Tổng cộng có 198 chiếc máy bay vận tải Me 323 Gigant đã được hãng Messerschmitt A.G. đã được sản xuất cho Không quân phát xít Đức (Luffwaffe) trong giai đoạn từ 1942-1944. Nguồn ảnh: WHOỞ thời điểm bấy giờ, trên thế giới không có một chiếc máy bay vận tải nào của Liên Xô hay Mỹ hay là Anh sánh được với Me 323. Trong ảnh, sải cánh khổng lồ của Me 323, dài đến 55,2m (để tiện so sánh, B-52 ra đời sau đó 20 năm có sải cánh khoảng 56m, trong khi máy bay vận tải lớn nhất hành tinh An-225 Mirya có sải cánh 88m). Thời điểm những năm 1940 mà Me 323 đã có sải cánh đến 55,2m thì đó là một kỳ tích của các kỹ sư Đức. Nguồn ảnh: WHOMột chiếc máy bay Me 323 dài đến 28,2m, cao đến 10,15m, trọng lượng rỗng đến 27,33 tấn, trọng lượng có tải đến 29,5 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa đến 43 tấn. Nguồn ảnh: WHOMáy bay vận tải Junkers JU 52 quả thực như "người tí hon" khi đứng bên cạnh Me 323. Nguồn ảnh: WHOĐể nâng cả con quái vật này lên bầu trời, người ta đã trang bị cho Me 323 đến 6 chiếc động cơ Gnome-Rhone 14N-48/49 công suất 1.180 mã lực khi cất cánh. Nguồn ảnh: WHOMỗi động cơ lắp một cánh quạt 3 lá. Nguồn ảnh: WHOGiữa thân với cánh máy bay lắp động cơ phải được tăng cường thêm thanh đỡ để chống gãy cánh. Nguồn ảnh: WHOMe 323 có tốc độ bay lớn nhất đến 285km/h, tốc độ hành trình 218km/h. Nguồn ảnh: WHONó có thể đạt tầm bay 800km, trần bay 4km, vận tốc leo cao khoảng 3,6m/s. Nguồn ảnh: WHONhìn chung tốc độ, tính năng bay của Me 323 là không quá xuất sắc vì kích thước quá khổ của nó thời bấy giờ trong khi động cơ còn yếu. Nếu gặp phải máy bay tiêm kích địch, nó chắc chắn “cầm chắc” cái chết trong tay. Nguồn ảnh: WHONgười Đức hiểu điều đó và cố gắng lắp thêm các ụ súng máy cho Me 323 bố trí chi chít ở đầu mũi, trên cánh, đuôi….Nguồn ảnh: WHOMột xạ thủ mũi máy bay Me 323. Nguồn ảnh: WHOBên trong khoang hàng Me 323 trông khá đơn sơ, có phần “yếu ớt”. Để giảm tối đa trọng lượng nhằm giúp động cơ chịu được sức nặng "vô đối" thời bấy giờ, người Đức mạo hiểm chế tạo Me 323 với cánh được làm gỗ dán và vải, trong khi thân máy bay được hình thành với ống kim loại cùng thanh gỗ rồi phủ vải...Nguồn ảnh: WHOBuồng lái máy bay vận tải lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Nguồn ảnh: WHOĐể thuận lợi cho việc “nuốt hàng”, người Đức đã “đi trước thời đại” khi mạnh dạn đưa cửa khoang hàng ra phía đầu mũi – hiện các máy bay vận tải hạng nặng thế giới cũng làm cách này. Nguồn ảnh: WHOTải trọng của một chiếc Me 323 tiêu chuẩn ghi nhận lên tới 10-12 tấn. Nguồn ảnh: WHONó có thể chở không chỉ binh sĩ mà kể cả khí tài hạng nặng như pháo, xe cơ giới…Nguồn ảnh: WHOTheo đó, với kích thước khoang hàng dài 11m, rộng 3m, cao 3,4m, Me 323 có thể chở tới 130 binh sĩ hoặc 60 cáng cứu thương hoặc…Nguồn ảnh: WHO....một khẩu pháo 15cm FH18 (nặng 5,5 tấn) hoặc xe vận tải halftrack Sd. Kfz.7 hoặc 2 xe tải 3,6 tấn hoặc một khẩu pháo Flak 88 hoặc 52 thùng nhiên liệu...Nguồn ảnh: WHO
