Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90MS là biến thể xuất khẩu dựa trên T-90M Proryv, nó nhận được sự quan tâm sâu sắc từ những khách hàng có truyền thống sử dụng vũ khí Liên Xô/Nga.Trang Military Watch (MW) cho biết, sau thông tin ban đầu về việc Bộ Quốc phòng Ai Cập ký hợp đồng mua tới 500 xe tăng T-90MS của Nga, đến nay hai nước được cho là đã thỏa thuận để sản xuất những cỗ chiến xa này ngay tại quốc gia châu Phi.T-90MS là biến thể mạnh nhất dựa trên nguyên mẫu xe tăng T-90. Dù được sửa đổi để xuất khẩu, tuy vậy nó gần như giống hệt biển thể T-90M mà Quân đội Nga đang sử dụng, chỉ tùy biến một chút theo yêu cầu từ khách hàng.Hợp đồng trên rất có ý nghĩa đối với Moskva, đặc biệt khi Ai Cập đang chịu áp lực ngày càng tăng từ phương Tây, với yêu cầu cắt đứt quan hệ quốc phòng và chấm dứt việc mua vũ khí do Nga chế tạo.Xe tăng T-90MS là một trong những khí tài xuất khẩu chủ lực của Nga, nó đang dần thay thế T-90S trên thị trường thế giới, với Ấn Độ là khách hàng chính, trong khi Algeria bắt đầu nâng cấp các biến thể T-90 cũ của mình lên một tiêu chuẩn tương tự.Tùy thuộc vào các chi tiết của hợp đồng, T-90MS có thể bao gồm các công nghệ từ T-90M như pháo 2A46M-5 và hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina của xe tăng T-14, đi kèm hệ thống bảo vệ chủ động Afghanis và giáp phản ứng nổ Relikt...T-90MS sẽ là xe tăng đầu tiên trong biên chế Quân đội Ai Cập được trang bị bộ nạp tự động, có nghĩa là nó sẽ chỉ cần kíp lái 3 người, trong khi M1 Abrams của Mỹ cũng như T-62 và T-55 từ thời Liên Xô yêu cầu 4 người do phải nạp đạn thủ công.Đặc biệt nếu sử dụng động cơ V-92S2F công suất 1.130 mã lực, xe tăng sẽ có khả năng cơ động cao hơn nhiều, trong khi tiêu thụ nhiên liệu ít cũng như nhu cầu bảo dưỡng thấp hơn so với xe tăng M1A1 Abrams mà Ai Cập hiện đang sử dụng.Xe tăng T-90MS sẽ không bị hạn chế hoặc bị cắt giảm tính năng như thường thấy đối với các loại vũ khí phương Tây từng được chuyển giao cho Ai Cập.Quốc gia Bắc Phi này đã cố gắng tránh sự phụ thuộc vào vũ khí Mỹ từ năm 2014, sau khi chính phủ Hồi giáo liên kết với phương Tây bị lật đổ vào năm 2013. Washington đáp trả bằng lệnh cấm vận vũ khí gây ra tình trạng thiếu phụ tùng thay thế nghiêm trọng.Theo các nguồn tin Nga, thỏa thuận mua sắm xe tăng T-90MS đã được thảo luận ít nhất từ năm 2017 và đi đến sự thống nhất vào tháng 7 năm 2020 với số lượng cung cấp là 500 chiếc.Trước mắt, T-90MS sẽ thay thế số T-55 và T-62 đã quá lạc hậu. Tuy nhiên trong tương lai, tùy thuộc vào hiệu suất sử dụng và đánh giá từ các quân nhân, số lượng chiến xa loại này được Ai Cập lắp ráp có thể lớn hơn con số 500.Tuy nhiên cần lưu ý thêm đó là chưa có gì đảm bảo thương vụ nói trên sẽ tránh được "vết xe đổ Su-35S" cách đây ít lâu, khi Ai Cập dưới áp lực của Mỹ đã phải từ bỏ hợp đồng mua chiến đấu cơ Nga.Trở ngại tiếp theo đe dọa đến hợp đồng là vấn đề thanh toán, khi hiện nay các ngân hàng Nga đã bị ngắt khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, trong khi hình thức hàng đổi hàng cũng tỏ ra bất khả thi, bởi Cairo không có sản phẩm mà Moskva thực sự cần.
