Đầu tiên là “bom dơi” tấn công các tòa nhà Nhật Bản, trong Thế chiến II, Mỹ lên kế hoạch dùng 1 triệu con dơi ôm theo thuốc nổ, sử dụng như một loại vũ khí quân sự, để thả xuống các thành phố của Nhật Bản.Khi màn đêm đến, những con dơi này sẽ trú trong các ngõ ngách của tòa nhà và được kích nổ để phá tan các công trình của thành phố. Tuy nhiên, kế hoạch dùng bom dơi của Mỹ đã bị đình chỉ và thay bằng việc dùng bom nguyên tử bắn phá hai thành phố Nagasaki và Hiroshima của Nhật Bản. Thứ hai là dùng bồ câu dẫn đường cho tên lửa, để khắc phục hành trình tên lửa khỏi trệch hướng mục tiêu do bị radar đối phương làm nhiễu sóng, quân đội Mỹ từng đưa ra ý tưởng dùng bồ câu để dẫn đường cho tên lửa. Những chú bồ cầu này sẽ được cho vào khoang mũi tên lửa trong đó có gắn video mục tiêu và được huấn luyện mổ thức ăn theo hướng đó. Cứ như vậy sẽ dẫn tên lửa tới mục tiêu mà không bị lệch hướng. Song dự án này cũng bị bỏ xó, vì đào tạo bồ câu quá mất thời gian và khó khăn. Thứ ba là mèo làm gián điệp, Cục tình báo Mỹ sử dụng mèo để do thám điện Kremlin và các đại sứ quán Liên Xô. Những chú mèo gián điệp được trang bị ăng-ten và một microphone để ghi lại các cuộc hội thoại quan trọng. Nhưng khi mèo đói thì sẽ nhảy đi chỗ khác tìm kiếm ăn, nên dự án trị giá 20 triệu USD này đã bị hủy bỏ vào năm 1967. Thứ tư là khí cầu Skyhook giải cứu các phi công bị bắn rơi, Skyhook là sản phẩm của chương trình Fulton của quân đội Mỹ những năm 1950. Là một hệ thống thiết kế theo khinh khí cầu, nhưng có thể tải tới 1.800 kg và bay cao khỏi mặt đất tới 150 m, để giải cứu các binh sĩ ở trên mặt đất và để máy bay chiến đấu có thể tới ứng cứu. Thứ năm là bom kích dục đồng giới của đối phương, loại bom yêu “đồng giới” này chứa thành phần thuốc kích thích mạnh, khiến đối phương sa vào các hoạt động đồng tính luyến ái. Nhưng dự án này chết ngay khi còn là ý tưởng, vì các nhà khoa học chứng minh rằng không có một loại hóa chất nào có thể đem lại những tác dụng như vậy. Thứ sáu là dùng cá heo cứu thủy thủ, chống tàu chiến và phá mìn, theo các nguồn tin, dự án này được cả Mỹ và Nga triển khai với mục đích dùng cá heo quân sự cứu lính hải quân và dò tìm mìn dưới nước. Loại cá heo này còn mang theo những thiết bị tinh vi như phi tiêu độc, các thiết bị gây nhiễu sóng siêu âm, mang theo vũ khí sát thương đối phương và diệt tàu chiến. Hiện dự án này được giữ bí mật nghiêm ngặt.Thứ bảy là áo khoác máy bay phản lực cho binh sĩ, chiếc áo được thiết kế sử dụng một loại tên lửa đẩy năng lượng thấp và thiết bị động cơ được gắn vào phía sau lưng giúp binh sĩ, có thể nhanh chóng bay lên khỏi mặt đất hoặc bề mặt nước và có thể hạ cánh bằng hai chân của mình. Dự án được Mỹ nêu lên ý tưởng vào những năm 1960, nhưng đã bị trì hoãn vì để nâng một binh sĩ lên khỏi mặt đất chỉ trong vòng hơn 20 giây, cũng đòi hỏi phải có một lượng năng lượng khổng lồ. Thứ tám là dùng chó đói mang theo mìn phá nổ xe tăng, đây là một sáng tạo của quân đội Liên Xô, với mục đích huấn luyện các chú chó săn mang theo chất nổ tìm kiếm thức ăn dưới gầm xe bọc thép. Khi thả trên chiến trường, đội quân đặc biệt này đã diệt hàng trăm xe tăng của quân Đức. Nhưng sau đó quân đội Đức đã lên kế hoạch bắn tất cả các con chó xuất hiện trên chiến trường và dùng lửa để đuổi chó làm vô hiệu hóa đáng kể đội quân này. Thứ chín là xe tăng càng cua quét bẫy mìn trên chiến trường, một chiếc xe tăng với một loạt các sợi giây xích, gắn các quả sắt giống như những con cua, với mục đích làm nổ mìn và dọn đường cho xe tăng. Ý tưởng thiết kế được quân đội Anh đưa ra đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai II. Đến nay nó vẫn tiếp tục được sử dụng trong quân đội. Cuối cùng là bom phun mùi hôi thối làm nản lòng đối phương, ý tưởng thiết kế đầu tiên do người Mỹ sáng tạo ra và sau đó được đưa vào Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Loại bom này có thể phun hóa chất có mùi hôi thối với mục đích làm nản lòng quân đội phát xít. Nhưng chỉ sau 2 tuần triển khai loại bom này, đã phải hủy bỏ vì nó không chỉ gây hại cho đối phương, mà còn ngay cả người ném bom. Tuy nhiên, đến nay bom thối vẫn được sử dụng để chống các cuộc bạo động. Nguồn ảnh: TH.
