Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Guinea tuy được xây dựng đủ với 5 thành phần chính gồm: Lục quân, Hải quân, Không quân, lực lượng bán quân sự quốc gia và Vệ binh Cộng hòa nhưng vẻn vẹn quân số chỉ khoảng 45.000 quân (hải quân chỉ có 900 người), ngân sách quốc phòng chừng vài chục triệu USD/năm.
Với ngân sách quốc phòng rất eo hẹp thì đương nhiên trang bị vũ khí của Quân đội Guinea nghèo nàn. Theo một vài thống kê, lực lượng thiết giáp nước này chỉ có chừng gần 100 xe tăng - thiết giáp do Liên Xô sản xuất, chừng 50 khẩu pháo cối. Việc không có nhiều phương tiện thiết giáp khiến binh lính Guinea chủ yếu di chuyển bằng các xe ô tô dân sự.
Hải quân Guinea chỉ có chừng 900 lính thường trực và một vài tuần tiễu nhỏ cùng ca nô, trong khi không quân còn ít hơn thế khi chỉ có 700 quân và 20 máy bay - trực thăng xuất xứ từ Liên Xô, Pháp.
Tuy được coi là kém cỏi nhưng ít ra sức mạnh quân sự của Guinea còn gấp nhiều lần Lực lượng Vũ trang Liberia (AFL). Quân đội nước này chỉ có vẻn vẹn 2.100 quân thường trực (chia làm 2 tiểu đoàn và nhóm nhỏ lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia). Trang bị của AFL gần như chẳng có gì ngoài súng bộ binh.
Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Sierra Leone (RSLAF) nhỉnh hơn Liberia khi có quân số thường trực khoảng 13.000 người (một số nguồn cho là chừng 8.500 người), ngân sách quốc phòng cũng chỉ vài chục triệu USD, được tổ chức thành 3 thành phần: Lục quân, Hải quân và Không quân.
Trang bị của Lục quân RSLAF ngoài vũ khí bộ binh cho binh lính (súng trường AK-47, trung liên RPD, súng chống tăng RPG) thì phương tiện cơ giới rất hạn chế với chỉ 2 xe tăng T-72, 10 xe bọc thép OT-64 và 3 xe Casspir. Còn pháo binh chỉ có 31 khẩu pháo, súng không giật Gustav và 7 khẩu pháo phòng không.
Dù có đường bờ biển dài, phải quản lý vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý nhưng Hải quân Sierra Leone (RSLN) chỉ được trang bị 7 tàu pháo Type 62 của Trung Quốc cùng một ít ca nô tuần tra với quân số 500 người. Trong khi lực lượng không quân cũng chẳng khá hơn khi chỉ có chừng 10 máy bay - trực thăng.
Trong các quốc gia Tây Phi đang chịu sự hoành hành của dịch Ebola thì Quân đội Nigeria mạnh hơn cả với trang bị khá tốt. Lực lượng Vũ trang Nigerian (NAF) có quân số thường trực khoảng 200.000 người tổ chức thành 3 quân chủng: Lục quân, Hải quân và Không quân. Ngân sách quốc phòng khoảng 3-4 tỷ USD - khá lớn ở các quốc gia Tây Phi.
Trong 3 quân chủng thì lục quân có số binh lính thường trực đông đảo nhất gồm 130.000 người được trang bị vũ khí cá nhân khá tốt. Chiếm số lượng lớn vẫn là súng trường tiến công AK-47/AKM, ngoài ra còn có một số súng phương Tây như FN FAL, Heckler & Koch G3, M16A1; trung liên RPK, Browning M2; súng chống tăng RPG-7; súng không giật...
Trang bị tăng - thiết giáp của Nigeria có chừng hơn 1.000 chiếc, chiếm 70-80% là các phương tiện thiết giáp chở quân có xuất xứ từ Liên Xô, Ukraine và vài nước phương Tây, phần còn lại là xe tăng (gồm 74 chiếc T-54/55 Liên Xô; 108 Vickters Mk III Anh; 16 AMX-13 Pháp).
Pháo binh Nigeria có khoảng 1.000 khẩu do Liên Xô, Anh, Italy cung cấp.
Hải quân Nigeria là một trong những lực lượng lớn nhất khu vực châu Phi với trang bị khá tốt. Nước này hiện có trong trang bị tàu hộ vệ tên lửa cỡ 3.360 tấn do Đức đóng, cùng 2 tàu hộ vệ cỡ 3.200 tấn của Mỹ, ngoài ra nước này được cho là đang mua 2 tàu hộ vệ cỡ 1.500 tấn Type 056 của Trung Quốc. Đó là chưa kể nước này còn có chừng 9 tàu tấn công nhanh trang bị tên lửa, vài chục tàu pháo tuần tra ven biển.
Không quân Nigeria cũng được xem là một trong những lực lượng lớn nhất ở châu Phi với quân thường trực 10.000 người, trang bị 261 máy bay gồm: 15 tiêm kích F-7 nhập từ Trung Quốc (trong ảnh); 24 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Alpha Jets của Pháp và trực thăng, máy bay vận tải.
Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Guinea tuy được xây dựng đủ với 5 thành phần chính gồm: Lục quân, Hải quân, Không quân, lực lượng bán quân sự quốc gia và Vệ binh Cộng hòa nhưng vẻn vẹn quân số chỉ khoảng 45.000 quân (hải quân chỉ có 900 người), ngân sách quốc phòng chừng vài chục triệu USD/năm.
Với ngân sách quốc phòng rất eo hẹp thì đương nhiên trang bị vũ khí của Quân đội Guinea nghèo nàn. Theo một vài thống kê, lực lượng thiết giáp nước này chỉ có chừng gần 100 xe tăng - thiết giáp do Liên Xô sản xuất, chừng 50 khẩu pháo cối. Việc không có nhiều phương tiện thiết giáp khiến binh lính Guinea chủ yếu di chuyển bằng các xe ô tô dân sự.
Hải quân Guinea chỉ có chừng 900 lính thường trực và một vài tuần tiễu nhỏ cùng ca nô, trong khi không quân còn ít hơn thế khi chỉ có 700 quân và 20 máy bay - trực thăng xuất xứ từ Liên Xô, Pháp.
Tuy được coi là kém cỏi nhưng ít ra sức mạnh quân sự của Guinea còn gấp nhiều lần Lực lượng Vũ trang Liberia (AFL). Quân đội nước này chỉ có vẻn vẹn 2.100 quân thường trực (chia làm 2 tiểu đoàn và nhóm nhỏ lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia). Trang bị của AFL gần như chẳng có gì ngoài súng bộ binh.
Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Sierra Leone (RSLAF) nhỉnh hơn Liberia khi có quân số thường trực khoảng 13.000 người (một số nguồn cho là chừng 8.500 người), ngân sách quốc phòng cũng chỉ vài chục triệu USD, được tổ chức thành 3 thành phần: Lục quân, Hải quân và Không quân.
Trang bị của Lục quân RSLAF ngoài vũ khí bộ binh cho binh lính (súng trường AK-47, trung liên RPD, súng chống tăng RPG) thì phương tiện cơ giới rất hạn chế với chỉ 2 xe tăng T-72, 10 xe bọc thép OT-64 và 3 xe Casspir. Còn pháo binh chỉ có 31 khẩu pháo, súng không giật Gustav và 7 khẩu pháo phòng không.
Dù có đường bờ biển dài, phải quản lý vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý nhưng Hải quân Sierra Leone (RSLN) chỉ được trang bị 7 tàu pháo Type 62 của Trung Quốc cùng một ít ca nô tuần tra với quân số 500 người. Trong khi lực lượng không quân cũng chẳng khá hơn khi chỉ có chừng 10 máy bay - trực thăng.
Trong các quốc gia Tây Phi đang chịu sự hoành hành của dịch Ebola thì Quân đội Nigeria mạnh hơn cả với trang bị khá tốt. Lực lượng Vũ trang Nigerian (NAF) có quân số thường trực khoảng 200.000 người tổ chức thành 3 quân chủng: Lục quân, Hải quân và Không quân. Ngân sách quốc phòng khoảng 3-4 tỷ USD - khá lớn ở các quốc gia Tây Phi.
Trong 3 quân chủng thì lục quân có số binh lính thường trực đông đảo nhất gồm 130.000 người được trang bị vũ khí cá nhân khá tốt. Chiếm số lượng lớn vẫn là súng trường tiến công AK-47/AKM, ngoài ra còn có một số súng phương Tây như FN FAL, Heckler & Koch G3, M16A1; trung liên RPK, Browning M2; súng chống tăng RPG-7; súng không giật...
Trang bị tăng - thiết giáp của Nigeria có chừng hơn 1.000 chiếc, chiếm 70-80% là các phương tiện thiết giáp chở quân có xuất xứ từ Liên Xô, Ukraine và vài nước phương Tây, phần còn lại là xe tăng (gồm 74 chiếc T-54/55 Liên Xô; 108 Vickters Mk III Anh; 16 AMX-13 Pháp).
Pháo binh Nigeria có khoảng 1.000 khẩu do Liên Xô, Anh, Italy cung cấp.
Hải quân Nigeria là một trong những lực lượng lớn nhất khu vực châu Phi với trang bị khá tốt. Nước này hiện có trong trang bị tàu hộ vệ tên lửa cỡ 3.360 tấn do Đức đóng, cùng 2 tàu hộ vệ cỡ 3.200 tấn của Mỹ, ngoài ra nước này được cho là đang mua 2 tàu hộ vệ cỡ 1.500 tấn Type 056 của Trung Quốc. Đó là chưa kể nước này còn có chừng 9 tàu tấn công nhanh trang bị tên lửa, vài chục tàu pháo tuần tra ven biển.
Không quân Nigeria cũng được xem là một trong những lực lượng lớn nhất ở châu Phi với quân thường trực 10.000 người, trang bị 261 máy bay gồm: 15 tiêm kích F-7 nhập từ Trung Quốc (trong ảnh); 24 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Alpha Jets của Pháp và trực thăng, máy bay vận tải.