Thông tin này đã được văn phòng báo chí Quân khu Trung tâm Nga xác nhận hôm 8/8. Trong khuôn khổ Hội thao quân sự quốc tế (Army Games 2019), đoàn Việt Nam đã có các trải nghiệm với bộ quân phục chiến binh Ratnik-2 mà mới chỉ được trang bị cho một phần các đơn vị tinh nhuệ Quân đội Nga. Trong ảnh, chiến sĩ công binh Việt Nam với quân phục Ratnik-2. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga"Các đại diện Việt hơi buồn vì không có bộ quân phục Ratnik-2 nào vừa với thể trạng. Đây chính là nguyên nhân khiến chúng tôi phải điều chính kích thước sao cho phù hợp để các thành viên tham dự giải đấu hoàn thành bài thi tốt nhất có thể", Giám đốc vũ khí tên lửa và pháo binh của Trường chỉ huy kỹ thuật quân sự cấp cao Tyumen, Đại úy Sergei Tikhonenko cho biết. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng NgaĐiều đặc biệt là cùng với thông tin điều chỉnh kích thước Ratnik-2 phù hợp với người Việt, Viện nghiên cứu Cơ khí Chính xác mang tên TSNIITOCHMASH cùng Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật của Tổng Công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport Nga cũng tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu bộ quân phục này cho khách hàng thân thiện. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga“Đây rõ ràng là cơ hội rất lớn cho những khách hàng truyền thống và thân thiện với Nga bởi chúng tôi sẽ chỉ bán bộ quân phục này một cách có chọn lọc", đại diện của TSNIITOCHMASH tuyên bố. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng NgaRatnik là tên của hệ thống chiến đấu bộ binh tương lai dành cho binh sĩ Nga. Nó được thiết kế để cải thiện khả năng kết nối và hiệu quả tác chiến chung của các binh sĩ trong lực lượng vũ trang. Ratnik bao gồm 10 hệ thống con và 59 vật phẩm riêng lẻ. Tháng 10/2016, Ratnik bắt đầu sử dụng cho các đơn vị trong toàn quân Nga. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là áo giáp chống đạn 6B45 – trang bị tiêu chuẩn quân phục Ratnik dành cho bộ binh Nga. Áo giáp được gắn những mảnh giáp gốm có khả năng chống đạn súng trường bắn tỉa, đạn xuyên giáp cỡ nhỏ, mảnh bom, mìn và lựu đạn ở khoảng cách gần. Nguồn ảnh: WikipediaKhông chỉ có khả năng chống đạn cực ấn tượng, Ratnik-2 còn được bổ sung các công cụ sinh hóa, trong đó có hệ thống hỗ trợ vận động kiểu xương trợ lực Exoskeleton. Bộ quân phục này được đánh giá là vượt trội các hệ thống tác chiến cá nhân của quân đội nước ngoài. Trong ảnh là áo giáp chống đạn 6B46 trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ nhẹ hơn. Ngoài ra, còn có áo giáp 6B48 cho các thành viên kíp xe tăng. Nguồn ảnh: WikipediaMũ trận 6B47 có khả năng chống đạn bắn từ súng lục khoảng cách 10m. Nguồn ảnh: WikipediaÁo vest mang trang bị cá nhân đa công dụng 6Sh117. Nguồn ảnh: WikipediaMáy ngắm ảnh nhiệt 1PN139 tích hợp cho bộ binh tác chiến ban đêm. Nguồn ảnh: WikipediaMáy thu tín hiệu định vị toàn cầu GLONASS NPI-2. Nguồn ảnh: WikipediaMáy tính bảng "Sagittarius" dành cho các sĩ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: WikipediaVideo lính Nga tập trận với quân phục Ratnik. Nguồn: RUPTLY
Thông tin này đã được văn phòng báo chí Quân khu Trung tâm Nga xác nhận hôm 8/8. Trong khuôn khổ Hội thao quân sự quốc tế (Army Games 2019), đoàn Việt Nam đã có các trải nghiệm với bộ quân phục chiến binh Ratnik-2 mà mới chỉ được trang bị cho một phần các đơn vị tinh nhuệ Quân đội Nga. Trong ảnh, chiến sĩ công binh Việt Nam với quân phục Ratnik-2. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
"Các đại diện Việt hơi buồn vì không có bộ quân phục Ratnik-2 nào vừa với thể trạng. Đây chính là nguyên nhân khiến chúng tôi phải điều chính kích thước sao cho phù hợp để các thành viên tham dự giải đấu hoàn thành bài thi tốt nhất có thể", Giám đốc vũ khí tên lửa và pháo binh của Trường chỉ huy kỹ thuật quân sự cấp cao Tyumen, Đại úy Sergei Tikhonenko cho biết. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Điều đặc biệt là cùng với thông tin điều chỉnh kích thước Ratnik-2 phù hợp với người Việt, Viện nghiên cứu Cơ khí Chính xác mang tên TSNIITOCHMASH cùng Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật của Tổng Công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport Nga cũng tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu bộ quân phục này cho khách hàng thân thiện. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
“Đây rõ ràng là cơ hội rất lớn cho những khách hàng truyền thống và thân thiện với Nga bởi chúng tôi sẽ chỉ bán bộ quân phục này một cách có chọn lọc", đại diện của TSNIITOCHMASH tuyên bố. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Ratnik là tên của hệ thống chiến đấu bộ binh tương lai dành cho binh sĩ Nga. Nó được thiết kế để cải thiện khả năng kết nối và hiệu quả tác chiến chung của các binh sĩ trong lực lượng vũ trang. Ratnik bao gồm 10 hệ thống con và 59 vật phẩm riêng lẻ. Tháng 10/2016, Ratnik bắt đầu sử dụng cho các đơn vị trong toàn quân Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là áo giáp chống đạn 6B45 – trang bị tiêu chuẩn quân phục Ratnik dành cho bộ binh Nga. Áo giáp được gắn những mảnh giáp gốm có khả năng chống đạn súng trường bắn tỉa, đạn xuyên giáp cỡ nhỏ, mảnh bom, mìn và lựu đạn ở khoảng cách gần. Nguồn ảnh: Wikipedia
Không chỉ có khả năng chống đạn cực ấn tượng, Ratnik-2 còn được bổ sung các công cụ sinh hóa, trong đó có hệ thống hỗ trợ vận động kiểu xương trợ lực Exoskeleton. Bộ quân phục này được đánh giá là vượt trội các hệ thống tác chiến cá nhân của quân đội nước ngoài. Trong ảnh là áo giáp chống đạn 6B46 trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ nhẹ hơn. Ngoài ra, còn có áo giáp 6B48 cho các thành viên kíp xe tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mũ trận 6B47 có khả năng chống đạn bắn từ súng lục khoảng cách 10m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Áo vest mang trang bị cá nhân đa công dụng 6Sh117. Nguồn ảnh: Wikipedia
Máy ngắm ảnh nhiệt 1PN139 tích hợp cho bộ binh tác chiến ban đêm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Máy thu tín hiệu định vị toàn cầu GLONASS NPI-2. Nguồn ảnh: Wikipedia
Máy tính bảng "Sagittarius" dành cho các sĩ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video lính Nga tập trận với quân phục Ratnik. Nguồn: RUPTLY