Nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine, được kế thừa từ thời Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ukraine từng trở thành nước xuất khẩu thiết bị lớn trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, và Trung Quốc đã có quan hệ hợp tác sâu rộng với Ukraine.Một số công nghệ quốc phòng của Ukraine đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển vũ khí và trang bị của quân đội Trung Quốc. Có thể điểm qua những vũ khí nổi tiếng, mà Ukraine đã "giúp đỡ" ngành quân sự Trung Quốc, giúp Trung Quốc rút ngắn nhanh chóng trình độ với Quân đội Mỹ.Đầu tiên là tàu sân bay Liêu Ninh; sau khi Liên Xô tan rã, chiếc tàu sân bay Varyag đang đóng dở tại nhà máy đóng tàu Biển Đen của Ukraine, và nước này không thể "đủ lực", để tiếp tục đóng con tàu này; thực tế, Ucraina cũng không cần đến con tàu này để làm gì.Với tham vọng về hải quân "nước xanh", năm 1999, Trung Quốc đã bí mật mua tàu Varyag; năm 2003 tàu kéo về đến Trung Quốc, tháng 4/2005, Varyag được kéo vào ụ tàu của Nhà máy đóng tàu Đại Liên, tiếp theo bắt đầu hoàn thiện. Ngày 25/9/2012, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã chính thức được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc.Việc hoàn thiện hàng không mