Với việc càng ngày càng bị siết chặt cấm vận, lượng vũ khí sản xuất ra không bù đắp đủ tiêu hao trên chiến trường, kèm theo đó là màn thể hiện có phần không mấy ấn tượng của vũ khí Nga ở Ukraine, giờ là lúc những quốc gia đã quen với vũ khí Liên Xô/Nga, tìm một nguồn mua vũ khí mới từ nước ngoài.Trong tương lai, điều này chắc chắn sẽ khiến thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga bị thu hẹp. Đơn giản chỉ như việc bị siết chặt việc nhập khẩu chip bán dẫn, sẽ gây khó dễ rất nhiều cho Nga trong việc sản xuất vũ khí hiện đại.Một trong những cái tên có thể nhắc tới như một sự lựa chọn thay thế cho việc nhập khẩu vũ khí từ Nga/Liên Xô, đó là Hàn Quốc. Cường quốc quân sự ở châu Á này thời gian gần đây đã có những đơn hàng xuất khẩu vũ khí qua châu Âu, tạo dựng được niềm tin với thị trường đặc biệt khó tính này.Ví dụ như đơn hàng xuất khẩu pháo tự hành của Hàn Quốc cho Phần Lan, được đánh giá là có giá trị cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Ngoài ra, pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc còn tìm được đường tới Ai Cập.Hàn Quốc cũng nắm giữ rất nhiều công nghệ nền tảng, có khả năng chế tạo và sản xuất vũ khí hiện đại cực kỳ đáng nể. Điều này biến Seoul trở thành một mối lo ngại lớn với Nga trong việc tranh thị phần xuất khẩu vũ khí quốc tế.Một cái tên không thể không nhắc tới đó là Israel. Quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông này sở hữu công nghệ quốc phòng cực kỳ đáng nể, với nhiều loại vũ khí cực độc, có một không hai trên thế giới.Điểm mạnh của vũ khí Israel đó là sự kém phổ biến trên thế giới. Đây cũng chính là lý do vũ khí Israel ngày càng được nhiều quốc gia lựa chọn, vì sẽ rất khó để đối phương khai thác được các tài liệu mật liên quan tới những loại vũ khí Israel.Ngoài ra, Israel còn có kinh nghiệm nâng cấp vũ khí cũ của Liên Xô cực kỳ đáng nể. Công nghệ nâng cấp vũ khí cũ của Liên Xô trong tay Israel, cũng là một mặt hàng cực kỳ có giá trị mà Tel Aviv có thể xuất khẩu ra thế giới, khi mà lượng vũ khí cũ từ thời Liên Xô còn tồn tại tới ngày nay là rất nhiều.Theo thông tin được tờ Mei.edu đăng tải, trong năm 2018 Israel đã xuất khẩu được lượng vũ khí trị giá 7.8 tỷ USD ra thế giới. Đáng nói là gần một nửa trong số đó, có điểm đến là các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Cuối cùng và không thể không nhắc tới chính là Trung Quốc. Quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng đáng nể bậc nhất thế giới hiện nay, thậm chí đã vượt qua Mỹ về số lượng tàu chiến trong lực lượng hải quân.Điểm mạnh nhất của vũ khí Trung Quốc trong cuộc đua chiếm thị phần xuất khẩu, chính là giá thành và sự đa dạng trong các thế hệ vũ khí của quốc gia này.Yếu tố giá thành đã khiến vũ khí Trung Quốc trở thành lựa chọn rất tốt cho các quốc gia có kinh tế eo hẹp, điển hình như nhiều quốc gia ở khu vực châu Phi.Ngoài ra, Trung Quốc còn tỏ ra rất hào phóng trong việc chia sẻ công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại cho nước ngoài, điển hình như việc Trung Quốc kết hợp cùng Pakistan sản xuất máy bay chiến đấu.
Với việc càng ngày càng bị siết chặt cấm vận, lượng vũ khí sản xuất ra không bù đắp đủ tiêu hao trên chiến trường, kèm theo đó là màn thể hiện có phần không mấy ấn tượng của vũ khí Nga ở Ukraine, giờ là lúc những quốc gia đã quen với vũ khí Liên Xô/Nga, tìm một nguồn mua vũ khí mới từ nước ngoài.
Trong tương lai, điều này chắc chắn sẽ khiến thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga bị thu hẹp. Đơn giản chỉ như việc bị siết chặt việc nhập khẩu chip bán dẫn, sẽ gây khó dễ rất nhiều cho Nga trong việc sản xuất vũ khí hiện đại.
Một trong những cái tên có thể nhắc tới như một sự lựa chọn thay thế cho việc nhập khẩu vũ khí từ Nga/Liên Xô, đó là Hàn Quốc. Cường quốc quân sự ở châu Á này thời gian gần đây đã có những đơn hàng xuất khẩu vũ khí qua châu Âu, tạo dựng được niềm tin với thị trường đặc biệt khó tính này.
Ví dụ như đơn hàng xuất khẩu pháo tự hành của Hàn Quốc cho Phần Lan, được đánh giá là có giá trị cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Ngoài ra, pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc còn tìm được đường tới Ai Cập.
Hàn Quốc cũng nắm giữ rất nhiều công nghệ nền tảng, có khả năng chế tạo và sản xuất vũ khí hiện đại cực kỳ đáng nể. Điều này biến Seoul trở thành một mối lo ngại lớn với Nga trong việc tranh thị phần xuất khẩu vũ khí quốc tế.
Một cái tên không thể không nhắc tới đó là Israel. Quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông này sở hữu công nghệ quốc phòng cực kỳ đáng nể, với nhiều loại vũ khí cực độc, có một không hai trên thế giới.
Điểm mạnh của vũ khí Israel đó là sự kém phổ biến trên thế giới. Đây cũng chính là lý do vũ khí Israel ngày càng được nhiều quốc gia lựa chọn, vì sẽ rất khó để đối phương khai thác được các tài liệu mật liên quan tới những loại vũ khí Israel.
Ngoài ra, Israel còn có kinh nghiệm nâng cấp vũ khí cũ của Liên Xô cực kỳ đáng nể. Công nghệ nâng cấp vũ khí cũ của Liên Xô trong tay Israel, cũng là một mặt hàng cực kỳ có giá trị mà Tel Aviv có thể xuất khẩu ra thế giới, khi mà lượng vũ khí cũ từ thời Liên Xô còn tồn tại tới ngày nay là rất nhiều.
Theo thông tin được tờ Mei.edu đăng tải, trong năm 2018 Israel đã xuất khẩu được lượng vũ khí trị giá 7.8 tỷ USD ra thế giới. Đáng nói là gần một nửa trong số đó, có điểm đến là các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cuối cùng và không thể không nhắc tới chính là Trung Quốc. Quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng đáng nể bậc nhất thế giới hiện nay, thậm chí đã vượt qua Mỹ về số lượng tàu chiến trong lực lượng hải quân.
Điểm mạnh nhất của vũ khí Trung Quốc trong cuộc đua chiếm thị phần xuất khẩu, chính là giá thành và sự đa dạng trong các thế hệ vũ khí của quốc gia này.
Yếu tố giá thành đã khiến vũ khí Trung Quốc trở thành lựa chọn rất tốt cho các quốc gia có kinh tế eo hẹp, điển hình như nhiều quốc gia ở khu vực châu Phi.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tỏ ra rất hào phóng trong việc chia sẻ công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại cho nước ngoài, điển hình như việc Trung Quốc kết hợp cùng Pakistan sản xuất máy bay chiến đấu.