Ngành hàng không Trung Quốc đang gặp vấn đề nghiêm trọng về chế tạo động cơ cho máy bay chiến đấu cũng như máy dân sự, bất chấp việc Bắc Kinh luôn tự hào tuyên bố "ngồi chung mâm" với Mỹ, khi có hai loại máy bay chiến đấu tàng hình."Trái tim" của máy bay là vấn đề Trung Quốc quá "đau đầu", mặc dù Trung Quốc có thể "nhái" các mẫu vũ khí, nhưng với động cơ phản lực, thì Trung Quốc đành "bó tay", vì động cơ là công nghệ cực kỳ phức tạp. Trên thế giới, hiện chỉ có Mỹ và Nga, là độc lập nghiên cứu và sản xuất động cơ máy bay chiến đấu."Bổn cũ soạn lại", triết lý rất thành công với Trung Quốc trên các ngành sản xuất (kể cả vũ khí): Liên doanh - học hỏi kinh nghiệm - tiến tới làm chủ; với việc mua công ty Motor Sitsch của Ukraine, Trung Quốc muốn đưa mình là nhà sản xuất động cơ máy bay. Nhưng thương vụ không thành.Cách đây gần đúng 10 năm, Trung Quốc đã gây chấn động thế giới với một câu chuyện thành công: Vào giữa tháng 1/2011, chiếc tiêm kích Chengdu J-20 bay lên bầu trời. Chuyến bay đầu tiên, của máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên, được phát triển ở Trung Quốc đã thành công.Thế giới chưa hết "giật mình", thì vào tháng 10/2012, Shenyang FC-31, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai của Trung Quốc tiến hành bay thử. Kể từ đó, đã có rất nhiều huyền thoại về FC-31, và nó được cho là loại tiêm kích hạm của Trung Quốc trong tương lai; giống như F-35C của Hải quân Mỹ.Tuy nhiên, máy bay tàng hình của Trung Quốc dẫu đã cất cánh được, nhưng vẫn phải bay bằng "trái tim" của Nga. Động cơ Nga sử dụng cho hầu hết các máy bay J-20 được chế tạo cho đến nay (khoảng 90 chiếc) và toàn bộ FC-31 thử nghiệm.Theo các nguồn tin, chỉ có một mẫu J-20 thử nghiệm với động cơ WS-10B do Trung Quốc chế tạo; còn tất cả số J-20 còn lại đều sử dụng động cơ AL-31FN, do NPO Saturn của Nga. Đây cũng là động cơ được lắp trên "niềm tự hào" Chengdu J-10, loại chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ.Với tiềm lực kinh tế, công nghệ, Trung Quốc đã "dốc toàn lực" để phát triển động cơ máy bay; họ cũng đã chế tạo được động cơ WS-15, nhưng thiết kế của nó, đã tụt hậu so với chính chiếc J-20 và kém xa động cơ cùng loại của Nga và Mỹ.Gần đây có thông tin, động cơ WS-15 đã phải vật lộn với tình trạng mất lực đẩy nghiêm trọng (đến 25%), ngay khi nó đạt đến nhiệt độ hoạt động tới hạn. Theo thông tin, độ bền của WS-15 rất kém và đặc biệt là không đáng tin cậy. Không quân Trung Quốc cũng từ chối lắp động cơ "nhà trồng", lên chiến đấu cơ của họ.Trung Quốc mong muốn thoát khỏi cảnh phụ thuộc, theo thường lệ, họ quay sang cầu cứu Nga; nhưng người Nga chỉ bán thêm động cơ AL-31 (nhất là phiên bản hiện đại hóa), nếu Trung Quốc tiếp tục mua Su-35. Nga sẽ cung cấp miễn phí, viện trợ phát triển kỹ thuật cho Trung Quốc.Trung Quốc đã tiếp cận Ukraine, một thời từng là "thủ phủ" của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô. Nhà sản xuất động cơ máy bay Motor Sitsch của Ukraine đã gặp khó khăn nghiêm trọng kể từ cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, do mất thị trường quan trọng nhất là Nga.Một số nhà đầu tư Trung Quốc, bao gồm cả Beijing Skyrizon Aviation, muốn mua Motor Sitsch và sử dụng bí quyết kỹ thuật của Ukraine, để phát