Tên lửa đạn đạo tầm ngắn LORA là tên viết tắt của Hệ thống Vũ khí Pháo binh tầm xa; dùng để tấn công phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng, các trận địa radar, tên lửa phòng không, trung tâm chỉ huy quan trọng, nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.Tên lửa LORA có thể phóng đi từ nhiều phương tiện, cả trên mặt đất và trên biển; hiện nay tại khu vực Trung Đông, chỉ có Iran và Israel là có loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này. Rõ ràng Israel muốn sử dụng những vũ khí như vậy để làm công cụ răn đe Iran và các nước láng giềng thù địch.Hiện nay Israel được coi là quốc gia đang sở hữu số tên lửa đạn đạo tương đối lớn, nhưng giống như chương trình hạt nhân của nước này, chương trình tên lửa đạn đạo của họ rất im tiếng; không "ồn ào" như người hàng xóm Iran.Tuy nhiên, các loại tên lửa đạn đạo của Israel được cho là có tầm bắn bao phủ hoàn toàn khu vực Trung Đông. Mối đe dọa của tên lửa đạn đạo do Israel sở hữu, thậm chí còn lớn hơn cả máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của nước này. Ảnh: Đồ họa tầm bắn các biến thể tên lửa do Israel phát triển, trong đó Jericho-2/3 thừa sức bắn tới Iran.Cuộc thử nghiệm tên lửa LORA vừa qua của AIA được tổ chức trên biển, thử nghiệm phức tạp này bao gồm ở hai cự ly bắn khác nhau, để kiểm tra và chứng minh các hiệu ứng tấn công khác nhau của tên lửa LORA.Trường hợp đầu tiên là một vụ phóng tầm ngắn ở cự ly 90 km, và trường hợp thứ hai là một vụ phóng tầm xa tới 400 km. Do phạm vi lãnh thổ hạn chế của Israel, phiên bản mặt đất của tên lửa đã được lắp đặt trên tàu và mục tiêu cũng được bố trí trên biển. Theo thông tin do phía Israel công bố, cả hai tên lửa đều trúng mục tiêu với độ chính xác cao và thử nghiệm đã hoàn toàn thành công.Tên lửa LORA được phát triển bởi Công ty Công nghiệp hàng không Israel, có thể phóng từ các phương tiện trên mặt đất hoặc trên tàu biển; tên lửa có chiều dài 4,7 - 5,2 m (tùy phiên bản); đường kính thân 0,62 m; trọng lượng 1.600 - 1.800 kg; mang theo đầu đạn nặng 440 - 600 kg. LORA sử dụng ống phóng kiêm ống bảo quản dạng container kín, lắp trên khung gầm xe tải việt dã KamAZ-6350 với 4 tên lửa/xe.Với tầm bắn từ 250 - 300 km (tùy loại đầu đạn), nhờ sử dụng phương thức dẫn đường quán tính, có tham chiếu GPS kết hợp với dầu dò TV giai đoạn cuối, mà độ sai lệch (CEP) mục tiêu của LORA không quá 10 m.Nhưng liệu tên lửa LORA có phải do chính Israel phát triển hay không, cư dân mạng Nga đặt câu hỏi? Bởi vì hình dáng và tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa này rất giống với tên lửa đạn đạo Iskander của Nga, không loại trừ rằng Israel có được công nghệ của tên lửa Iskander từ đánh cắp tình báo.Nga đã triển khai tên lửa Iskander M ở Syria từ vài năm trước và liên tục dùng loại tên lửa này để tiến hành các cuộc tấn công chống khủng bố. Israel có liên kết chặt chẽ với phe đối lập ở Syria; khả năng họ đã có được các mảnh vỡ tên lửa Iskander mà Nga đã sử dụng. Ảnh: Tên lửa Iskander của Nga.Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander-M có tầm bắn khoảng 500 km; tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường tổng hợp dẫn đường quán tính + vệ tinh + khớp hình ảnh; độ chính xác của tên lửa Iskander đạt từ 3 đến 5 m. Ảnh: Tên lửa Iskander của Nga.Tên lửa Iskander có hình dáng rất đơn giản và mượt mà; tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn nổ phá thông thường năng lượng cao, tùy theo yêu cầu tính chất nhiệm vụ. Tên lửa Iskander có khả năng răn đe rất mạnh, Israel cũng rất thèm muốn những vũ khí như vậy. Ảnh: Tên lửa Iskander-M của Nga rời bệ phóng.Hiện nay, ngoài loạt tên lửa đạn đạo chiến lược Jericho dùng cho các cuộc tấn công hạt nhân, Israel không có kinh nghiệm trong việc phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật có độ chính xác cao. Do đó, từ góc độ nhu cầu và công nghệ, không loại trừ khả năng, Israel đã đánh cắp công nghệ tên lửa do Nga sản xuất. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Jericho của Israel. Video Nga phóng tên lửa đạn đạo hành trình - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn LORA là tên viết tắt của Hệ thống Vũ khí Pháo binh tầm xa; dùng để tấn công phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng, các trận địa radar, tên lửa phòng không, trung tâm chỉ huy quan trọng, nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Tên lửa LORA có thể phóng đi từ nhiều phương tiện, cả trên mặt đất và trên biển; hiện nay tại khu vực Trung Đông, chỉ có Iran và Israel là có loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này. Rõ ràng Israel muốn sử dụng những vũ khí như vậy để làm công cụ răn đe Iran và các nước láng giềng thù địch.
