Một trong những chiếc máy bay vận tải Antonov huyền thoại chính là chiếc An-225 Mriya. Chiếc máy bay này được xếp vào hạng máy bay vận tải cầu hàng không chiến lược, được sản xuất từ năm 1988 dưới thời Liên Xô, phía Ukraine chỉ có duy nhất 1 chiếc loại này. Nguồn ảnh: RT.Được phát triển từ phiên bản An-124, An-225 hiện là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới với tổng trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 600 tấn. Máy bay có sải cánh rộng tới 88,4 mét, diện tích cánh lên tới 905 mét vuông. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù to lớn cồng kềnh như vậy, nhưng An-225 cũng có tốc độ cực đại lên tới 850 km/h, tốc độ hành trình đạt 750 km/h, tầm bay với tối đa nhiên liệu lên tới 14.000 km và với tối đa tải trọng, chiếc máy bay này có thể bay được quãng đường 4.000 km. Nguồn ảnh: Wiki.Ít ai biết rằng, dù các loại máy bay vận tải của Antonov là cực kỳ nổi tiếng nhưng thực tế, Antonov cũng có sản xuất cả các loại máy bay chở khách dân dụng. Có giá khoảng 22 triệu USD, máy bay chở khách An-148 của Antonov được sản xuất từ năm 2005 tới nay và mới chỉ sản xuất được 2 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.An-148 có phi hành đoàn 2 người, sức chứa khoảng 70 hành khách với lối đi giữa rộng 86 cm, 80 hành khách với lối đi giữa rộng 76 cm. Tải trọng tối đa của chiếc máy bay này lên tới khoảng 9 tấn và được trang bị hai động cơ Momop-436. Nguồn ảnh: Planes.Máy bay Antonov An-148 có tốc độ tối đa 470 hải lý một chiếc, tương đương với khoảng 870 km/h. Giống nhiều loại máy bay vận tải hành khách khác, An-148 đòi hỏi đường băng cất cánh rất dài, tối đa có thể lên tới 1750 mét. Tiêu thụ nhiên liệu của chiếc máy bay này vào khoảng 1470 kg/giờ, nếu máy bay được chất đầy hành khách thì lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ vào khoảng 24,5g/ghế/km. Nguồn ảnh: Alche.Máy bay vận tải quân sự An-12 được sản xuất bởi hãng Antonov từ năm 1957 và tới năm 1973 thì dừng sản xuất. Đây là một trong những loại máy bay vận tải quân sự thành công nhất của Antonov khi nó đã được sản xuất tới số lượng 1248 chiếc tổng cộng. Nguồn ảnh: Wiki.Thực chất, đây là phiên bản quân sự của mẫu máy bay Antonov An-10. Sử dụng 4 động cơ cánh quạt, có khả năng chở tối đa 90 lính với đầy đủ vũ trang, trọng lượng cất cánh tối đa 61.000 tấn, vận tốc cực đại đạt 777 km/h và có phi hành đoàn đủ bao gồm 5 người trong đó có 2 phi công, thợ máy, sũ quan dẫn đường và sĩ quan vô tuyến điện. Nguồn ảnh: Airplane.Trong cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979, Liên Xô đã hỗ trợ cho Việt Nam chuyển quân từ Nam ra Bắc thông qua những chuyến bay An-12 này (phi đội máy bay An-12 khoảng 12 chiếc do Liên Xô khẩn cấp đưa sang), các máy bay này hầu hết do phi công Liên Xô lái đã bị sử dụng hết công sức và tốc lực, tận dụng tối đa máy bay để chuyển quân cấp tốc ra Bắc. Sau đợt không vận này, toàn bộ An-12 của Liên Xô được rút về nước. Nguồn ảnh: Airline.Nếu chiếc An-225 là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới với chỉ 1 chiếc duy nhất được sản xuất thì An-124 chính là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới được sản xuất hàng loạt. Được ra đời vào năm 1986, tổng cộng đã có 56 chiếc An-142 được sản xuất và tiếp tục được sử dụng tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Aircraft.An-124 có phi hành đoàn lên tới 6 người, trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này vào khoảng 175 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 405 tấn và được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt đẩy Lotarev D-18. Nguồn ảnh: Airline.Vận tốc cực đại của chiếc máy bay vận tải này vào khoảng 865 km/h, vận tốc hành trình đạt 800 km và có tầm bay tối đa 5400 km. Sau khi nhận thấy tiềm năng của một chiếc máy bay vận tải hạng nặng như An-124, người ta đã phát triển ra chiếc An-225 lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Defense.