triển động cơ cho máy bay của họ. China Motor Sitsch đã phát triển động cơ trực thăng trong nhiều năm.Nhưng giờ "gió đã đổi chiều", chính phủ Ukraine tuyên bố dừng thỏa thuận. Thay vì nằm trong tay Trung Quốc, Motor Sitsch được quốc hữu hóa. Aleksey Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine cho biết, công ty sẽ được "trả lại cho người dân Ukraine".Lý do mà Ukraine tiến hành quốc hữu hóa đó là do nước này đang trong tình trạng chiến tranh và không thể rời bỏ quyền kiểm soát Motor Sitsch, mà an ninh quốc gia của Kiev, lại đang phụ thuộc vào.Nhưng trên thực tế, người Ukraine không quyết định được lợi ích của họ một mình; mà trên hết, do áp lực từ Washington. Từ lâu, công ty Skyrizon đã nằm trong danh sách đen của Bộ Quốc phòng Mỹ và các công ty Trung Quốc khác, mà Mỹ tin rằng, có liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc.Mỹ cũng như Nga, lo ngại rằng việc bán Motor Sitsch có thể thúc đẩy nỗ lực phát triển động cơ của Trung Quốc. Nên việc thâu tóm công ty Motor Sitsch của Trung Quốc, luôn được tình báo phương Tây và Nga theo dõi chặt chẽ.Và sẽ hoàn toàn không có lợi cho cả Mỹ và Nga, nếu Trung Quốc có thể thu hẹp "khoảng cách khá lớn này", trong ngành công nghiệp động cơ máy bay của Trung Quốc. Và Mỹ ngay lập tức, sử dụng "sức mạnh mềm" của mình, bí mật ngăn cản thương vụ này; vụ việc trên đồng thời đã gây lên làn sóng "phẫn nộ" tại Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ. Tiêm kích J-20 ra đời sau 10 năm mới được trang bị động cơ phản lực nội địa. Nguồn: CCTV.
Ngành hàng không Trung Quốc đang gặp vấn đề nghiêm trọng về chế tạo động cơ cho máy bay chiến đấu cũng như máy dân sự, bất chấp việc Bắc Kinh luôn tự hào tuyên bố "ngồi chung mâm" với Mỹ, khi có hai loại máy bay chiến đấu tàng hình.
"Trái tim" của máy bay là vấn đề Trung Quốc quá "đau đầu", mặc dù Trung Quốc có thể "nhái" các mẫu vũ khí, nhưng với động cơ phản lực, thì Trung Quốc đành "bó tay", vì động cơ là công nghệ cực kỳ phức tạp. Trên thế giới, hiện chỉ có Mỹ và Nga, là độc lập nghiên cứu và sản xuất động cơ máy bay chiến đấu.
"Bổn cũ soạn lại", triết lý rất thành công với Trung Quốc trên các ngành sản xuất (kể cả vũ khí): Liên doanh - học hỏi kinh nghiệm - tiến tới làm chủ; với việc mua công ty Motor Sitsch của Ukraine, Trung Quốc muốn đưa mình là nhà sản xuất động cơ máy bay. Nhưng thương vụ không thành.
Cách đây gần đúng 10 năm, Trung Quốc đã gây chấn động thế giới với một câu chuyện thành công: Vào giữa tháng 1/2011, chiếc tiêm kích Chengdu J-20 bay lên bầu trời. Chuyến bay đầu tiên, của máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên, được phát triển ở Trung Quốc đã thành công.
Thế giới chưa hết "giật mình", thì vào tháng 10/2012, Shenyang FC-31, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai của Trung Quốc tiến hành bay thử. Kể từ đó, đã có rất nhiều huyền thoại về FC-31, và nó được cho là loại tiêm kích hạm của Trung Quốc trong tương lai; giống như F-35C của Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, máy bay tàng hình của Trung Quốc dẫu đã cất cánh được, nhưng vẫn phải bay bằng "trái tim" của Nga. Động cơ Nga sử dụng cho hầu hết các máy bay J-20 được chế tạo cho đến nay (khoảng 90 chiếc) và toàn bộ FC-31 thử nghiệm.
