Ba Lan là một trong những nước láng giềng quan trọng của Ukraine và luôn ủng hộ viện trợ quân sự lớn cho Ukraine; thời điểm tên lửa phát nổ ở Ba Lan, một thành viên NATO, đồng nghĩa với việc Điều 4 và Điều 5 trong Hiến chương NATO có khả năng sẽ lần lượt được kích hoạt.Trên mạng xã hội, một số chính trị gia Ba Lan và Ukraine đã ngay lập tức kêu gọi NATO kích hoạt Điều 4 để cùng nhau duy trì an ninh cho Ba Lan, một thành viên NATO; đồng thời trừng phạt Nga vì " phóng tên lửa vào Ba Lan".Vì các cường quốc NATO đều là thành viên G20 nên tất cả họ đều đang tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia vào thời điểm này. Điều này đã tạo cơ hội cho giới truyền thông thế giới tập trung phỏng vấn lãnh đạo các nước lớn của NATO như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Canada về quan điểm và phản ứng của họ đối với vụ "tấn công tên lửa vào Ba Lan".Tuy nhiên, thái độ của các nhà lãnh đạo của các nước lớn NATO nói trên giống nhau một cách đáng ngạc nhiên và họ đều trực tiếp từ chối bày tỏ quan điểm của mình.Khách quan đánh giá, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã đến giai đoạn quan trọng và quân đội Nga vừa rút khỏi hữu ngạn sông Dnepr ở Kherson, nên không rõ phương hướng chiến lược tiếp theo của Moskva sẽ là gì?Lúc này, không loại trừ khả năng quân đội Nga sẽ tiến hành đòn tấn công chiến lược vào kênh viện trợ quân sự nước ngoài của Ukraine; nhưng mọi việc phải có bằng chứng vững chắc thì lãnh đạo các cường quốc NATO mới có thể đưa ra quyết định hợp lý.Thực tế đã chứng minh, sự thận trọng của lãnh đạo các thành viên quan trọng của NATO như Mỹ, Anh, Pháp, Đức là đúng đắn; chính Tổng thống Ba Lan cũng tuyên bố rằng, không có thông tin chắc chắn về việc tên lửa của ai (Nga và Ukraine) đã rơi xuống nước này.Sau đó, hãng tin Pháp AP dẫn lời các quan chức Mỹ nói rằng, một máy bay quân sự của Mỹ đang tuần tra khu vực xung quanh vào thời điểm đó đã xác nhận rằng, một tên lửa tấn công lãnh thổ Ba Lan là do quân đội Ukraine phóng ra để bắn hạ một tên lửa của Nga.Có thể khẳng định rằng, chính tên lửa S-300 của lực lượng phòng không Ukraine đã tự gây ra sự cố do đi chệch hướng hoặc nhầm lẫn khi đánh chặn tên lửa chiến thuật hoặc tên lửa hành trình của Nga.Các mảnh vỡ tên lửa tại chỗ do quân đội Ba Lan đưa ra cũng khẳng định, chúng đều phù hợp với đặc điểm của tên lửa phòng không S-300. Nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định bên nào đã phóng tên lửa này, bởi cả Nga và Ukraine đều được trang bị tên lửa phòng không S-300.Sau vụ việc, quân đội Nga tuyên bố rằng, họ không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào vào các mục tiêu gần biên giới Ukraine – Ba Lan và một số bức ảnh về mảnh vỡ tên lửa do Ba Lan công bố, không liên quan gì đến các hành động tấn công của Nga. Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov nói với Hãng thông tấn Sputnik rằng, không thể có chuyện tên lửa hành trình của Nga rơi xuống Ba Lan; nhưng có thể tên lửa của hệ thống S-300 của Ukraine bắn tới lãnh thổ Ba Lan. Nhưng khi tất cả các phương tiện truyền thông phương Tây đang rộ sóng, thì những “lời biện minh” của Nga không đủ xua tan nghi ngờ của thế giới bên ngoài; lúc này chỉ có tuyên bố và kết quả điều tra của Mỹ là “có căn cứ”. May mắn thay, người Mỹ đã bất ngờ dập tắt nghi ngờ của châu Âu. Hãng tin CNN của Mỹ dẫn lời các quan chức quân sự NATO cho biết, một máy bay của NATO trước đó đã theo dõi một tên lửa rơi vào lãnh thổ Ba Lan và thông tin trinh sát bao gồm cả dấu hiệu radar, đã được cung cấp cho NATO và Ba Lan. Tuyên bố này cũng xác nhận rằng, tên lửa đi vào Ba Lan là tên lửa đánh chặn được phóng bởi hệ thống phòng không S-300 của phòng không Ukraine.Quân đội Ukraine tiếp tục thống kê thành tích của lực lượng phòng không nước này vào tối ngày 15/11 vừa qua, khi tuyên bố rằng, họ đã đánh chặn 70 tên lửa của Nga vào ngày hôm đó và 30 tên lửa đã lọt qua lưới gây thiệt hại nghiêm trọng cho 15 cơ sở năng lượng ở Ukraine.NATO trước đó xác nhận rằng, bất chấp thiệt hại, quân đội Ukraine vẫn còn hơn 290 hệ thống tên lửa phòng không S-300 sẵn sàng sử dụng. Bây giờ vụ tên lửa Ukraine vào lãnh thổ Ba Lan vào ngày 15/11 được coi là “tình huống không mong muốn”.