Một trong những chiếc máy bay vận tải Antonov huyền thoại chính là chiếc An-225 Mriya. Chiếc máy bay này được xếp vào hạng máy bay vận tải cầu hàng không chiến lược, được sản xuất từ năm 1988 dưới thời Liên Xô, phía Ukraine chỉ có duy nhất 1 chiếc loại này. Nguồn ảnh: RT.
Được phát triển từ phiên bản An-124, An-225 hiện là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới với tổng trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 600 tấn. Máy bay có sải cánh rộng tới 88,4 mét, diện tích cánh lên tới 905 mét vuông. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù to lớn cồng kềnh như vậy, nhưng An-225 cũng có tốc độ cực đại lên tới 850 km/h, tốc độ hành trình đạt 750 km/h, tầm bay với tối đa nhiên liệu lên tới 14.000 km và với tối đa tải trọng, chiếc máy bay này có thể bay được quãng đường 4.000 km. Nguồn ảnh: Wiki.
Ít ai biết rằng, dù các loại máy bay vận tải của Antonov là cực kỳ nổi tiếng nhưng thực tế, Antonov cũng có sản xuất cả các loại máy bay chở khách dân dụng. Có giá khoảng 22 triệu USD, máy bay chở khách An-148 của Antonov được sản xuất từ năm 2005 tới nay và mới chỉ sản xuất được 2 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.
An-148 có phi hành đoàn 2 người, sức chứa khoảng 70 hành khách với lối đi giữa rộng 86 cm, 80 hành khách với lối đi giữa rộng 76 cm. Tải trọng tối đa của chiếc máy bay này lên tới khoảng 9 tấn và được trang bị hai động cơ Momop-436. Nguồn ảnh: Planes.
Máy bay Antonov An-148 có tốc độ tối đa 470 hải lý một chiếc, tương đương với khoảng 870 km/h. Giống nhiều loại máy bay vận tải hành khách khác, An-148 đòi hỏi đường băng cất cánh rất dài, tối đa có thể lên tới 1750 mét. Tiêu thụ nhiên liệu của chiếc máy bay này vào khoảng 1470 kg/giờ, nếu máy bay được chất đầy hành khách thì lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ vào khoảng 24,5g/ghế/km. Nguồn ảnh: Alche.
Máy bay vận tải quân sự An-12 được sản xuất bởi hãng Antonov từ năm 1957 và tới năm 1973 thì dừng sản xuất. Đây là một trong những loại máy bay vận tải quân sự thành công nhất của Antonov khi nó đã được sản xuất tới số lượng 1248 chiếc tổng cộng. Nguồn ảnh: Wiki.
Thực chất, đây là phiên bản quân sự của mẫu máy bay Antonov An-10. Sử dụng 4 động cơ cánh quạt, có khả năng chở tối đa 90 lính với đầy đủ vũ trang, trọng lượng cất cánh tối đa 61.000 tấn, vận tốc cực đại đạt 777 km/h và có phi hành đoàn đủ bao gồm 5 người trong đó có 2 phi công, thợ máy, sũ quan dẫn đường và sĩ quan vô tuyến điện. Nguồn ảnh: Airplane.
Trong cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979, Liên Xô đã hỗ trợ cho Việt Nam chuyển quân từ Nam ra Bắc thông qua những chuyến bay An-12 này (phi đội máy bay An-12 khoảng 12 chiếc do Liên Xô khẩn cấp đưa sang), các máy bay này hầu hết do phi công Liên Xô lái đã bị sử dụng hết công sức và tốc lực, tận dụng tối đa máy bay để chuyển quân cấp tốc ra Bắc. Sau đợt không vận này, toàn bộ An-12 của Liên Xô được rút về nước. Nguồn ảnh: Airline.
Nếu chiếc An-225 là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới với chỉ 1 chiếc duy nhất được sản xuất thì An-124 chính là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới được sản xuất hàng loạt. Được ra đời vào năm 1986, tổng cộng đã có 56 chiếc An-142 được sản xuất và tiếp tục được sử dụng tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Aircraft.
An-124 có phi hành đoàn lên tới 6 người, trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này vào khoảng 175 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 405 tấn và được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt đẩy Lotarev D-18. Nguồn ảnh: Airline.
Vận tốc cực đại của chiếc máy bay vận tải này vào khoảng 865 km/h, vận tốc hành trình đạt 800 km và có tầm bay tối đa 5400 km. Sau khi nhận thấy tiềm năng của một chiếc máy bay vận tải hạng nặng như An-124, người ta đã phát triển ra chiếc An-225 lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Defense.