Video pháo tự hành chống tăng SU-100 bắn đạn thật trong diễn tập phòng thủ bờ biển của Kênh truyền hình quốc phòng Việt Nam đã gây ngạc nhiên cho ấn phẩm Militarnyi.Được Liên Xô viện trợ từ thập niên 1960, SU-100 vẫn được bảo trì trong tình trạng tốt và gần đây đã được đưa ra huấn luyện khoa mục đẩy lùi cuộc đổ bộ của đối phương, một trong những khẩu pháo tự hành đã bắn trúng tàu mục tiêu.Ấn phẩm Militarnyi lưu ý rằng chiến thuật sử dụng SU-100 liên quan đến việc ngụy trang trên bờ biển trong đội hình đã chuẩn bị sẵn, chờ tàu địch tiếp cận cự ly tác xạ hiệu quả, hoặc khi lực lượng đổ bộ vào bờ.Toàn bộ thời gian trước khi bắt đầu khai hỏa, những khẩu pháo chống tăng tự hành phải ở trong tình trạng ẩn giấu để bảo vệ mình khỏi pháo binh và tên lửa dẫn đường của đối phương.Ấn phẩm Militarnyi nhận xét, sở dĩ Quân đội Việt Nam có khả năng duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của pháo tự hành chống tăng SU-100 là nhờ việc hoán đổi các thành phần với xe tăng T-54/55, khi giữa hai vũ khí có nhiều sự tương đồng.Theo số liệu của trang Military Balance 2023, Quân đội Việt Nam đang vận hành và cất giữ hơn 800 xe tăng T-54/55, chúng có thể đóng vai trò "nhà tài trợ phụ tùng" cho pháo tự hành chống tăng SU-100.Pháo chính D-10S 100 mm của SU-100 cũng có thể hoán đổi với các loại xe tăng nói trên, ngoài ra nguồn đạn dự trữ với nhiều chủng loại khác nhau cũng còn khá dồi dào.Cần lưu ý thêm, SU-100 thực chất là bản nâng cấp của pháo tự hành diệt tăng SU-85 85 mm thế hệ trước, được Quân đội Liên Xô sử dụng từ giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới II, nó sử dụng khung gầm xe tăng hạng trung T-34-85.Pháo tự hành diệt tăng SU-100 có trọng lượng chiến đấu 31,6 tấn; chiều dài 9,45 m; chiều rộng 3,0 m; chiều cao 2,25 m; kíp chiến đấu gồm 4 người bao gồm trưởng xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn.Giáp trước của thân xe cơ sở có độ dày 75 mm, giáp hông dày 35 mm và nóc xe mỏng nhất chỉ 20 mm, khả năng bảo vệ của vỏ giáp SU-100 không thực sự gây ấn tượng.Trái tim của pháo tự hành diệt tăng SU-100 là động cơ diesel 4 kỳ V-2-34, 12 xilanh có công suất 500 mã lực (370 kW) cho tốc độ tối đa 48 km/h trên đường tốt, tầm hoạt động 320 km.Vũ khí của SU-100 chỉ gồm duy nhất pháo nòng xoắn D-10S cỡ 100 mm, không có thêm súng máy đồng trục hay súng máy phòng không để chống lại bộ binh áp sát.Pháo D-10S tương tự loại lắp trên xe tăng T-54 thế hệ đầu, về sức mạnh, nó có thể xuyên thủng tấm thép dày 125 mm để thẳng góc với mặt đất từ cự ly 2 km.Ngày nay pháo tự hành chống tăng SU-100 vẫn còn trong biên chế Binh chủng tăng thiết giáp nhưng phần lớn là ở trạng thái niêm cất, bảo quản sẵn sàng chiến đấu.Bên cạnh đó, tương tự pháo nòng dài M47 152 mm, vai trò của SU-100 rõ ràng hơn khi nằm trong đội hình phương tiện phòng thủ bờ biển của các đơn vị hải quân.Pháo D-10S mặc dù không đạt hiệu quả cao đối với chiến xa chủ lực hiện đại nhưng vẫn đủ sức tiêu diệt mọi loại xe tăng lội nước hay xe thiết giáp lưỡng cư vốn có vỏ giáp rất mỏng.Khi triển khai cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, nhược điểm không có tháp pháo khiến phải xoay cả thân xe để thay đổi góc phương vị đã được khắc phục ít nhiều.Nhờ việc nằm phục kích và lấy sẵn phần tử ngắm, pháo tự hành SU-100 với uy lực và độ cơ động lớn hơn nhiều so với pháo xe kéo D-44 85 mm - vẫn được đánh giá là rất hữu dụng.
