Ác Điểu SR-71 của Mỹ tới nay vẫn được coi là loại máy bay nhanh nhất từng được chế tạo và sử dụng trên lãnh thổ Mỹ. Không làm nhiệm vụ chiến đấu, SR-71 chỉ phục vụ công tác do thám và do nó quá nhanh, từng có một thời gian nó "chễm chệ" ra vào không phận Liên Xô mà người Nga không thể làm gì được ngoài việc đứng nhìn. Nguồn ảnh: Sina.Tốc độ tối đa của máy bay trinh sát chiến lược SR-71 từng là bí mật lớn nhất, Không quân Mỹ đã giấu tốc độ tối đa của chiếc máy bay siêu siêu nhanh này, khiến cho Liên Xô phải đổ rất nhiều tiền của vào nghiên cứu một chiếc chiến đấu cơ có tốc độ "tương đương" để có thể đuổi được SR-71. Nguồn ảnh: Sina.Mới đây, các tài liệu được giải mật, tốc độ tối đa mà máy bay trinh sát SR-71 từng đạt được lên tới Mach 3.2. Khi bay thông thường, các phi công của SR-71 chỉ cần bay ở Mach 3 tương đương khoảng 3400 km/h để bỏ xa mọi loại máy bay của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.Tốc độ "kinh hồn bạt vía" này của SR-71 đạt được là nhờ hệ thống động cơ bao gồm hai động cơ P&W J58 cực kỳ tối tân, có sức đẩy lớn vượt trội được chế tạo từ năm 1958. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, kiểu dáng khí động học tốt cùng vật liệu chế tạo tiên tiến vượt bậc đã giúp phần thân vỏ của SR-71 có kiểu dáng khí động học cực cao, giúp nó chịu được nhiệt lượng lớn toả ra khi ma sát với không khí ở tốc độ trên 3000 km/h. Nguồn ảnh: Sina.Phần động cơ của SR-71 ban đầu có khả năng đưa máy bay đạt tốc độ Mach 2.5 một cách dễ dàng. Tuy nhiên tốc độ này là chưa đủ thuyết phục với Không quân Mỹ nên một chương trình cải biên đã được thực hiện. Nguồn ảnh: Sina.Mục đích của chương trình này là đưa tốc độ tối đa của động cơ J58 lên vượt mức Mach 3.2 hoặc ít nhất ổn định hoạt động ở tốc độ Mach 3. Nguồn ảnh: Sina.Hai mốc tốc độ Mach 2,5 và Mach 3 tưởng chừng khá gần nhau - tuy nhiên lại cách xa nhau hàng chục năm công nghệ. Tổng cộng đã có 3,3 triệu chi tiết trên động cơ J58 phiên bản gốc để nó có thể đạt được tốc độ tối đa lên tới Mach 3,2. Nguồn ảnh: Sina.Những chi tiết vốn dĩ không cần thiết khi động cơ hoạt động ở tốc độ Mach 2,5 như bơm nhiên liệu áp lực cao, đường ống dẫn nhiên liệu bọc cách nhiệt bằng chất liệu đặc biệt, đường dây điện được di chuyển lại,... đều cần thiết để khối động cơ này đưa SR-71 vượt tốc độ Mach 3,0. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù trong lý thuyết, tốc độ của SR-71 có thể đạt đến Mach 3,2; tuy nhiên thực tế thì các phi công lái SR-71 đều không muốn vượt quá tốc độ Mach 3 vì khi này, máy bay sẽ rung lắc rất dữ đội "như phi xe đua trên đường đầy ổ gà". Nguồn ảnh: Sina.Tổng cộng đã có 32 chiếc Ác Điểu SR-71 từng được Không quân Mỹ chế tạo, trong số đó có 12 chiếc bị hư hại trong quá trình hoạt động. Tất cả các hư hại này đều là do tai nạn, chưa một máy bay hay hệ thống phòng không nào trên thế giới có thể bắn hạ được SR-71. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem Video: Tại sao SR-71 là phi cơ "tự rơi" chứ không thể "bị bắn hạ"?