Ba Lan là một trong những nước láng giềng quan trọng của Ukraine và luôn ủng hộ viện trợ quân sự lớn cho Ukraine; thời điểm tên lửa phát nổ ở Ba Lan, một thành viên NATO, đồng nghĩa với việc Điều 4 và Điều 5 trong Hiến chương NATO có khả năng sẽ lần lượt được kích hoạt.
Trên mạng xã hội, một số chính trị gia Ba Lan và Ukraine đã ngay lập tức kêu gọi NATO kích hoạt Điều 4 để cùng nhau duy trì an ninh cho Ba Lan, một thành viên NATO; đồng thời trừng phạt Nga vì " phóng tên lửa vào Ba Lan".
Vì các cường quốc NATO đều là thành viên G20 nên tất cả họ đều đang tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia vào thời điểm này. Điều này đã tạo cơ hội cho giới truyền thông thế giới tập trung phỏng vấn lãnh đạo các nước lớn của NATO như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Canada về quan điểm và phản ứng của họ đối với vụ "tấn công tên lửa vào Ba Lan".
Tuy nhiên, thái độ của các nhà lãnh đạo của các nước lớn NATO nói trên giống nhau một cách đáng ngạc nhiên và họ đều trực tiếp từ chối bày tỏ quan điểm của mình.
Khách quan đánh giá, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã đến giai đoạn quan trọng và quân đội Nga vừa rút khỏi hữu ngạn sông Dnepr ở Kherson, nên không rõ phương hướng chiến lược tiếp theo của Moskva sẽ là gì?
Lúc này, không loại trừ khả năng quân đội Nga sẽ tiến hành đòn tấn công chiến lược vào kênh viện trợ quân sự nước ngoài của Ukraine; nhưng mọi việc phải có bằng chứng vững chắc thì lãnh đạo các cường quốc NATO mới có thể đưa ra quyết định hợp lý.
Thực tế đã chứng minh, sự thận trọng của lãnh đạo các thành viên quan trọng của NATO như Mỹ, Anh, Pháp, Đức là đúng đắn; chính Tổng thống Ba Lan cũng tuyên bố rằng, không có thông tin chắc chắn về việc tên lửa của ai (Nga và Ukraine) đã rơi xuống nước này.
Sau đó, hãng tin Pháp AP dẫn lời các quan chức Mỹ nói rằng, một máy bay quân sự của Mỹ đang tuần tra khu vực xung quanh vào thời điểm đó đã xác nhận rằng, một tên lửa tấn công lãnh thổ Ba Lan là do quân đội Ukraine phóng ra để bắn hạ một tên lửa của Nga.
Có thể khẳng định rằng, chính tên lửa S-300 của lực lượng phòng không Ukraine đã tự gây ra sự cố do đi chệch hướng hoặc nhầm lẫn khi đánh chặn tên lửa chiến thuật hoặc tên lửa hành trình của Nga.
Các mảnh vỡ tên lửa tại chỗ do quân đội Ba Lan đưa ra cũng khẳng định, chúng đều phù hợp với đặc điểm của tên lửa phòng không S-300. Nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định bên nào đã phóng tên lửa này, bởi cả Nga và Ukraine đều được trang bị tên lửa phòng không S-300.
Sau vụ việc, quân đội Nga tuyên bố rằng, họ không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào vào các mục tiêu gần biên giới Ukraine – Ba Lan và một số bức ảnh về mảnh vỡ tên lửa do Ba Lan công bố, không liên quan gì đến các hành động tấn công của Nga.
Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov nói với Hãng thông tấn Sputnik rằng, không thể có chuyện tên lửa hành trình của Nga rơi xuống Ba Lan; nhưng có thể tên lửa của hệ thống S-300 của Ukraine bắn tới lãnh thổ Ba Lan.
Nhưng khi tất cả các phương tiện truyền thông phương Tây đang rộ sóng, thì những “lời biện minh” của Nga không đủ xua tan nghi ngờ của thế giới bên ngoài; lúc này chỉ có tuyên bố và kết quả điều tra của Mỹ là “có căn cứ”. May mắn thay, người Mỹ đã bất ngờ dập tắt nghi ngờ của châu Âu.
Hãng tin CNN của Mỹ dẫn lời các quan chức quân sự NATO cho biết, một máy bay của NATO trước đó đã theo dõi một tên lửa rơi vào lãnh thổ Ba Lan và thông tin trinh sát bao gồm cả dấu hiệu radar, đã được cung cấp cho NATO và Ba Lan.
Tuyên bố này cũng xác nhận rằng, tên lửa đi vào Ba Lan là tên lửa đánh chặn được phóng bởi hệ thống phòng không S-300 của phòng không Ukraine.
Quân đội Ukraine tiếp tục thống kê thành tích của lực lượng phòng không nước này vào tối ngày 15/11 vừa qua, khi tuyên bố rằng, họ đã đánh chặn 70 tên lửa của Nga vào ngày hôm đó và 30 tên lửa đã lọt qua lưới gây thiệt hại nghiêm trọng cho 15 cơ sở năng lượng ở Ukraine.
NATO trước đó xác nhận rằng, bất chấp thiệt hại, quân đội Ukraine vẫn còn hơn 290 hệ thống tên lửa phòng không S-300 sẵn sàng sử dụng. Bây giờ vụ tên lửa Ukraine vào lãnh thổ Ba Lan vào ngày 15/11 được coi là “tình huống không mong muốn”.