Video pháo tự hành chống tăng SU-100 bắn đạn thật trong diễn tập phòng thủ bờ biển của Kênh truyền hình quốc phòng Việt Nam đã gây ngạc nhiên cho ấn phẩm Militarnyi.
Được Liên Xô viện trợ từ thập niên 1960, SU-100 vẫn được bảo trì trong tình trạng tốt và gần đây đã được đưa ra huấn luyện khoa mục đẩy lùi cuộc đổ bộ của đối phương, một trong những khẩu pháo tự hành đã bắn trúng tàu mục tiêu.
Ấn phẩm Militarnyi lưu ý rằng chiến thuật sử dụng SU-100 liên quan đến việc ngụy trang trên bờ biển trong đội hình đã chuẩn bị sẵn, chờ tàu địch tiếp cận cự ly tác xạ hiệu quả, hoặc khi lực lượng đổ bộ vào bờ.
Toàn bộ thời gian trước khi bắt đầu khai hỏa, những khẩu pháo chống tăng tự hành phải ở trong tình trạng ẩn giấu để bảo vệ mình khỏi pháo binh và tên lửa dẫn đường của đối phương.
Ấn phẩm Militarnyi nhận xét, sở dĩ Quân đội Việt Nam có khả năng duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của pháo tự hành chống tăng SU-100 là nhờ việc hoán đổi các thành phần với xe tăng T-54/55, khi giữa hai vũ khí có nhiều sự tương đồng.
Theo số liệu của trang Military Balance 2023, Quân đội Việt Nam đang vận hành và cất giữ hơn 800 xe tăng T-54/55, chúng có thể đóng vai trò "nhà tài trợ phụ tùng" cho pháo tự hành chống tăng SU-100.
Pháo chính D-10S 100 mm của SU-100 cũng có thể hoán đổi với các loại xe tăng nói trên, ngoài ra nguồn đạn dự trữ với nhiều chủng loại khác nhau cũng còn khá dồi dào.
Cần lưu ý thêm, SU-100 thực chất là bản nâng cấp của pháo tự hành diệt tăng SU-85 85 mm thế hệ trước, được Quân đội Liên Xô sử dụng từ giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới II, nó sử dụng khung gầm xe tăng hạng trung T-34-85.
Pháo tự hành diệt tăng SU-100 có trọng lượng chiến đấu 31,6 tấn; chiều dài 9,45 m; chiều rộng 3,0 m; chiều cao 2,25 m; kíp chiến đấu gồm 4 người bao gồm trưởng xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn.
Giáp trước của thân xe cơ sở có độ dày 75 mm, giáp hông dày 35 mm và nóc xe mỏng nhất chỉ 20 mm, khả năng bảo vệ của vỏ giáp SU-100 không thực sự gây ấn tượng.
Trái tim của pháo tự hành diệt tăng SU-100 là động cơ diesel 4 kỳ V-2-34, 12 xilanh có công suất 500 mã lực (370 kW) cho tốc độ tối đa 48 km/h trên đường tốt, tầm hoạt động 320 km.
Vũ khí của SU-100 chỉ gồm duy nhất pháo nòng xoắn D-10S cỡ 100 mm, không có thêm súng máy đồng trục hay súng máy phòng không để chống lại bộ binh áp sát.
Pháo D-10S tương tự loại lắp trên xe tăng T-54 thế hệ đầu, về sức mạnh, nó có thể xuyên thủng tấm thép dày 125 mm để thẳng góc với mặt đất từ cự ly 2 km.
Ngày nay pháo tự hành chống tăng SU-100 vẫn còn trong biên chế Binh chủng tăng thiết giáp nhưng phần lớn là ở trạng thái niêm cất, bảo quản sẵn sàng chiến đấu.
Bên cạnh đó, tương tự pháo nòng dài M47 152 mm, vai trò của SU-100 rõ ràng hơn khi nằm trong đội hình phương tiện phòng thủ bờ biển của các đơn vị hải quân.
Pháo D-10S mặc dù không đạt hiệu quả cao đối với chiến xa chủ lực hiện đại nhưng vẫn đủ sức tiêu diệt mọi loại xe tăng lội nước hay xe thiết giáp lưỡng cư vốn có vỏ giáp rất mỏng.
Khi triển khai cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, nhược điểm không có tháp pháo khiến phải xoay cả thân xe để thay đổi góc phương vị đã được khắc phục ít nhiều.
Nhờ việc nằm phục kích và lấy sẵn phần tử ngắm, pháo tự hành SU-100 với uy lực và độ cơ động lớn hơn nhiều so với pháo xe kéo D-44 85 mm - vẫn được đánh giá là rất hữu dụng.