Hiện nay Israel được coi là quốc gia đang sở hữu số tên lửa đạn đạo tương đối lớn, nhưng giống như chương trình hạt nhân của nước này, chương trình tên lửa đạn đạo của họ rất im tiếng; không "ồn ào" như người hàng xóm Iran.
Tuy nhiên, các loại tên lửa đạn đạo của Israel được cho là có tầm bắn bao phủ hoàn toàn khu vực Trung Đông. Mối đe dọa của tên lửa đạn đạo do Israel sở hữu, thậm chí còn lớn hơn cả máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của nước này. Ảnh: Đồ họa tầm bắn các biến thể tên lửa do Israel phát triển, trong đó Jericho-2/3 thừa sức bắn tới Iran.
Cuộc thử nghiệm tên lửa LORA vừa qua của AIA được tổ chức trên biển, thử nghiệm phức tạp này bao gồm ở hai cự ly bắn khác nhau, để kiểm tra và chứng minh các hiệu ứng tấn công khác nhau của tên lửa LORA.
Trường hợp đầu tiên là một vụ phóng tầm ngắn ở cự ly 90 km, và trường hợp thứ hai là một vụ phóng tầm xa tới 400 km. Do phạm vi lãnh thổ hạn chế của Israel, phiên bản mặt đất của tên lửa đã được lắp đặt trên tàu và mục tiêu cũng được bố trí trên biển. Theo thông tin do phía Israel công bố, cả hai tên lửa đều trúng mục tiêu với độ chính xác cao và thử nghiệm đã hoàn toàn thành công.
Tên lửa LORA được phát triển bởi Công ty Công nghiệp hàng không Israel, có thể phóng từ các phương tiện trên mặt đất hoặc trên tàu biển; tên lửa có chiều dài 4,7 - 5,2 m (tùy phiên bản); đường kính thân 0,62 m; trọng lượng 1.600 - 1.800 kg; mang theo đầu đạn nặng 440 - 600 kg. LORA sử dụng ống phóng kiêm ống bảo quản dạng container kín, lắp trên khung gầm xe tải việt dã KamAZ-6350 với 4 tên lửa/xe.
Với tầm bắn từ 250 - 300 km (tùy loại đầu đạn), nhờ sử dụng phương thức dẫn đường quán tính, có tham chiếu GPS kết hợp với dầu dò TV giai đoạn cuối, mà độ sai lệch (CEP) mục tiêu của LORA không quá 10 m.
Nhưng liệu tên lửa LORA có phải do chính Israel phát triển hay không, cư dân mạng Nga đặt câu hỏi? Bởi vì hình dáng và tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa này rất giống với tên lửa đạn đạo Iskander của Nga, không loại trừ rằng Israel có được công nghệ của tên lửa Iskander từ đánh cắp tình báo.
Nga đã triển khai tên lửa Iskander M ở Syria từ vài năm trước và liên tục dùng loại tên lửa này để tiến hành các cuộc tấn công chống khủng bố. Israel có liên kết chặt chẽ với phe đối lập ở Syria; khả năng họ đã có được các mảnh vỡ tên lửa Iskander mà Nga đã sử dụng. Ảnh: Tên lửa Iskander của Nga.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander-M có tầm bắn khoảng 500 km; tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường tổng hợp dẫn đường quán tính + vệ tinh + khớp hình ảnh; độ chính xác của tên lửa Iskander đạt từ 3 đến 5 m. Ảnh: Tên lửa Iskander của Nga.
Tên lửa Iskander có hình dáng rất đơn giản và mượt mà; tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn nổ phá thông thường năng lượng cao, tùy theo yêu cầu tính chất nhiệm vụ. Tên lửa Iskander có khả năng răn đe rất mạnh, Israel cũng rất thèm muốn những vũ khí như vậy. Ảnh: Tên lửa Iskander-M của Nga rời bệ phóng.
Hiện nay, ngoài loạt tên lửa đạn đạo chiến lược Jericho dùng cho các cuộc tấn công hạt nhân, Israel không có kinh nghiệm trong việc phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật có độ chính xác cao. Do đó, từ góc độ nhu cầu và công nghệ, không loại trừ khả năng, Israel đã đánh cắp công nghệ tên lửa do Nga sản xuất. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Jericho của Israel.
Video Nga phóng tên lửa đạn đạo hành trình - Nguồn: Sputnik Việt Nam