc xe tăng do Liên Xô sản xuất trước đó không có.Tuy nhiên trong Chiến tranh Iraq 2003, M1 Abrams cũng thể hiện rõ những yếu điểm của mình trong tác chiến đô thị và nó quá dễ bị tổn thương bởi các loại vũ khí chống tăng cầm tay hay thiết bị nổ tự tạo.Và để khắc phục điều đó Quân đội Mỹ đã trang bị cho M1 Abrams bộ kit nâng cấp Tank Urban Survival Kit cho phép nó tác chiến hiệu quả hơn và cải thiện đáng kể khả năng sống sót trong môi trường đô thị.Cũng trong Chiến tranh Iraq 2003, một đơn vị tăng M1 Abrams từng tiêu diệt bảy chiếc T-72 của Iraq trên đường tiến về Baghdad mà không chịu bất cứ tổn thất nào.Hiện nay M1 Abrams vẫn là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực duy nhất của Mỹ và nó vẫn đang làm tốt vai trò của mình ở một số mặt nhất định, nhưng về lâu dài vị trí của Abrams chắc chắn sẽ không còn nữa mà thay vào đó là một mẫu xe tăng hiện đại hơn điều mà Nga và một số nước Châu Âu đang làm.
Kể từ lần đầu tiên đi vào phục vụ trong năm 1980 cho đến nay xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams đã trở thành một biểu tượng của Quân đội Mỹ. Với trọng lượng lên tới 67 tấn nhưng Abrams vẫn thể hiện được sức mạnh vượt trội của mình trên chiến trường không chỉ trong Chiến tranh Lạnh mà còn cả chiến tranh hiện đại. Sau đây 17 điều chưa biết về xe tăng M1 Abrams mạnh nhất Lục quân Mỹ.
Ít ai biết rằng, những chiếc M1 Abrams trang bị chính thức từ năm 1980, nhưng cuộc chiến tranh đầu tiên nó được tham gia là vào năm 1991 - chiến dịch Bão táp sa mạc ở Iraq.
Có một điều thú vị là các nguyên mẫu M1 đầu tiên được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa Mỹ và Anh, đặc biệt là hệ thống giáp Chobham composite trên M1 hay còn được biết tới với cái tên giáp gốm.
Dù vậy quá trình sản xuất M1 lại được thực hiện hoàn toàn tại các nhà máy tăng thiết giáp ở Ohio và Michigan của Mỹ với sự chuyển giao công nghệ của người Anh.
Xe tăng M1 Abrams có thể di chuyển với vận tốc tối đa 72km/h với địa hình thông thường và 48km/h với địa hình gồ ghề. Bên cạnh đó thân xe tăng có thể xoay 360 độ với tháp pháo vẫn được giữ nguyên hướng về mục tiêu.
Và để phục vụ cho mọi cuộc chiến viễn chinh của Mỹ, M1 được thiết kế để có thể tác chiến trên nhiều loại địa hình lẫn môi trường khác nhau từ sa mạc cho tới vùng cực bắc xa xôi.
Phiên bản M1 ban đầu được trang bị pháo 105mm M68, phải đến phiên bản M1A1 thì Abrams mới được trang bị háo chính 120mm L/44 M256A1 mạnh mẽ với cơ số đạn mang theo có thể lên tới 42 viên.
Thiết kế bên trong của M1 khá rộng phù hợp với kíp chiến đấu 4 người của mẫu xe tăng này, tuy nhiên nó lại không được trang bị máy nạp đạn tự động.
Ngoài pháo nòng trơn 120mm, M1 còn được trang bị một súng máy đồng trục 7.62mm M240 và một súng máy hạng nặng 12.7mm M2HB, trong đó M2HB có thể được tích hợp với hệ thống vũ khí điều khiển từ xa ở một số biến thể nâng cấp.
Trong một số tình huống một chiếc M1 có thể cán qua một quả mìn chống tăng nhưng vẫn không hề hư hại và ngay cả khi cửa xe không được đóng kíp chiến đấu bên trong chịu tác động cũng rất ít.
Không chỉ Quân đội Mỹ mà khá nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng sử dụng M1 Abrams với nhiều biến thể khác nhau như Iraq, Saudi Arabia, Ai Cập và Australia.
Trong lần đầu tham chiến trong Chiến dịch Bão táp sa mạc M1 Abrams đã gây bất ngờ lớn đối với các tướng lĩnh Mỹ khi nó vượt trội hơn hoàn toàn những chiếc xe tăng T-72 của Iraq. Thậm chí không có chiếc M1 nào bị bắn hạ bởi quân Iraq trong suốt Chiến tranh Vùng Vịnh lần I.
Nhưng vẫn có một chiếc M1 bị phá hủy bởi chính những chiếc xe tăng đồng đội của mình. Nhiều báo cáo cho rằng sự cố trên là nhầm tránh việc Quân đội Iraq chiếm được một chiếc M1 bị lính Mỹ bỏ lại trên chiến trường.
Một trong những lợi thế lớn của M1 Abrams là việc nó được trang bị các hệ thống hỗ trợ cho phép tác chiến hiệu quả hơn vào ban đêm - điều mà những chiếc xe tăng do Liên Xô sản xuất trước đó không có.
Tuy nhiên trong Chiến tranh Iraq 2003, M1 Abrams cũng thể hiện rõ những yếu điểm của mình trong tác chiến đô thị và nó quá dễ bị tổn thương bởi các loại vũ khí chống tăng cầm tay hay thiết bị nổ tự tạo.
Và để khắc phục điều đó Quân đội Mỹ đã trang bị cho M1 Abrams bộ kit nâng cấp Tank Urban Survival Kit cho phép nó tác chiến hiệu quả hơn và cải thiện đáng kể khả năng sống sót trong môi trường đô thị.
Cũng trong Chiến tranh Iraq 2003, một đơn vị tăng M1 Abrams từng tiêu diệt bảy chiếc T-72 của Iraq trên đường tiến về Baghdad mà không chịu bất cứ tổn thất nào.
Hiện nay M1 Abrams vẫn là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực duy nhất của Mỹ và nó vẫn đang làm tốt vai trò của mình ở một số mặt nhất định, nhưng về lâu dài vị trí của Abrams chắc chắn sẽ không còn nữa mà thay vào đó là một mẫu xe tăng hiện đại hơn điều mà Nga và một số nước Châu Âu đang làm.