Theo các nguồn tin, chỉ có một mẫu J-20 thử nghiệm với động cơ WS-10B do Trung Quốc chế tạo; còn tất cả số J-20 còn lại đều sử dụng động cơ AL-31FN, do NPO Saturn của Nga. Đây cũng là động cơ được lắp trên "niềm tự hào" Chengdu J-10, loại chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ.
Với tiềm lực kinh tế, công nghệ, Trung Quốc đã "dốc toàn lực" để phát triển động cơ máy bay; họ cũng đã chế tạo được động cơ WS-15, nhưng thiết kế của nó, đã tụt hậu so với chính chiếc J-20 và kém xa động cơ cùng loại của Nga và Mỹ.
Gần đây có thông tin, động cơ WS-15 đã phải vật lộn với tình trạng mất lực đẩy nghiêm trọng (đến 25%), ngay khi nó đạt đến nhiệt độ hoạt động tới hạn. Theo thông tin, độ bền của WS-15 rất kém và đặc biệt là không đáng tin cậy. Không quân Trung Quốc cũng từ chối lắp động cơ "nhà trồng", lên chiến đấu cơ của họ.
Trung Quốc mong muốn thoát khỏi cảnh phụ thuộc, theo thường lệ, họ quay sang cầu cứu Nga; nhưng người Nga chỉ bán thêm động cơ AL-31 (nhất là phiên bản hiện đại hóa), nếu Trung Quốc tiếp tục mua Su-35. Nga sẽ cung cấp miễn phí, viện trợ phát triển kỹ thuật cho Trung Quốc.
Trung Quốc đã tiếp cận Ukraine, một thời từng là "thủ phủ" của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô. Nhà sản xuất động cơ máy bay Motor Sitsch của Ukraine đã gặp khó khăn nghiêm trọng kể từ cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, do mất thị trường quan trọng nhất là Nga.
Một số nhà đầu tư Trung Quốc, bao gồm cả Beijing Skyrizon Aviation, muốn mua Motor Sitsch và sử dụng bí quyết kỹ thuật của Ukraine, để phát triển động cơ cho máy bay của họ. China Motor Sitsch đã phát triển động cơ trực thăng trong nhiều năm.
Nhưng giờ "gió đã đổi chiều", chính phủ Ukraine tuyên bố dừng thỏa thuận. Thay vì nằm trong tay Trung Quốc, Motor Sitsch được quốc hữu hóa. Aleksey Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine cho biết, công ty sẽ được "trả lại cho người dân Ukraine".
Lý do mà Ukraine tiến hành quốc hữu hóa đó là do nước này đang trong tình trạng chiến tranh và không thể rời bỏ quyền kiểm soát Motor Sitsch, mà an ninh quốc gia của Kiev, lại đang phụ thuộc vào.
Nhưng trên thực tế, người Ukraine không quyết định được lợi ích của họ một mình; mà trên hết, do áp lực từ Washington. Từ lâu, công ty Skyrizon đã nằm trong danh sách đen của Bộ Quốc phòng Mỹ và các công ty Trung Quốc khác, mà Mỹ tin rằng, có liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc.
Mỹ cũng như Nga, lo ngại rằng việc bán Motor Sitsch có thể thúc đẩy nỗ lực phát triển động cơ của Trung Quốc. Nên việc thâu tóm công ty Motor Sitsch của Trung Quốc, luôn được tình báo phương Tây và Nga theo dõi chặt chẽ.
Và sẽ hoàn toàn không có lợi cho cả Mỹ và Nga, nếu Trung Quốc có thể thu hẹp "khoảng cách khá lớn này", trong ngành công nghiệp động cơ máy bay của Trung Quốc. Và Mỹ ngay lập tức, sử dụng "sức mạnh mềm" của mình, bí mật ngăn cản thương vụ này; vụ việc trên đồng thời đã gây lên làn sóng "phẫn nộ" tại Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích J-20 ra đời sau 10 năm mới được trang bị động cơ phản lực nội địa. Nguồn: CCTV.