Ác Điểu SR-71 của Mỹ tới nay vẫn được coi là loại máy bay nhanh nhất từng được chế tạo và sử dụng trên lãnh thổ Mỹ. Không làm nhiệm vụ chiến đấu, SR-71 chỉ phục vụ công tác do thám và do nó quá nhanh, từng có một thời gian nó "chễm chệ" ra vào không phận Liên Xô mà người Nga không thể làm gì được ngoài việc đứng nhìn. Nguồn ảnh: Sina.
Tốc độ tối đa của máy bay trinh sát chiến lược SR-71 từng là bí mật lớn nhất, Không quân Mỹ đã giấu tốc độ tối đa của chiếc máy bay siêu siêu nhanh này, khiến cho Liên Xô phải đổ rất nhiều tiền của vào nghiên cứu một chiếc chiến đấu cơ có tốc độ "tương đương" để có thể đuổi được SR-71. Nguồn ảnh: Sina.
Mới đây, các tài liệu được giải mật, tốc độ tối đa mà máy bay trinh sát SR-71 từng đạt được lên tới Mach 3.2. Khi bay thông thường, các phi công của SR-71 chỉ cần bay ở Mach 3 tương đương khoảng 3400 km/h để bỏ xa mọi loại máy bay của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.
Tốc độ "kinh hồn bạt vía" này của SR-71 đạt được là nhờ hệ thống động cơ bao gồm hai động cơ P&W J58 cực kỳ tối tân, có sức đẩy lớn vượt trội được chế tạo từ năm 1958. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, kiểu dáng khí động học tốt cùng vật liệu chế tạo tiên tiến vượt bậc đã giúp phần thân vỏ của SR-71 có kiểu dáng khí động học cực cao, giúp nó chịu được nhiệt lượng lớn toả ra khi ma sát với không khí ở tốc độ trên 3000 km/h. Nguồn ảnh: Sina.
Phần động cơ của SR-71 ban đầu có khả năng đưa máy bay đạt tốc độ Mach 2.5 một cách dễ dàng. Tuy nhiên tốc độ này là chưa đủ thuyết phục với Không quân Mỹ nên một chương trình cải biên đã được thực hiện. Nguồn ảnh: Sina.
Mục đích của chương trình này là đưa tốc độ tối đa của động cơ J58 lên vượt mức Mach 3.2 hoặc ít nhất ổn định hoạt động ở tốc độ Mach 3. Nguồn ảnh: Sina.
Hai mốc tốc độ Mach 2,5 và Mach 3 tưởng chừng khá gần nhau - tuy nhiên lại cách xa nhau hàng chục năm công nghệ. Tổng cộng đã có 3,3 triệu chi tiết trên động cơ J58 phiên bản gốc để nó có thể đạt được tốc độ tối đa lên tới Mach 3,2. Nguồn ảnh: Sina.
Những chi tiết vốn dĩ không cần thiết khi động cơ hoạt động ở tốc độ Mach 2,5 như bơm nhiên liệu áp lực cao, đường ống dẫn nhiên liệu bọc cách nhiệt bằng chất liệu đặc biệt, đường dây điện được di chuyển lại,... đều cần thiết để khối động cơ này đưa SR-71 vượt tốc độ Mach 3,0. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù trong lý thuyết, tốc độ của SR-71 có thể đạt đến Mach 3,2; tuy nhiên thực tế thì các phi công lái SR-71 đều không muốn vượt quá tốc độ Mach 3 vì khi này, máy bay sẽ rung lắc rất dữ đội "như phi xe đua trên đường đầy ổ gà". Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng đã có 32 chiếc Ác Điểu SR-71 từng được Không quân Mỹ chế tạo, trong số đó có 12 chiếc bị hư hại trong quá trình hoạt động. Tất cả các hư hại này đều là do tai nạn, chưa một máy bay hay hệ thống phòng không nào trên thế giới có thể bắn hạ được SR-71. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Tại sao SR-71 là phi cơ "tự rơi" chứ không thể "bị bắn hạ"?