Theo các tài liệu lịch sử, năm 1971, sau khi đánh bại cuộc hành quân Chenla II của quân Lon Nol (Campuchia), quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã thu được một xe tăng hạng nhẹ AMX-13-75 trong tình trạng pháo không có khóa nòng. Chiếc xe này nằm trong số 40 chiếc mà chính phủ Pháp viện trợ cho chính quyền thân Mỹ ở Campuchia năm 1971. Nguồn ảnh: WargamingNgày 1/4/1972, Đoàn thiết giáp 26 đã sử dụng chiếc AMX-13-75 (được Việt Nam gọi là M51) tham gia tiến công căn cứ Xa Mát (Tây Ninh). Dù pháo chính không bắn được, kíp lái đã dùng súng máy bắn yểm trợ bộ binh kết hợp với cho động cơ gầm rú uy hiếp tinh thần địch. Sau khi trận đánh kết thúc thắng lợi, xe bị hỏng nặng không thể khôi phục nên nên phải cho phá hủy tại trận địa. Đến đây, chiếc AMX-13-75 duy nhất của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Nguồn ảnh: WargamingTuy không để lại dấu ấn gì quá đặc biệt, thế nhưng tìm hiểu sâu hơn thì xe tăng AMX-13 sở hữu kỷ lục vũ khí Việt Nam. Đó là chiếc xe tăng đầu tiên của Việt Nam sở hữu hệ thống nạp đạn tự động – loại khí tài độc đáo chỉ tồn tại trên các xe tăng hiện đại của Nga, của Pháp và một vài nước khác. Nguồn ảnh: WargamingDù là xe tăng hạng nhẹ với kích cỡ nhỏ gọn, nhưng thiết kế tháp pháo của AMX-13 vô cùng đặc biệt khiến nó sử dụng được bộ nạp đạn tự động đem lại tốc độ bắn cao – ưu thế rất lớn trên chiến trường. Theo đó, AMX-13 được trang bị tháp pháo kiểu đung đưa (oscillating) hay còn gọi là trục quay (trunnion). Nó gồm hai phần: trên và dưới. Phần dưới được lắp như tháp pháo trên các xe tăng thông thường. Phần trên với pháo chính được gắn vào hai trục nâng, có thể di chuyển theo phương thẳng cho pháo thủ khi ngắm mục tiêu….Nguồn ảnh: Wargaming….Điều đó cho phép ngoài việc bố trí 2 người thuộc kíp xe trong tháp pháo, có thể lắp thêm hai hộp tiếp đạn dạng xoay với 6 viên đạn trong mỗi hộp. Với sự trợ giúp này, cho phép pháo chính có khả năng nạp đạn tự động. Do sự giật về phía sau của nòng pháo, trong hộp tiếp đạn xảy ra sự xoay và đẩy (giải phóng) viên đạn tiếp theo – sẽ trượt và được đưa lên tang quay, có trục khớp với trục nòng pháo. Sau đó viên đạn được đẩy tự động vào nòng và thực hiện sự tác xạ. Nguồn ảnh: WargamingSự tiếp nhận thiết bị này không chỉ cho phép tốc độ bắn của pháo đạt 10 đến 12 viên/phút mà còn rút gọn kíp xe xuống còn 3 người. Nguồn ảnh: WargamingVị trí của lái xe được bố trí ba kính tiềm vọng để quan sát, xa trưởng ngồi ở bên trái của tháp pháo, được trang bị tám kính viễn vọng và ở vị trí của thủ có hai kính viễn vọng. Nguồn ảnh: WargamingHỏa lực trên chiếc AMX-13 từng được bộ đội Việt Nam sử dụng là loại pháo 75mm FL-10. Cho nên, AMX-13 của Việt Nam còn gọi là AMX-13-75 - biến thể này được sản xuất hàng loạt số lượng lớn. Đáng chú ý, khi hành tiến, ở phía trước tháp pháo có giá cố định nòng pháo – hầu như các xe tăng Nga không có thiết kế nào tương tự như vậy. Nguồn ảnh: WargamingKhẩu 75mm FL-10 được thiết kế dựa trên pháo L/71 75mm trên các xe tăng Panther của Đức trong CTTG 2. Sau này, AMX-13 còn được Pháp phát triển thêm 2 phiên bản với pháo lớn hơn gồm: AMX-13-90 Model 52 (lắp pháo 90mm) và AMX-13-105 với pháo 105mm. Nguồn ảnh: WargamingNgay cạnh gốc pháo chính là nơi đặt đại liên đồng trục 7,62mm. Nguồn ảnh: WargamingXe tăng hạng nhẹ AMX-13 có trọng lượng tổng thể 15 tấn, dài tổng thể 6,36m, rộng 2,5m, cao 2,3m. Nó được giới quân sự đánh giá là có cấu trúc khá kỳ lạ, khác hẳn với xe tăng hạng nhẹ truyền thống. Nguồn ảnh: WargamingTheo đó, động cơ được bố trí phía trước xe, nằm tiếp sau là buồng điều khiển, cuối cùng là buồng chiến đấu. Cách bố trí này giống với một số loại xe thiết giáp chở quân như M113 sau này, hơn là xe tăng truyền thống. Nguồn ảnh: WargamingCận cảnh phía trên nơi đặt động cơ của AMX-13 - 8 xilanh 8Gxb do hãng SOFAM sản xuất với hệ thống làm mát bằng chất lỏng (nước) và hộp truyền động 5 tầng với các bộ đồng bộ. Cơ chế quay được thực hiện bởi bộ vi sai kép (đôi). Nguồn ảnh: WargamingCửa ra vào tháp pháo chính. Nguồn ảnh: WargamingTrong bộ phận truyền động mỗi bên thành xe có 6 trục nâng với hệ thống giảm sóc bên trong. Bánh dẫn động bố trí phía trước, bánh dẫn hướng, phía sau. Băng xích bằng thép với bản lề mở có những mắt xích có thể tháo rời. AMX-13 có tốc độ rất cao, lên tới 60km/h trên đường bằng phẳng, dự trữ hành trình 400km. Nguồn ảnh: WargamingXe tăng hạng nhẹ AMX-13 do hãng Atelier de Construction d'lssy-les-Moulineaus (Pháp) nghiên cứu phát triển từ năm 1946. Đây được xem là một trong những loại xe tăng thành công nhất của nước Pháp với tổng cộng 7.700 chiếc được chế tạo, trong đó xuất khẩu 3.400 chiếc tới 25 nước. Nguồn ảnh: WargamingNgoài Việt Nam, ở Đông Nam Á còn có Indonesia và Singapore từng sở hữu số lượng lớn các xe tăng AMX-13-75. Thậm chí, Singapore với tiềm lực CNQP của riêng còn thực hiện gói nâng cấp lớn cho 350 chiếc AMX-13-75 trong biên chế để sử dụng lâu hơn. Nguồn ảnh: Wargaming
Theo các tài liệu lịch sử, năm 1971, sau khi đánh bại cuộc hành quân Chenla II của quân Lon Nol (Campuchia), quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã thu được một xe tăng hạng nhẹ AMX-13-75 trong tình trạng pháo không có khóa nòng. Chiếc xe này nằm trong số 40 chiếc mà chính phủ Pháp viện trợ cho chính quyền thân Mỹ ở Campuchia năm 1971. Nguồn ảnh: Wargaming
Ngày 1/4/1972, Đoàn thiết giáp 26 đã sử dụng chiếc AMX-13-75 (được Việt Nam gọi là M51) tham gia tiến công căn cứ Xa Mát (Tây Ninh). Dù pháo chính không bắn được, kíp lái đã dùng súng máy bắn yểm trợ bộ binh kết hợp với cho động cơ gầm rú uy hiếp tinh thần địch. Sau khi trận đánh kết thúc thắng lợi, xe bị hỏng nặng không thể khôi phục nên nên phải cho phá hủy tại trận địa. Đến đây, chiếc AMX-13-75 duy nhất của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Nguồn ảnh: Wargaming
Tuy không để lại dấu ấn gì quá đặc biệt, thế nhưng tìm hiểu sâu hơn thì xe tăng AMX-13 sở hữu kỷ lục vũ khí Việt Nam. Đó là chiếc xe tăng đầu tiên của Việt Nam sở hữu hệ thống nạp đạn tự động – loại khí tài độc đáo chỉ tồn tại trên các xe tăng hiện đại của Nga, của Pháp và một vài nước khác. Nguồn ảnh: Wargaming
Dù là xe tăng hạng nhẹ với kích cỡ nhỏ gọn, nhưng thiết kế tháp pháo của AMX-13 vô cùng đặc biệt khiến nó sử dụng được bộ nạp đạn tự động đem lại tốc độ bắn cao – ưu thế rất lớn trên chiến trường. Theo đó, AMX-13 được trang bị tháp pháo kiểu đung đưa (oscillating) hay còn gọi là trục quay (trunnion). Nó gồm hai phần: trên và dưới. Phần dưới được lắp như tháp pháo trên các xe tăng thông thường. Phần trên với pháo chính được gắn vào hai trục nâng, có thể di chuyển theo phương thẳng cho pháo thủ khi ngắm mục tiêu….Nguồn ảnh: Wargaming
