Tạp chí Không quân Mỹ dẫn lời Thượng nghị sĩ Mike Rounds - thành viên Ủy ban lực lượng vũ trang thuộc thượng viện cho hay, Không quân Mỹ hiện chỉ có 6 trên 61 máy bay ném bom B-1 có thể thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu. Nguồn ảnh: Wikipedia"Trong số 61 máy bay ném bom hạng nặng, 15 chiếc đang bảo trì trong kho, 39 chiếc bị ngừng bay để kiểm tra hoặc có các vấn đề khác", vị thượng nghị sĩ cho hay. Nguồn ảnh: WikipediaTướng Timothy Ray - tư lệnh Bộ Tư lệnh không kích toàn cầu thừa nhận, việc kiểm tra B-1 là cần thiết với lực lượng máy bay già cỗi, mặc dù ảnh hưởng tới khả năng sẵn sàng chiến đấu. Những chiếc B-1 được Boeing chế tạo và đưa vào sử dụng từ những năm 1980. Nguồn ảnh: Airliners.netDẫu vậy, tuyên bố của tướng Ray khiến người ta không khỏi tranh cãi khi lực lượng máy bay B-52 được sản xuất từ những năm 1960 mà vẫn hoạt động tốt, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Vậy lý do gì khiến số B-1 “đắp chiếu” gần hết! Xem ra, đó là câu hỏi dành cho giới chức quân sự Mỹ cũng như các nhà thầu thực hiện bảo dưỡng máy bay. Nguồn ảnh: Airliners.netTheo mạng Không quân Mỹ, máy bay ném bom B-1 được phát triển từ những năm 1970 với mục đích thay thế "pháo đài bay" B-52. Nguyên mẫu B-1 bay lần đầu tiên tháng 10/1984, bắt đầu đi vào hoạt động tháng 6/1985. Ước tính có 104 chiếc B-1 gồm hai phiên bản B-1A và B-1B được sản xuất, nhưng hiện chỉ còn 61 chiếc phục vụ, số còn lại đã được đưa tới Boneyard. Nguồn ảnh: WikipediaSo với B-52 và thậm chỉ cả B-2 sau này, B-1 Lancer sở hữu tính năng bay tốt nhất. Nó có thể đạt vận tốc siêu âm tương đương dòng máy bay ném bom Tu-22M và Tu-160 của Liên Xô (Nga sau này). Ngoài ra, đây là loại máy bay ném bom hạng nặng duy nhất của Mỹ sở hữu kiểu cánh cụp cánh xòe tối ưu khả năng bay thấp tốc độ cao. Nguồn ảnh: Airliners.netB-1 Lancer trang bị 4 động cơ turbofan có đốt tăng lực lần 2 GE F101-GE-102 cho phép đưa cỗ máy bay có trọng lượng rỗng 87 tấn, trọng lượng tối đa 216 tấn đạt tốc độ Mach 1,25 tương đương 1.335km/h ở độ cao 12.000m. Nguồn ảnh: Airliners.netTốc độ này nhìn chung vẫn thua xa Tu-22M và Tu-160 (Mach 2), nhưng thế là đủ nhanh với máy bay ném bom chiến lược khi cần rút lui. Tầm bay của B-1 Lancer lên tới 9.445km, tầm bay chiến đấu 5.500km (mang theo vũ khí), trần bay tối đa 18.000m, tốc độ leo cao 28,84m/s. Nguồn ảnh: Airliners.netNgoài tốc độ, so với B-52, B-1 cũng được đánh giá cao về diện tích phản xạ sóng radar (RCS) khá thấp dù máy bay không được thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình. Tuy nhiên, việc sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar trong quá trình thiết kế giúp chỉ số RCS giảm xuống mức thấp nhất có thể. Theo các nguồn tin, RCS của B-1 chỉ ngang với máy bay tiêm kích cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Airliners.netThời điểm ra đời, B-1 sở hữu hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất lúc bấy giờ với radar mạng pha bị động quan sát bán cầu trước AN/APQ-164, radar khẩu độ tổng hợp, radar so sánh biên dạng địa hình cho phép bay thấp. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, máy bay còn có hệ thống chiến tranh điện tử rất tốt bao gồm các radar cảnh báo sớm tên lửa, hệ thống mồi bẫy nhiệt MJU-23A/B - bắn ra những quả pháo sáng to nhất thế giới nặng tới 1,5kg. Nguồn ảnh: WikipediaTải trọng vũ khí của B-1 Lancer lên tới 57 tấn gồm 23 tấn treo ở 6 giá bên ngoài và 34 tấn treo trong 3 khoang bom cỡ lớn. Tải trọng này ăn đứt cả B-52. Ước tính, nó có thể chở tới 84 quả bom Mk82 227kg hoặc 24 bom Mk-84 1 tấn hoặc 48 bom thông minh GBU-38 JDAM, GBU-54 JDAM hoặc 96-144 bom đường kính nhỏ GBU-39 hoặc 24 tên lửa hành trình AGM-158... Nguồn ảnh: WikipediaVideo oanh tạc cơ B-52 tác chiến. Nguồn: Youtube