Tổng cộng có 198 chiếc máy bay vận tải Me 323 Gigant đã được hãng Messerschmitt A.G. đã được sản xuất cho Không quân phát xít Đức (Luffwaffe) trong giai đoạn từ 1942-1944. Nguồn ảnh: WHO
Ở thời điểm bấy giờ, trên thế giới không có một chiếc máy bay vận tải nào của Liên Xô hay Mỹ hay là Anh sánh được với Me 323. Trong ảnh, sải cánh khổng lồ của Me 323, dài đến 55,2m (để tiện so sánh, B-52 ra đời sau đó 20 năm có sải cánh khoảng 56m, trong khi máy bay vận tải lớn nhất hành tinh An-225 Mirya có sải cánh 88m). Thời điểm những năm 1940 mà Me 323 đã có sải cánh đến 55,2m thì đó là một kỳ tích của các kỹ sư Đức. Nguồn ảnh: WHO
Một chiếc máy bay Me 323 dài đến 28,2m, cao đến 10,15m, trọng lượng rỗng đến 27,33 tấn, trọng lượng có tải đến 29,5 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa đến 43 tấn. Nguồn ảnh: WHO
Máy bay vận tải Junkers JU 52 quả thực như "người tí hon" khi đứng bên cạnh Me 323. Nguồn ảnh: WHO
Để nâng cả con quái vật này lên bầu trời, người ta đã trang bị cho Me 323 đến 6 chiếc động cơ Gnome-Rhone 14N-48/49 công suất 1.180 mã lực khi cất cánh. Nguồn ảnh: WHO
Mỗi động cơ lắp một cánh quạt 3 lá. Nguồn ảnh: WHO
Giữa thân với cánh máy bay lắp động cơ phải được tăng cường thêm thanh đỡ để chống gãy cánh. Nguồn ảnh: WHO
Me 323 có tốc độ bay lớn nhất đến 285km/h, tốc độ hành trình 218km/h. Nguồn ảnh: WHO
Nó có thể đạt tầm bay 800km, trần bay 4km, vận tốc leo cao khoảng 3,6m/s. Nguồn ảnh: WHO
Nhìn chung tốc độ, tính năng bay của Me 323 là không quá xuất sắc vì kích thước quá khổ của nó thời bấy giờ trong khi động cơ còn yếu. Nếu gặp phải máy bay tiêm kích địch, nó chắc chắn “cầm chắc” cái chết trong tay. Nguồn ảnh: WHO
Người Đức hiểu điều đó và cố gắng lắp thêm các ụ súng máy cho Me 323 bố trí chi chít ở đầu mũi, trên cánh, đuôi….Nguồn ảnh: WHO
Một xạ thủ mũi máy bay Me 323. Nguồn ảnh: WHO
Bên trong khoang hàng Me 323 trông khá đơn sơ, có phần “yếu ớt”. Để giảm tối đa trọng lượng nhằm giúp động cơ chịu được sức nặng "vô đối" thời bấy giờ, người Đức mạo hiểm chế tạo Me 323 với cánh được làm gỗ dán và vải, trong khi thân máy bay được hình thành với ống kim loại cùng thanh gỗ rồi phủ vải...Nguồn ảnh: WHO
Buồng lái máy bay vận tải lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Nguồn ảnh: WHO
Để thuận lợi cho việc “nuốt hàng”, người Đức đã “đi trước thời đại” khi mạnh dạn đưa cửa khoang hàng ra phía đầu mũi – hiện các máy bay vận tải hạng nặng thế giới cũng làm cách này. Nguồn ảnh: WHO
Tải trọng của một chiếc Me 323 tiêu chuẩn ghi nhận lên tới 10-12 tấn. Nguồn ảnh: WHO
Nó có thể chở không chỉ binh sĩ mà kể cả khí tài hạng nặng như pháo, xe cơ giới…Nguồn ảnh: WHO
Theo đó, với kích thước khoang hàng dài 11m, rộng 3m, cao 3,4m, Me 323 có thể chở tới 130 binh sĩ hoặc 60 cáng cứu thương hoặc…Nguồn ảnh: WHO
....một khẩu pháo 15cm FH18 (nặng 5,5 tấn) hoặc xe vận tải halftrack Sd. Kfz.7 hoặc 2 xe tải 3,6 tấn hoặc một khẩu pháo Flak 88 hoặc 52 thùng nhiên liệu...Nguồn ảnh: WHO