Phiên bản tiêm kích Su-30M2 là một trong những biến thể Su-30 hiện đại ít được sử dụng nhất, chỉ có 19 máy bay chiến đấu Su-30M2 đang được biên chế, tất cả đều thuộc Không quân Nga.Máy bay đã hoàn thành các bài bay thử nghiệm tại nhà máy vào năm 2010 sau khi bốn khung máy bay được đặt hàng vào 1 năm trước đó. Hiện tại chiến đấu cơ Su-30M2 được tối ưu hóa cho các vai trò không đối đất và chống vận chuyển bằng cách sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác, 16 chiếc nữa sẽ được đặt hàng vào năm 2012.Máy bay này hiện được sử dụng cho mục đích huấn luyện, với cấu hình ghế đôi tiêu chuẩn của máy bay tiêm kích Su-30 khiến nó rất phù hợp với vai trò như vậy. Su-30M2 thiết kế dựa trên phiên bản Su-30MKI được phát triển cho Ấn Độ, nhưng có khả năng chiến đấu hạn chế hơn.Ngoài Su-30SM, thì Su-30M2 là biến thể Su-30 còn lại hiện đang được biên chế trong Không quân Nga. Một số nguồn tin phương Tây cho rằng quyết định mua Su-30M2 của Nga nhằm duy trì hoạt động của nhà máy máy bay Komsomolsk-on-Amur.Phiên bản tiếp theo là Su-30MK2, có nguồn gốc rất gần với chiến đấu cơ Su-30MKK nhưng được trang bị các hệ thống điện tử hàng không cải tiến, đáng chú ý nhất là các tính năng ảnh hưởng đến khả năng chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát.Radar của tiêm kích Su-30MK2 có thể cho phép tấn công đồng thời nhiều mục tiêu và có dải ăng-ten lớn hơn, đặc biệt là có khả năng tăng gấp đôi phạm vi quan sát đối với các mục tiêu trên mặt nước, điều này giúp tối ưu hóa máy bay chiến đấu cho vai trò tấn công trên biển.Trung Quốc là khách hàng đầu tiên của loại máy bay này và đã ký hợp đồng mua 20 chiếc, đưa phi đội Su-30 của nước này lên 97 chiếc với những chiếc đầu tiên được giao vào năm 2004. Tất cả những chiếc Su-30MK2 được Trung Quốc biên chế cho lực lượng hải quân.Các biến thể sửa đổi của máy bay sau đó đã được bàn giao cho Việt Nam, Uganda, Venezuela, Indonesia và Venezuela. Với phi đội Su-30MK2, Venezuela từ lâu đã được đánh giá là lực lượng không quân có năng lực nhất ở Mỹ Latinh.Tiếp theo là chiến đấu cơ Su-30MKK, phiên bản được Trung Quốc đặt hàng vào năm 1997 để đối phó với những tình huống tương tự cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan, khi Hải quân Mỹ điều một nhóm tấn công tàu sân bay đến khu vực và chỉ cách bờ biển Trung Quốc chưa đầy 100km, nhưng Trung Quốc khi đó không đủ khả năng đáp trả.Su-30MKK được đánh giá là máy bay chiến đấu có khả năng nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Trung Quốc lúc này đang vận hành hàng chục máy bay chiến đấu Su-27 và bắt đầu sản xuất theo giấy phép trong nước, nhưng khoảng cách hiệu suất giữa Su-27SK và Su-30MKK, đặc biệt là về cảm biến và điện tử hàng không là rất đáng kể.Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD để mua 38 máy bay chiến đấu Su-30MKK. Máy bay nổi bật với hệ thống liên lạc tầm xa hiện đại, điều khiển bay bằng dây, buồng lái bằng kính, màn hình hiển thị ngẩng đầu và hệ thống định vị có khả năng sử dụng cả GPS và GLONASS.Su-30MKK là nhân tố thay đổi cuộc chơi cho khả năng tấn công trên biển của Trung Quốc, những thay đổi trong thiết kế bằng việc sử dụng tỷ lệ vật liệu composite cao hơn đáng kể so với các biến thể Su-30 khác và hợp kim nhôm mới giúp giảm trọng lượng của máy bay.Cuối cùng là biến thể Su-30K, Angola là khách hàng hàng đầu cho các máy bay chiến đấu của Nga ở châu Phi, nước này đã mua 12 máy bay chiến đấu Su-30K với chiếc đầu tiên được giao vào tháng 9/2017.Đây là những chiếc máy bay cũ được mua lại sau khi chúng phục vụ ngắn hạn trong Không quân Ấn Độ, quốc gia Nam Á này đã trả lại cho Nga và đổi lấy loại máy bay có khả năng chiến đấu cao hơn là Su-30MKI.Tuy nhiên, Su-30K cũng đã được nâng cấp mạnh mẽ ở Belarus để đưa chúng lên tiêu chuẩn Su-30SM. Vẫn chưa rõ mức độ toàn diện của những nâng cấp này, Su-30K cũng là biến thể sớm nhất và cơ bản nhất của máy bay chiến đấu Su-30 chuyên cung cấp để xuất khẩu.