Tạp chí Không quân Mỹ dẫn lời Thượng nghị sĩ Mike Rounds - thành viên Ủy ban lực lượng vũ trang thuộc thượng viện cho hay, Không quân Mỹ hiện chỉ có 6 trên 61 máy bay ném bom B-1 có thể thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu. Nguồn ảnh: Wikipedia
"Trong số 61 máy bay ném bom hạng nặng, 15 chiếc đang bảo trì trong kho, 39 chiếc bị ngừng bay để kiểm tra hoặc có các vấn đề khác", vị thượng nghị sĩ cho hay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tướng Timothy Ray - tư lệnh Bộ Tư lệnh không kích toàn cầu thừa nhận, việc kiểm tra B-1 là cần thiết với lực lượng máy bay già cỗi, mặc dù ảnh hưởng tới khả năng sẵn sàng chiến đấu. Những chiếc B-1 được Boeing chế tạo và đưa vào sử dụng từ những năm 1980. Nguồn ảnh: Airliners.net
Dẫu vậy, tuyên bố của tướng Ray khiến người ta không khỏi tranh cãi khi lực lượng máy bay B-52 được sản xuất từ những năm 1960 mà vẫn hoạt động tốt, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Vậy lý do gì khiến số B-1 “đắp chiếu” gần hết! Xem ra, đó là câu hỏi dành cho giới chức quân sự Mỹ cũng như các nhà thầu thực hiện bảo dưỡng máy bay. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo mạng Không quân Mỹ, máy bay ném bom B-1 được phát triển từ những năm 1970 với mục đích thay thế "pháo đài bay" B-52. Nguyên mẫu B-1 bay lần đầu tiên tháng 10/1984, bắt đầu đi vào hoạt động tháng 6/1985. Ước tính có 104 chiếc B-1 gồm hai phiên bản B-1A và B-1B được sản xuất, nhưng hiện chỉ còn 61 chiếc phục vụ, số còn lại đã được đưa tới Boneyard. Nguồn ảnh: Wikipedia
So với B-52 và thậm chỉ cả B-2 sau này, B-1 Lancer sở hữu tính năng bay tốt nhất. Nó có thể đạt vận tốc siêu âm tương đương dòng máy bay ném bom Tu-22M và Tu-160 của Liên Xô (Nga sau này). Ngoài ra, đây là loại máy bay ném bom hạng nặng duy nhất của Mỹ sở hữu kiểu cánh cụp cánh xòe tối ưu khả năng bay thấp tốc độ cao. Nguồn ảnh: Airliners.net
B-1 Lancer trang bị 4 động cơ turbofan có đốt tăng lực lần 2 GE F101-GE-102 cho phép đưa cỗ máy bay có trọng lượng rỗng 87 tấn, trọng lượng tối đa 216 tấn đạt tốc độ Mach 1,25 tương đương 1.335km/h ở độ cao 12.000m. Nguồn ảnh: Airliners.net
Tốc độ này nhìn chung vẫn thua xa Tu-22M và Tu-160 (Mach 2), nhưng thế là đủ nhanh với máy bay ném bom chiến lược khi cần rút lui. Tầm bay của B-1 Lancer lên tới 9.445km, tầm bay chiến đấu 5.500km (mang theo vũ khí), trần bay tối đa 18.000m, tốc độ leo cao 28,84m/s. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ngoài tốc độ, so với B-52, B-1 cũng được đánh giá cao về diện tích phản xạ sóng radar (RCS) khá thấp dù máy bay không được thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình. Tuy nhiên, việc sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar trong quá trình thiết kế giúp chỉ số RCS giảm xuống mức thấp nhất có thể. Theo các nguồn tin, RCS của B-1 chỉ ngang với máy bay tiêm kích cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Airliners.net
Thời điểm ra đời, B-1 sở hữu hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất lúc bấy giờ với radar mạng pha bị động quan sát bán cầu trước AN/APQ-164, radar khẩu độ tổng hợp, radar so sánh biên dạng địa hình cho phép bay thấp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, máy bay còn có hệ thống chiến tranh điện tử rất tốt bao gồm các radar cảnh báo sớm tên lửa, hệ thống mồi bẫy nhiệt MJU-23A/B - bắn ra những quả pháo sáng to nhất thế giới nặng tới 1,5kg. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tải trọng vũ khí của B-1 Lancer lên tới 57 tấn gồm 23 tấn treo ở 6 giá bên ngoài và 34 tấn treo trong 3 khoang bom cỡ lớn. Tải trọng này ăn đứt cả B-52. Ước tính, nó có thể chở tới 84 quả bom Mk82 227kg hoặc 24 bom Mk-84 1 tấn hoặc 48 bom thông minh GBU-38 JDAM, GBU-54 JDAM hoặc 96-144 bom đường kính nhỏ GBU-39 hoặc 24 tên lửa hành trình AGM-158... Nguồn ảnh: Wikipedia
Video oanh tạc cơ B-52 tác chiến. Nguồn: Youtube