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90MS là biến thể xuất khẩu dựa trên T-90M Proryv, nó nhận được sự quan tâm sâu sắc từ những khách hàng có truyền thống sử dụng vũ khí Liên Xô/Nga.
Trang Military Watch (MW) cho biết, sau thông tin ban đầu về việc Bộ Quốc phòng Ai Cập ký hợp đồng mua tới 500 xe tăng T-90MS của Nga, đến nay hai nước được cho là đã thỏa thuận để sản xuất những cỗ chiến xa này ngay tại quốc gia châu Phi.
T-90MS là biến thể mạnh nhất dựa trên nguyên mẫu xe tăng T-90. Dù được sửa đổi để xuất khẩu, tuy vậy nó gần như giống hệt biển thể T-90M mà Quân đội Nga đang sử dụng, chỉ tùy biến một chút theo yêu cầu từ khách hàng.
Hợp đồng trên rất có ý nghĩa đối với Moskva, đặc biệt khi Ai Cập đang chịu áp lực ngày càng tăng từ phương Tây, với yêu cầu cắt đứt quan hệ quốc phòng và chấm dứt việc mua vũ khí do Nga chế tạo.
Xe tăng T-90MS là một trong những khí tài xuất khẩu chủ lực của Nga, nó đang dần thay thế T-90S trên thị trường thế giới, với Ấn Độ là khách hàng chính, trong khi Algeria bắt đầu nâng cấp các biến thể T-90 cũ của mình lên một tiêu chuẩn tương tự.
Tùy thuộc vào các chi tiết của hợp đồng, T-90MS có thể bao gồm các công nghệ từ T-90M như pháo 2A46M-5 và hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina của xe tăng T-14, đi kèm hệ thống bảo vệ chủ động Afghanis và giáp phản ứng nổ Relikt...
T-90MS sẽ là xe tăng đầu tiên trong biên chế Quân đội Ai Cập được trang bị bộ nạp tự động, có nghĩa là nó sẽ chỉ cần kíp lái 3 người, trong khi M1 Abrams của Mỹ cũng như T-62 và T-55 từ thời Liên Xô yêu cầu 4 người do phải nạp đạn thủ công.
Đặc biệt nếu sử dụng động cơ V-92S2F công suất 1.130 mã lực, xe tăng sẽ có khả năng cơ động cao hơn nhiều, trong khi tiêu thụ nhiên liệu ít cũng như nhu cầu bảo dưỡng thấp hơn so với xe tăng M1A1 Abrams mà Ai Cập hiện đang sử dụng.
Xe tăng T-90MS sẽ không bị hạn chế hoặc bị cắt giảm tính năng như thường thấy đối với các loại vũ khí phương Tây từng được chuyển giao cho Ai Cập.
Quốc gia Bắc Phi này đã cố gắng tránh sự phụ thuộc vào vũ khí Mỹ từ năm 2014, sau khi chính phủ Hồi giáo liên kết với phương Tây bị lật đổ vào năm 2013. Washington đáp trả bằng lệnh cấm vận vũ khí gây ra tình trạng thiếu phụ tùng thay thế nghiêm trọng.
Theo các nguồn tin Nga, thỏa thuận mua sắm xe tăng T-90MS đã được thảo luận ít nhất từ năm 2017 và đi đến sự thống nhất vào tháng 7 năm 2020 với số lượng cung cấp là 500 chiếc.
Trước mắt, T-90MS sẽ thay thế số T-55 và T-62 đã quá lạc hậu. Tuy nhiên trong tương lai, tùy thuộc vào hiệu suất sử dụng và đánh giá từ các quân nhân, số lượng chiến xa loại này được Ai Cập lắp ráp có thể lớn hơn con số 500.
Tuy nhiên cần lưu ý thêm đó là chưa có gì đảm bảo thương vụ nói trên sẽ tránh được "vết xe đổ Su-35S" cách đây ít lâu, khi Ai Cập dưới áp lực của Mỹ đã phải từ bỏ hợp đồng mua chiến đấu cơ Nga.
Trở ngại tiếp theo đe dọa đến hợp đồng là vấn đề thanh toán, khi hiện nay các ngân hàng Nga đã bị ngắt khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, trong khi hình thức hàng đổi hàng cũng tỏ ra bất khả thi, bởi Cairo không có sản phẩm mà Moskva thực sự cần.