Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam vừa cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về pháo tự hành 130mm, do quân đội ta nghiên cứu và hoàn thiện.Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có khả năng chế tạo pháo tự hành cỡ lớn tới như vậy. Khẩu pháo tự hành được chế tạo trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm, từ pháo tự hành Jupiter I.Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam cho biết, khẩu pháo chính được sử dụng là pháo M46 cỡ nòng 130mm, còn hệ thống khung gầm sử dụng xe tải KrAZ-255.Khẩu pháo tự hành của Việt Nam có tên mã tạm thời là PTH-130. Thiết kế của khẩu pháo này về cơ bản có nhiều nét tương đồng với Jupiter - một khẩu pháo tự hành do Cuba sản xuất.Pháo tự hành Jupiter của Cuba cũng sử dụng khung gầm xe tải hạng nặng 6x6 để mang trên mình một khẩu pháo M46 cỡ nòng 130mm, kèm theo đó là đạn dược, cơ cấu giảm giật cùng nhiều thiết bị tính toán đường đạn hiện đại khác.Hỏa lực của pháo kéo M46 là không thể bàn cãi, khi nó có thể bắn ở tốc độ tối đa 8 viên/phút, kèm theo đó là tầm bắn tối đa 27 km. Điểm yếu lớn nhất của M46, đó là nó có độ cơ động thấp - nay đã được khắc phục bằng hệ thống pháo tự hành.Dù có cỡ nòng không phải lớn nhất, nhưng pháo M46 lại có sức mạnh cực kỳ ghê gớm, và đặc biệt là độ chính xác cao, dù cách tính toán và cơ cấu bắn có thiết kế truyền thống, không hề sử dụng thiết bị điện tử.Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những khẩu pháo M46 của quân giải phóng dù có độ cơ động không cao, nhưng vẫn có thể đối đầu sòng phẳng với các loại pháo tự hành "Vua Chiến Trường" của Mỹ và đồng minh.Thiết kế của mẫu pháo tự hành Jupiter do Cuba sản xuất, có kíp chiến đấu 6 người, ngồi trong cabin trước xe khi hành quân. Toàn bộ đạn dược được đặt trong khoang tác chiến độc lập, đảm bảo an toàn cho kíp chiến đấu.Đây cũng không phải lần đầu tiên Việt Nam tự hoán cải, chế tạo pháo tự hành dựa trên các hệ thống khung gầm xe tải và các loại pháo có sẵn. Trong quá khứ, chúng ta cũng từng hoán cải pháo 105mm thành pháo tự hành.Tuy có thể đặt được pháo 105mm lên khung gầm xe tải để trở thành pháo tự hành, nhưng việc sử dụng ý tưởng tương tự với pháo M46 cỡ nòng 130mm, là rất khó khăn, do loại pháo cỡ lớn này có độ giật rất cao và trọng lượng lớn hơn rất nhiều.Việc hoán cải các loại pháo cũ thành pháo tự hành, sẽ đảm bảo khả năng cơ động cực cao trên chiến trường, cải thiện được hiệu suất tác chiến với pháo binh, dễ dàng di chuyển trận địa và tránh bị đối phương phản pháo.Ngoài ra, sử dụng pháo tự hành cũng sẽ giảm thiểu sức lực của binh lính khi triển khai và thu hồi trận địa pháo, giúp cải thiện hiệu năng chiến đấu của người lính trên chiến trường. Nguồn ảnh: QPVN. Cận cảnh pháo tự hành 130mm do Việt Nam tự chế tạo bắn thử nghiệm. Nguồn: QPVN.
Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam vừa cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về pháo tự hành 130mm, do quân đội ta nghiên cứu và hoàn thiện.
Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có khả năng chế tạo pháo tự hành cỡ lớn tới như vậy. Khẩu pháo tự hành được chế tạo trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm, từ pháo tự hành Jupiter I.
Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam cho biết, khẩu pháo chính được sử dụng là pháo M46 cỡ nòng 130mm, còn hệ thống khung gầm sử dụng xe tải KrAZ-255.
Khẩu pháo tự hành của Việt Nam có tên mã tạm thời là PTH-130. Thiết kế của khẩu pháo này về cơ bản có nhiều nét tương đồng với Jupiter - một khẩu pháo tự hành do Cuba sản xuất.
Pháo tự hành Jupiter của Cuba cũng sử dụng khung gầm xe tải hạng nặng 6x6 để mang trên mình một khẩu pháo M46 cỡ nòng 130mm, kèm theo đó là đạn dược, cơ cấu giảm giật cùng nhiều thiết bị tính toán đường đạn hiện đại khác.
Hỏa lực của pháo kéo M46 là không thể bàn cãi, khi nó có thể bắn ở tốc độ tối đa 8 viên/phút, kèm theo đó là tầm bắn tối đa 27 km. Điểm yếu lớn nhất của M46, đó là nó có độ cơ động thấp - nay đã được khắc phục bằng hệ thống pháo tự hành.
Dù có cỡ nòng không phải lớn nhất, nhưng pháo M46 lại có sức mạnh cực kỳ ghê gớm, và đặc biệt là độ chính xác cao, dù cách tính toán và cơ cấu bắn có thiết kế truyền thống, không hề sử dụng thiết bị điện tử.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những khẩu pháo M46 của quân giải phóng dù có độ cơ động không cao, nhưng vẫn có thể đối đầu sòng phẳng với các loại pháo tự hành "Vua Chiến Trường" của Mỹ và đồng minh.
Thiết kế của mẫu pháo tự hành Jupiter do Cuba sản xuất, có kíp chiến đấu 6 người, ngồi trong cabin trước xe khi hành quân. Toàn bộ đạn dược được đặt trong khoang tác chiến độc lập, đảm bảo an toàn cho kíp chiến đấu.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Việt Nam tự hoán cải, chế tạo pháo tự hành dựa trên các hệ thống khung gầm xe tải và các loại pháo có sẵn. Trong quá khứ, chúng ta cũng từng hoán cải pháo 105mm thành pháo tự hành.
Tuy có thể đặt được pháo 105mm lên khung gầm xe tải để trở thành pháo tự hành, nhưng việc sử dụng ý tưởng tương tự với pháo M46 cỡ nòng 130mm, là rất khó khăn, do loại pháo cỡ lớn này có độ giật rất cao và trọng lượng lớn hơn rất nhiều.
Việc hoán cải các loại pháo cũ thành pháo tự hành, sẽ đảm bảo khả năng cơ động cực cao trên chiến trường, cải thiện được hiệu suất tác chiến với pháo binh, dễ dàng di chuyển trận địa và tránh bị đối phương phản pháo.
Ngoài ra, sử dụng pháo tự hành cũng sẽ giảm thiểu sức lực của binh lính khi triển khai và thu hồi trận địa pháo, giúp cải thiện hiệu năng chiến đấu của người lính trên chiến trường. Nguồn ảnh: QPVN.
Cận cảnh pháo tự hành 130mm do Việt Nam tự chế tạo bắn thử nghiệm. Nguồn: QPVN.