Sự sáng tạo, đỉnh cao của nghệ thuật đánh du kích có lẽ là cái giàn thun bắn lựu đạn, đơn giản và hiệu quả do ông Tư Bốn (tên gọi thân mật của Trung tướng Nguyễn Việt Thành, nguyên Giám đốc Công an Tiền Giang).Cái giàn thun bắn lựu đạn là sáng kiến của ông trong chiến đấu và ông cũng là người sử dụng giàn thun khá hiệu quả, không chỉ bắn xa ngoài 300m mà còn bắn rất chính xác.Theo thời gian lịch sử, giàn thun bắn lựu đạn đã đi vào huyền thoại và được đồng chí đồng đội cũng như nhân dân gọi với những cái tên khá mỹ miều như "pháo hãm thanh", "cối tự hành", "nỏ thần thời chống Mỹ", kể cũng không có gì cường điệu.Ông Tư nhớ lại, chú Chín Hải (tức đồng chí Lê Văn Phẩm, nguyên Phó Bí thư Khu ủy Khu 8, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Mỹ Tho) đi họp về, có nhắc tới việc bắn lựu đạn bằng cái ná thun và đề nghị ông Tư làm thử.Từ đó, hình ảnh cái giàn thun bắn lựu đạn cứ thoắt ẩn, thoắt hiện trong đầu ông. Đối với ông Tư cái ná thun thì đã quá quen thuộc khi gắn liền với tuổi thơ, nhưng để làm ná thun bắn được lựu đạn thì phải tìm đâu ra những vật liệu chắc chắn để khi sử dụng có thể chịu lực được.Để có thể tạo ra được cái giàn thun sử dụng hiệu quả là cả một quá trình dài vất vả, dày công ông Tư nghiên cứu và gặp không ít lần thất bại. Trong cái khó ló cái khôn, sau những lần thử nghiệm không thành công ông đã tìm ra được nhưng vật liệu thích hợp.Có ai ngờ rằng, cái cọng dây thun nhỏ xíu thường dùng buộc các bịch mũ đựng hàng, buộc bịch đựng nước ngọt đã được ông cùng đồng đội gom về đã làm cho bọn Mỹ-ngụy thất điên, bát đảo.Từng sợi thun nhỏ được kết với nhau thành từng sợi cỡ ngón tay; từng sợi thun cỡ ngón tay lại được bện xoắn với nhau thành từng sợi cỡ bắp tay. Giữa hai sợi thun đã được bện xoắn nhiều lần, có một cái bao da dùng để đựng quả lựu đạn.Thân ná là hai thân cây cỡ bắp đùi rời nhau, cơ động dễ dàng, tiện lợi hơn khi sử dụng cây tại chỗ. Năm lần bảy lượt, làm đi làm lại, cuối cùng cái giàn thun bắn lựu đạn cũng hoàn thành.Làm được cái giàn thun đã khó thì đến lúc vào quá trình tập bắn khó khăn cũng không kém gì. Tập bắn thẳng đến tập bắn cầu vồng; tập bắn xa, bắn gần; tập bắn sao cho lựu đạn vừa chạm đất là nổ, thậm chí còn cho nó nổ chụp từ trên không xuống. Thuần thục rồi mà khi vào bắn thật, đã xảy ra một số trường hợp đứt dây thun, gãy giàn, lựu đạn rơi tại chỗ rất nguy hiểm.Sau nhiều lần thử nghiệm, giàn thun bắn lựu đạn đã phát huy hiệu quả chiến đấu rất cao. Bọn địch kinh hoàng vì bất ngờ lựu đạn từ trên trời rơi xuống, không biết đằng nào mà đối phó.Bằng cách sử dụng lựu đạn gài, chốt chặn đường tiến quân của địch; gài trên bờ, gài dưới mương và dùng giàn thun bắn lựu đạn vào đội hình địch khi chúng co cụm, bộ đội ta đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, đặc biệt là sự hoang mang đến tột độ về mặt tâm lý.Sau Hiệp định Pari, địch không những không chấp hành nghiêm chỉnh mà còn xua quân thực hiện kế hoạch "cắm cờ giành dân, lấn đất", "phá thế da beo", "tràn ngập lãnh thổ". Lấn chiếm tới đâu, chúng cho đóng đồn, bót tới đó để giành đất với quân ta.Tránh đối phó trực diện với địch để bảo toàn chính quyền cách mạng, quân và dân ta đã dùng giàn thun bắn lựu đạn đánh bức rút hàng loạt đồn, bót địch. Cứ quan sát thấy địch nổi lửa nấu cơm là sử dụng "pháo hãm thanh" bắn vào đồn vài quả lựu đạn.Bắn ngày này qua ngày khác, không theo một quy luật nào. Khi thì chỉ cách nhau vài ba phút bắn vài ba quả, khi cách nhau một vài tiếng đồng hồ bắn thêm mấy quả nữa.Bị đói, bị thương, bọn địch kêu la, còn tinh thần thì hoang mang, lo sợ cực độ. Bởi, bắn lựu đạn bằng giàn thun không nghe tiếng nổ, không nghe tiếng rít; bỗng dưng lựu đạn từ trên trời rơi xuống và phát nổ! Không biết lúc nào mà trốn tránh, không có cách gì để đối phó. Cuối cùng, nhiều đồn bốt của địch phải tháo chạy để tránh thương vong và hoang mang. Nguồn ảnh: TL. Chiến thuật trực thăng vận của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn: A388.