Phiên bản tiêm kích Su-30M2 là một trong những biến thể Su-30 hiện đại ít được sử dụng nhất, chỉ có 19 máy bay chiến đấu Su-30M2 đang được biên chế, tất cả đều thuộc Không quân Nga.
Máy bay đã hoàn thành các bài bay thử nghiệm tại nhà máy vào năm 2010 sau khi bốn khung máy bay được đặt hàng vào 1 năm trước đó. Hiện tại chiến đấu cơ Su-30M2 được tối ưu hóa cho các vai trò không đối đất và chống vận chuyển bằng cách sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác, 16 chiếc nữa sẽ được đặt hàng vào năm 2012.
Máy bay này hiện được sử dụng cho mục đích huấn luyện, với cấu hình ghế đôi tiêu chuẩn của máy bay tiêm kích Su-30 khiến nó rất phù hợp với vai trò như vậy. Su-30M2 thiết kế dựa trên phiên bản Su-30MKI được phát triển cho Ấn Độ, nhưng có khả năng chiến đấu hạn chế hơn.
Ngoài Su-30SM, thì Su-30M2 là biến thể Su-30 còn lại hiện đang được biên chế trong Không quân Nga. Một số nguồn tin phương Tây cho rằng quyết định mua Su-30M2 của Nga nhằm duy trì hoạt động của nhà máy máy bay Komsomolsk-on-Amur.
Phiên bản tiếp theo là Su-30MK2, có nguồn gốc rất gần với chiến đấu cơ Su-30MKK nhưng được trang bị các hệ thống điện tử hàng không cải tiến, đáng chú ý nhất là các tính năng ảnh hưởng đến khả năng chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát.
Radar của tiêm kích Su-30MK2 có thể cho phép tấn công đồng thời nhiều mục tiêu và có dải ăng-ten lớn hơn, đặc biệt là có khả năng tăng gấp đôi phạm vi quan sát đối với các mục tiêu trên mặt nước, điều này giúp tối ưu hóa máy bay chiến đấu cho vai trò tấn công trên biển.
Trung Quốc là khách hàng đầu tiên của loại máy bay này và đã ký hợp đồng mua 20 chiếc, đưa phi đội Su-30 của nước này lên 97 chiếc với những chiếc đầu tiên được giao vào năm 2004. Tất cả những chiếc Su-30MK2 được Trung Quốc biên chế cho lực lượng hải quân.
Các biến thể sửa đổi của máy bay sau đó đã được bàn giao cho Việt Nam, Uganda, Venezuela, Indonesia và Venezuela. Với phi đội Su-30MK2, Venezuela từ lâu đã được đánh giá là lực lượng không quân có năng lực nhất ở Mỹ Latinh.
Tiếp theo là chiến đấu cơ Su-30MKK, phiên bản được Trung Quốc đặt hàng vào năm 1997 để đối phó với những tình huống tương tự cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan, khi Hải quân Mỹ điều một nhóm tấn công tàu sân bay đến khu vực và chỉ cách bờ biển Trung Quốc chưa đầy 100km, nhưng Trung Quốc khi đó không đủ khả năng đáp trả.
Su-30MKK được đánh giá là máy bay chiến đấu có khả năng nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Trung Quốc lúc này đang vận hành hàng chục máy bay chiến đấu Su-27 và bắt đầu sản xuất theo giấy phép trong nước, nhưng khoảng cách hiệu suất giữa Su-27SK và Su-30MKK, đặc biệt là về cảm biến và điện tử hàng không là rất đáng kể.
Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD để mua 38 máy bay chiến đấu Su-30MKK. Máy bay nổi bật với hệ thống liên lạc tầm xa hiện đại, điều khiển bay bằng dây, buồng lái bằng kính, màn hình hiển thị ngẩng đầu và hệ thống định vị có khả năng sử dụng cả GPS và GLONASS.
Su-30MKK là nhân tố thay đổi cuộc chơi cho khả năng tấn công trên biển của Trung Quốc, những thay đổi trong thiết kế bằng việc sử dụng tỷ lệ vật liệu composite cao hơn đáng kể so với các biến thể Su-30 khác và hợp kim nhôm mới giúp giảm trọng lượng của máy bay.
Cuối cùng là biến thể Su-30K, Angola là khách hàng hàng đầu cho các máy bay chiến đấu của Nga ở châu Phi, nước này đã mua 12 máy bay chiến đấu Su-30K với chiếc đầu tiên được giao vào tháng 9/2017.
Đây là những chiếc máy bay cũ được mua lại sau khi chúng phục vụ ngắn hạn trong Không quân Ấn Độ, quốc gia Nam Á này đã trả lại cho Nga và đổi lấy loại máy bay có khả năng chiến đấu cao hơn là Su-30MKI.
Tuy nhiên, Su-30K cũng đã được nâng cấp mạnh mẽ ở Belarus để đưa chúng lên tiêu chuẩn Su-30SM. Vẫn chưa rõ mức độ toàn diện của những nâng cấp này, Su-30K cũng là biến thể sớm nhất và cơ bản nhất của máy bay chiến đấu Su-30 chuyên cung cấp để xuất khẩu.