Đầu tiên là “bom dơi” tấn công các tòa nhà Nhật Bản, trong Thế chiến II, Mỹ lên kế hoạch dùng 1 triệu con dơi ôm theo thuốc nổ, sử dụng như một loại vũ khí quân sự, để thả xuống các thành phố của Nhật Bản.
Khi màn đêm đến, những con dơi này sẽ trú trong các ngõ ngách của tòa nhà và được kích nổ để phá tan các công trình của thành phố. Tuy nhiên, kế hoạch dùng bom dơi của Mỹ đã bị đình chỉ và thay bằng việc dùng bom nguyên tử bắn phá hai thành phố Nagasaki và Hiroshima của Nhật Bản.
Thứ hai là dùng bồ câu dẫn đường cho tên lửa, để khắc phục hành trình tên lửa khỏi trệch hướng mục tiêu do bị radar đối phương làm nhiễu sóng, quân đội Mỹ từng đưa ra ý tưởng dùng bồ câu để dẫn đường cho tên lửa.
Những chú bồ cầu này sẽ được cho vào khoang mũi tên lửa trong đó có gắn video mục tiêu và được huấn luyện mổ thức ăn theo hướng đó. Cứ như vậy sẽ dẫn tên lửa tới mục tiêu mà không bị lệch hướng. Song dự án này cũng bị bỏ xó, vì đào tạo bồ câu quá mất thời gian và khó khăn.
Thứ ba là mèo làm gián điệp, Cục tình báo Mỹ sử dụng mèo để do thám điện Kremlin và các đại sứ quán Liên Xô. Những chú mèo gián điệp được trang bị ăng-ten và một microphone để ghi lại các cuộc hội thoại quan trọng. Nhưng khi mèo đói thì sẽ nhảy đi chỗ khác tìm kiếm ăn, nên dự án trị giá 20 triệu USD này đã bị hủy bỏ vào năm 1967.
Thứ tư là khí cầu Skyhook giải cứu các phi công bị bắn rơi, Skyhook là sản phẩm của chương trình Fulton của quân đội Mỹ những năm 1950. Là một hệ thống thiết kế theo khinh khí cầu, nhưng có thể tải tới 1.800 kg và bay cao khỏi mặt đất tới 150 m, để giải cứu các binh sĩ ở trên mặt đất và để máy bay chiến đấu có thể tới ứng cứu.
Thứ năm là bom kích dục đồng giới của đối phương, loại bom yêu “đồng giới” này chứa thành phần thuốc kích thích mạnh, khiến đối phương sa vào các hoạt động đồng tính luyến ái. Nhưng dự án này chết ngay khi còn là ý tưởng, vì các nhà khoa học chứng minh rằng không có một loại hóa chất nào có thể đem lại những tác dụng như vậy.
Thứ sáu là dùng cá heo cứu thủy thủ, chống tàu chiến và phá mìn, theo các nguồn tin, dự án này được cả Mỹ và Nga triển khai với mục đích dùng cá heo quân sự cứu lính hải quân và dò tìm mìn dưới nước.
Loại cá heo này còn mang theo những thiết bị tinh vi như phi tiêu độc, các thiết bị gây nhiễu sóng siêu âm, mang theo vũ khí sát thương đối phương và diệt tàu chiến. Hiện dự án này được giữ bí mật nghiêm ngặt.
Thứ bảy là áo khoác máy bay phản lực cho binh sĩ, chiếc áo được thiết kế sử dụng một loại tên lửa đẩy năng lượng thấp và thiết bị động cơ được gắn vào phía sau lưng giúp binh sĩ, có thể nhanh chóng bay lên khỏi mặt đất hoặc bề mặt nước và có thể hạ cánh bằng hai chân của mình.
Dự án được Mỹ nêu lên ý tưởng vào những năm 1960, nhưng đã bị trì hoãn vì để nâng một binh sĩ lên khỏi mặt đất chỉ trong vòng hơn 20 giây, cũng đòi hỏi phải có một lượng năng lượng khổng lồ.
Thứ tám là dùng chó đói mang theo mìn phá nổ xe tăng, đây là một sáng tạo của quân đội Liên Xô, với mục đích huấn luyện các chú chó săn mang theo chất nổ tìm kiếm thức ăn dưới gầm xe bọc thép.
Khi thả trên chiến trường, đội quân đặc biệt này đã diệt hàng trăm xe tăng của quân Đức. Nhưng sau đó quân đội Đức đã lên kế hoạch bắn tất cả các con chó xuất hiện trên chiến trường và dùng lửa để đuổi chó làm vô hiệu hóa đáng kể đội quân này.
Thứ chín là xe tăng càng cua quét bẫy mìn trên chiến trường, một chiếc xe tăng với một loạt các sợi giây xích, gắn các quả sắt giống như những con cua, với mục đích làm nổ mìn và dọn đường cho xe tăng. Ý tưởng thiết kế được quân đội Anh đưa ra đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai II. Đến nay nó vẫn tiếp tục được sử dụng trong quân đội.
Cuối cùng là bom phun mùi hôi thối làm nản lòng đối phương, ý tưởng thiết kế đầu tiên do người Mỹ sáng tạo ra và sau đó được đưa vào Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Loại bom này có thể phun hóa chất có mùi hôi thối với mục đích làm nản lòng quân đội phát xít. Nhưng chỉ sau 2 tuần triển khai loại bom này, đã phải hủy bỏ vì nó không chỉ gây hại cho đối phương, mà còn ngay cả người ném bom. Tuy nhiên, đến nay bom thối vẫn được sử dụng để chống các cuộc bạo động. Nguồn ảnh: TH.