Theo mạng quân sự Nga, hôm 20/1/2020, Lào đã thực hiện lễ tiếp nhận bàn giao trang bị quân sự - kỹ thuật mới từ Nga tại sân bay quân sự Thongkhaihin, tỉnh Xiang Khuang. Ảnh: BQP LàoĐó là các xe tăng chủ lực thế hệ mới T-72B1MS và xe thiết giáp trinh sát BRDM-2. Ảnh: Các cán bộ Lào chụp ảnh lưu niệm cùng các quân nhân Nga. Ảnh: bmpdPano giới thiệu hai phương tiện chiến đấu mới của Quân đội Nhân dân Lào. Ảnh: bmpdĐáng tiếc, các nguồn tin không thể xác định được là Nga đã bàn giao bao nhiêu chiếc T-72 và BRDM-2 cho Quân đội Nhân dân Lào. Ảnh: bmpdTuy vậy, việc chuyển giao này có lẽ là vẫn thuộc hợp đồng mà Lào ký với Nga hồi năm 2018. Số xe tăng T-72 đầu tiên được chuyển qua cảng Tiên Sa của Việt Nam và vận chuyển về Lào kịp tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm 71 năm Quốc khánh CHDCND Lào hồi tháng 1/2019. Ảnh: wikipediaƯớc tính, mỗi chiếc T-72 mà Lào mua của Nga có giá trị khoảng 1,5-2 triệu USD. Ảnh: alamyT-72B1MS hay còn được biết đến với cái tên "Đại bàng trắng" là gói hiện đại hóa từ tăng T-72B1 được thực hiện bởi công ty Oboronprom (thuộc Tập đoàn Nhà nước Rostec). Nó được giới thiệu tại diễn đàn công nghệ kỹ thuật 2012 với màu sơn trắng tinh. Tất nhiên, việc sơn đổi màu để phù hợp hoạt động tác chiến ở các quốc gia Đông Nam Á là việc chẳng khó khăn gì. Ảnh: alamySo với phiên bản T-72B1 hệ cũ, T-72B1MS có sự đổi khác lớn về hệ thống điện tử hỗ trợ hoạt động tác chiến trong chiến tranh hiện đại. Cụ thể, lái xe trang bị camera nhìn trước - sau, màn hình hiển thị kỹ thuật số, hệ thống định vị vệ tinh GPS/GLONASS. Trong khi trưởng xe trang bị hệ thống kính ngắm toàn cảnh tầm nhiệt thế hệ 3 "Mắt đại bàng". Còn pháo thủ sẽ có hệ thống kính ngắm hồng ngoại Sosna-U, hệ thống theo dõi mục tiêu tự động. Ảnh: alamyNgoài thay đổi về hệ thống điều khiển hỏa lực, T-72B1MS vẫn sử dụng động cơ, vũ khí và giáp bảo vệ tương đương T-72B1. Ảnh: BQP NgaTrong cuộc tập trận chung giữa Nga và Lào hồi cuối năm 2019, các binh sĩ hai nước đã cùng sử dụng T-72B1 để tham gia các khoa mục gồm cả bắn đạn thật. Ảnh: BQP NgaT-72B1MS được xem là xe tăng chủ lực hiện đại nhất trong lịch sử QĐND Lào. Ảnh: WikipediaNgoài T-72B1MS, Quân đội Lào được tiếp nhận thêm các xe thiết giáp trinh sát BRDM-2M – phiên bản hiện đại hóa của dòng xe thiết giáp thời Liên Xô (cũ) BRDM-2 mà Việt Nam cũng có trong trang bị. Ảnh: 24.kgSo với BRDM-2 cũ, BRDM-2M có một số thay đổi cho phép tác chiến hiệu quả hơn. Cụ thể, có thể thấy ở đuôi tháp pháo được lắp thêm cảm biến trinh sát. Ảnh: RedditQuanh thân xe BRDM-2M bổ sung thêm các tấm thép chống đạn tăng cấp độ bảo vệ trước các loại vũ khí bộ binh. Một số nguồn tin cho rằng Lào đã nhận được từ Nga chừng 10 chiếc BRDM-2M. Ảnh: Getty Images
