Mới đây, một chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi Su-57 của Nga đã bị rơi tại vùng lãnh thổ Khabarovsk thuộc khu vực Viễn Đông, trong một chuyến bay thử nghiệm.Máy bay được xác định chính là chiếc tiêm kích Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên số hiệu 01 "xanh" và số hiệu nhà máy là 51001, nó dự kiến được không quân Nga tiếp nhận vào ngày 27/12.Việc máy bay bị rơi ngay khi chuẩn bị bàn giao chắc chắn sẽ khiến kế hoạch trang bị dòng chiến đấu cơ tàng hình này của Nga chịu ảnh hưởng nặng nề và bị chậm tiến độ.Công việc cần kíp nhất đối với Bộ Quốc phòng Nga lúc này chính là xác định rõ nguyên nhân gây ra tai nạn để không lặp lại sự cố nghiêm trọng tương tự trong tương lai.Theo thông báo mới nhất, cả hai hộp đen của chiếc Su-57 trên đã được tìm thấy trong tình trạng gần như nguyên vẹn, sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác điều tra.Trong bối cảnh hiện tại, các chuyên gia không loại trừ rằng vụ tai nạn máy bay chiến đấu Su-57 rất có thể do sai lầm của phi công.Phi công thử nghiệm Mitchsey Gorshkov, người điều khiển chiếc Su-57 bị rơi hôm 24/12/2019 từng gặp phải một vụ tai nạn máy bay tương tự trong quá khứ.Vụ việc trên xảy ra vào tháng 2/2012, trong một lần thử nghiệm đối với máy bay chiến đấu Su-30 đang chuẩn bị bàn giao, máy bay bị rơi cách nhà máy Komsomolsk on Amur (KnAAPO) khoảng 130 km.Một số nhà phân tích đã liên kết vụ tai nạn máy bay năm 2019 với sự kiện xảy ra vào năm 2012, trong cả 2 trường hợp, máy bay đều được báo cáo là mất điều khiển cánh đuôi và xoay vòng rồi rơi tự do.Tình huống này được xác định là do hệ thống kiểm soát bay, mà cụ thể hơn là máy tính trung tâm gặp sự cố, khiến chiếc phi cơ không tuân theo điều khiển của phi công.Vấn đề nghiêm trọng nhất đã được nêu ra đó là tại sao cả 2 chiếc máy bay mới sản xuất lại cùng gặp phải sự cố giống nhau đến như vậy, bất chấp phần mềm điều khiển trước đó không có lỗi kỹ thuật nào.Giả thiết đang được nhắc tới đó là phần mềm điều khiển bay của tiêm kích Su-30 cũng như Su-57 được tổ hợp KzAAPO sản xuất đã bị đối phương "bẻ khóa" thành công.Đối thủ của nước Nga đã bằng một biện pháp nào đó đưa một vài dòng lệnh hoặc cài đặt được virus phá hoại vào máy tính trung tâm của chiếc phi cơ và kích hoạt chúng khi nhận lệnh đặc biệt.Mặc dù còn phải điều tra thêm nhưng nếu như nhận định trên chính xác thì rõ ràng ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang đối diện nguy cơ phá hoại cực lớn.Vì thế bên cạnh các máy bay của KnAAPO, sản phẩm do tổ hợp Irkutsk chế tạo được dự báo cũng sẽ phải trải qua các bài kiểm tra đánh giá nghiêm ngặt trong tương lai.
Mới đây, một chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi Su-57 của Nga đã bị rơi tại vùng lãnh thổ Khabarovsk thuộc khu vực Viễn Đông, trong một chuyến bay thử nghiệm.
Máy bay được xác định chính là chiếc tiêm kích Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên số hiệu 01 "xanh" và số hiệu nhà máy là 51001, nó dự kiến được không quân Nga tiếp nhận vào ngày 27/12.
Việc máy bay bị rơi ngay khi chuẩn bị bàn giao chắc chắn sẽ khiến kế hoạch trang bị dòng chiến đấu cơ tàng hình này của Nga chịu ảnh hưởng nặng nề và bị chậm tiến độ.
Công việc cần kíp nhất đối với Bộ Quốc phòng Nga lúc này chính là xác định rõ nguyên nhân gây ra tai nạn để không lặp lại sự cố nghiêm trọng tương tự trong tương lai.
Theo thông báo mới nhất, cả hai hộp đen của chiếc Su-57 trên đã được tìm thấy trong tình trạng gần như nguyên vẹn, sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác điều tra.
Trong bối cảnh hiện tại, các chuyên gia không loại trừ rằng vụ tai nạn máy bay chiến đấu Su-57 rất có thể do sai lầm của phi công.
Phi công thử nghiệm Mitchsey Gorshkov, người điều khiển chiếc Su-57 bị rơi hôm 24/12/2019 từng gặp phải một vụ tai nạn máy bay tương tự trong quá khứ.
Vụ việc trên xảy ra vào tháng 2/2012, trong một lần thử nghiệm đối với máy bay chiến đấu Su-30 đang chuẩn bị bàn giao, máy bay bị rơi cách nhà máy Komsomolsk on Amur (KnAAPO) khoảng 130 km.
Một số nhà phân tích đã liên kết vụ tai nạn máy bay năm 2019 với sự kiện xảy ra vào năm 2012, trong cả 2 trường hợp, máy bay đều được báo cáo là mất điều khiển cánh đuôi và xoay vòng rồi rơi tự do.
Tình huống này được xác định là do hệ thống kiểm soát bay, mà cụ thể hơn là máy tính trung tâm gặp sự cố, khiến chiếc phi cơ không tuân theo điều khiển của phi công.
Vấn đề nghiêm trọng nhất đã được nêu ra đó là tại sao cả 2 chiếc máy bay mới sản xuất lại cùng gặp phải sự cố giống nhau đến như vậy, bất chấp phần mềm điều khiển trước đó không có lỗi kỹ thuật nào.
Giả thiết đang được nhắc tới đó là phần mềm điều khiển bay của tiêm kích Su-30 cũng như Su-57 được tổ hợp KzAAPO sản xuất đã bị đối phương "bẻ khóa" thành công.
Đối thủ của nước Nga đã bằng một biện pháp nào đó đưa một vài dòng lệnh hoặc cài đặt được virus phá hoại vào máy tính trung tâm của chiếc phi cơ và kích hoạt chúng khi nhận lệnh đặc biệt.
Mặc dù còn phải điều tra thêm nhưng nếu như nhận định trên chính xác thì rõ ràng ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang đối diện nguy cơ phá hoại cực lớn.
Vì thế bên cạnh các máy bay của KnAAPO, sản phẩm do tổ hợp Irkutsk chế tạo được dự báo cũng sẽ phải trải qua các bài kiểm tra đánh giá nghiêm ngặt trong tương lai.