….Điều đó cho phép ngoài việc bố trí 2 người thuộc kíp xe trong tháp pháo, có thể lắp thêm hai hộp tiếp đạn dạng xoay với 6 viên đạn trong mỗi hộp. Với sự trợ giúp này, cho phép pháo chính có khả năng nạp đạn tự động. Do sự giật về phía sau của nòng pháo, trong hộp tiếp đạn xảy ra sự xoay và đẩy (giải phóng) viên đạn tiếp theo – sẽ trượt và được đưa lên tang quay, có trục khớp với trục nòng pháo. Sau đó viên đạn được đẩy tự động vào nòng và thực hiện sự tác xạ. Nguồn ảnh: Wargaming
Sự tiếp nhận thiết bị này không chỉ cho phép tốc độ bắn của pháo đạt 10 đến 12 viên/phút mà còn rút gọn kíp xe xuống còn 3 người. Nguồn ảnh: Wargaming
Vị trí của lái xe được bố trí ba kính tiềm vọng để quan sát, xa trưởng ngồi ở bên trái của tháp pháo, được trang bị tám kính viễn vọng và ở vị trí của thủ có hai kính viễn vọng. Nguồn ảnh: Wargaming
Hỏa lực trên chiếc AMX-13 từng được bộ đội Việt Nam sử dụng là loại pháo 75mm FL-10. Cho nên, AMX-13 của Việt Nam còn gọi là AMX-13-75 - biến thể này được sản xuất hàng loạt số lượng lớn. Đáng chú ý, khi hành tiến, ở phía trước tháp pháo có giá cố định nòng pháo – hầu như các xe tăng Nga không có thiết kế nào tương tự như vậy. Nguồn ảnh: Wargaming
Khẩu 75mm FL-10 được thiết kế dựa trên pháo L/71 75mm trên các xe tăng Panther của Đức trong CTTG 2. Sau này, AMX-13 còn được Pháp phát triển thêm 2 phiên bản với pháo lớn hơn gồm: AMX-13-90 Model 52 (lắp pháo 90mm) và AMX-13-105 với pháo 105mm. Nguồn ảnh: Wargaming
Ngay cạnh gốc pháo chính là nơi đặt đại liên đồng trục 7,62mm. Nguồn ảnh: Wargaming
Xe tăng hạng nhẹ AMX-13 có trọng lượng tổng thể 15 tấn, dài tổng thể 6,36m, rộng 2,5m, cao 2,3m. Nó được giới quân sự đánh giá là có cấu trúc khá kỳ lạ, khác hẳn với xe tăng hạng nhẹ truyền thống. Nguồn ảnh: Wargaming
Theo đó, động cơ được bố trí phía trước xe, nằm tiếp sau là buồng điều khiển, cuối cùng là buồng chiến đấu. Cách bố trí này giống với một số loại xe thiết giáp chở quân như M113 sau này, hơn là xe tăng truyền thống. Nguồn ảnh: Wargaming
Cận cảnh phía trên nơi đặt động cơ của AMX-13 - 8 xilanh 8Gxb do hãng SOFAM sản xuất với hệ thống làm mát bằng chất lỏng (nước) và hộp truyền động 5 tầng với các bộ đồng bộ. Cơ chế quay được thực hiện bởi bộ vi sai kép (đôi). Nguồn ảnh: Wargaming
Cửa ra vào tháp pháo chính. Nguồn ảnh: Wargaming
Trong bộ phận truyền động mỗi bên thành xe có 6 trục nâng với hệ thống giảm sóc bên trong. Bánh dẫn động bố trí phía trước, bánh dẫn hướng, phía sau. Băng xích bằng thép với bản lề mở có những mắt xích có thể tháo rời. AMX-13 có tốc độ rất cao, lên tới 60km/h trên đường bằng phẳng, dự trữ hành trình 400km. Nguồn ảnh: Wargaming
Xe tăng hạng nhẹ AMX-13 do hãng Atelier de Construction d'lssy-les-Moulineaus (Pháp) nghiên cứu phát triển từ năm 1946. Đây được xem là một trong những loại xe tăng thành công nhất của nước Pháp với tổng cộng 7.700 chiếc được chế tạo, trong đó xuất khẩu 3.400 chiếc tới 25 nước. Nguồn ảnh: Wargaming
Ngoài Việt Nam, ở Đông Nam Á còn có Indonesia và Singapore từng sở hữu số lượng lớn các xe tăng AMX-13-75. Thậm chí, Singapore với tiềm lực CNQP của riêng còn thực hiện gói nâng cấp lớn cho 350 chiếc AMX-13-75 trong biên chế để sử dụng lâu hơn. Nguồn ảnh: Wargaming