Theo mạng quân sự Nga, hôm 20/1/2020, Lào đã thực hiện lễ tiếp nhận bàn giao trang bị quân sự - kỹ thuật mới từ Nga tại sân bay quân sự Thongkhaihin, tỉnh Xiang Khuang. Ảnh: BQP Lào
Đó là các xe tăng chủ lực thế hệ mới T-72B1MS và xe thiết giáp trinh sát BRDM-2. Ảnh: Các cán bộ Lào chụp ảnh lưu niệm cùng các quân nhân Nga. Ảnh: bmpd
Pano giới thiệu hai phương tiện chiến đấu mới của Quân đội Nhân dân Lào. Ảnh: bmpd
Đáng tiếc, các nguồn tin không thể xác định được là Nga đã bàn giao bao nhiêu chiếc T-72 và BRDM-2 cho Quân đội Nhân dân Lào. Ảnh: bmpd
Tuy vậy, việc chuyển giao này có lẽ là vẫn thuộc hợp đồng mà Lào ký với Nga hồi năm 2018. Số xe tăng T-72 đầu tiên được chuyển qua cảng Tiên Sa của Việt Nam và vận chuyển về Lào kịp tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm 71 năm Quốc khánh CHDCND Lào hồi tháng 1/2019. Ảnh: wikipedia
Ước tính, mỗi chiếc T-72 mà Lào mua của Nga có giá trị khoảng 1,5-2 triệu USD. Ảnh: alamy
T-72B1MS hay còn được biết đến với cái tên "Đại bàng trắng" là gói hiện đại hóa từ tăng T-72B1 được thực hiện bởi công ty Oboronprom (thuộc Tập đoàn Nhà nước Rostec). Nó được giới thiệu tại diễn đàn công nghệ kỹ thuật 2012 với màu sơn trắng tinh. Tất nhiên, việc sơn đổi màu để phù hợp hoạt động tác chiến ở các quốc gia Đông Nam Á là việc chẳng khó khăn gì. Ảnh: alamy
So với phiên bản T-72B1 hệ cũ, T-72B1MS có sự đổi khác lớn về hệ thống điện tử hỗ trợ hoạt động tác chiến trong chiến tranh hiện đại. Cụ thể, lái xe trang bị camera nhìn trước - sau, màn hình hiển thị kỹ thuật số, hệ thống định vị vệ tinh GPS/GLONASS. Trong khi trưởng xe trang bị hệ thống kính ngắm toàn cảnh tầm nhiệt thế hệ 3 "Mắt đại bàng". Còn pháo thủ sẽ có hệ thống kính ngắm hồng ngoại Sosna-U, hệ thống theo dõi mục tiêu tự động. Ảnh: alamy
Ngoài thay đổi về hệ thống điều khiển hỏa lực, T-72B1MS vẫn sử dụng động cơ, vũ khí và giáp bảo vệ tương đương T-72B1. Ảnh: BQP Nga
Trong cuộc tập trận chung giữa Nga và Lào hồi cuối năm 2019, các binh sĩ hai nước đã cùng sử dụng T-72B1 để tham gia các khoa mục gồm cả bắn đạn thật. Ảnh: BQP Nga
T-72B1MS được xem là xe tăng chủ lực hiện đại nhất trong lịch sử QĐND Lào. Ảnh: Wikipedia
Ngoài T-72B1MS, Quân đội Lào được tiếp nhận thêm các xe thiết giáp trinh sát BRDM-2M – phiên bản hiện đại hóa của dòng xe thiết giáp thời Liên Xô (cũ) BRDM-2 mà Việt Nam cũng có trong trang bị. Ảnh: 24.kg
So với BRDM-2 cũ, BRDM-2M có một số thay đổi cho phép tác chiến hiệu quả hơn. Cụ thể, có thể thấy ở đuôi tháp pháo được lắp thêm cảm biến trinh sát. Ảnh: Reddit
Quanh thân xe BRDM-2M bổ sung thêm các tấm thép chống đạn tăng cấp độ bảo vệ trước các loại vũ khí bộ binh. Một số nguồn tin cho rằng Lào đã nhận được từ Nga chừng 10 chiếc BRDM-2M. Ảnh: Getty Images