Sự sáng tạo, đỉnh cao của nghệ thuật đánh du kích có lẽ là cái giàn thun bắn lựu đạn, đơn giản và hiệu quả do ông Tư Bốn (tên gọi thân mật của Trung tướng Nguyễn Việt Thành, nguyên Giám đốc Công an Tiền Giang).
Cái giàn thun bắn lựu đạn là sáng kiến của ông trong chiến đấu và ông cũng là người sử dụng giàn thun khá hiệu quả, không chỉ bắn xa ngoài 300m mà còn bắn rất chính xác.
Theo thời gian lịch sử, giàn thun bắn lựu đạn đã đi vào huyền thoại và được đồng chí đồng đội cũng như nhân dân gọi với những cái tên khá mỹ miều như "pháo hãm thanh", "cối tự hành", "nỏ thần thời chống Mỹ", kể cũng không có gì cường điệu.
Ông Tư nhớ lại, chú Chín Hải (tức đồng chí Lê Văn Phẩm, nguyên Phó Bí thư Khu ủy Khu 8, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Mỹ Tho) đi họp về, có nhắc tới việc bắn lựu đạn bằng cái ná thun và đề nghị ông Tư làm thử.
Từ đó, hình ảnh cái giàn thun bắn lựu đạn cứ thoắt ẩn, thoắt hiện trong đầu ông. Đối với ông Tư cái ná thun thì đã quá quen thuộc khi gắn liền với tuổi thơ, nhưng để làm ná thun bắn được lựu đạn thì phải tìm đâu ra những vật liệu chắc chắn để khi sử dụng có thể chịu lực được.
Để có thể tạo ra được cái giàn thun sử dụng hiệu quả là cả một quá trình dài vất vả, dày công ông Tư nghiên cứu và gặp không ít lần thất bại. Trong cái khó ló cái khôn, sau những lần thử nghiệm không thành công ông đã tìm ra được nhưng vật liệu thích hợp.
Có ai ngờ rằng, cái cọng dây thun nhỏ xíu thường dùng buộc các bịch mũ đựng hàng, buộc bịch đựng nước ngọt đã được ông cùng đồng đội gom về đã làm cho bọn Mỹ-ngụy thất điên, bát đảo.
Từng sợi thun nhỏ được kết với nhau thành từng sợi cỡ ngón tay; từng sợi thun cỡ ngón tay lại được bện xoắn với nhau thành từng sợi cỡ bắp tay. Giữa hai sợi thun đã được bện xoắn nhiều lần, có một cái bao da dùng để đựng quả lựu đạn.
Thân ná là hai thân cây cỡ bắp đùi rời nhau, cơ động dễ dàng, tiện lợi hơn khi sử dụng cây tại chỗ. Năm lần bảy lượt, làm đi làm lại, cuối cùng cái giàn thun bắn lựu đạn cũng hoàn thành.
Làm được cái giàn thun đã khó thì đến lúc vào quá trình tập bắn khó khăn cũng không kém gì. Tập bắn thẳng đến tập bắn cầu vồng; tập bắn xa, bắn gần; tập bắn sao cho lựu đạn vừa chạm đất là nổ, thậm chí còn cho nó nổ chụp từ trên không xuống. Thuần thục rồi mà khi vào bắn thật, đã xảy ra một số trường hợp đứt dây thun, gãy giàn, lựu đạn rơi tại chỗ rất nguy hiểm.
Sau nhiều lần thử nghiệm, giàn thun bắn lựu đạn đã phát huy hiệu quả chiến đấu rất cao. Bọn địch kinh hoàng vì bất ngờ lựu đạn từ trên trời rơi xuống, không biết đằng nào mà đối phó.
Bằng cách sử dụng lựu đạn gài, chốt chặn đường tiến quân của địch; gài trên bờ, gài dưới mương và dùng giàn thun bắn lựu đạn vào đội hình địch khi chúng co cụm, bộ đội ta đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, đặc biệt là sự hoang mang đến tột độ về mặt tâm lý.
Sau Hiệp định Pari, địch không những không chấp hành nghiêm chỉnh mà còn xua quân thực hiện kế hoạch "cắm cờ giành dân, lấn đất", "phá thế da beo", "tràn ngập lãnh thổ". Lấn chiếm tới đâu, chúng cho đóng đồn, bót tới đó để giành đất với quân ta.
Tránh đối phó trực diện với địch để bảo toàn chính quyền cách mạng, quân và dân ta đã dùng giàn thun bắn lựu đạn đánh bức rút hàng loạt đồn, bót địch. Cứ quan sát thấy địch nổi lửa nấu cơm là sử dụng "pháo hãm thanh" bắn vào đồn vài quả lựu đạn.
Bắn ngày này qua ngày khác, không theo một quy luật nào. Khi thì chỉ cách nhau vài ba phút bắn vài ba quả, khi cách nhau một vài tiếng đồng hồ bắn thêm mấy quả nữa.
Bị đói, bị thương, bọn địch kêu la, còn tinh thần thì hoang mang, lo sợ cực độ. Bởi, bắn lựu đạn bằng giàn thun không nghe tiếng nổ, không nghe tiếng rít; bỗng dưng lựu đạn từ trên trời rơi xuống và phát nổ! Không biết lúc nào mà trốn tránh, không có cách gì để đối phó. Cuối cùng, nhiều đồn bốt của địch phải tháo chạy để tránh thương vong và hoang mang. Nguồn ảnh: TL.
Chiến thuật trực thăng vận của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn: A388.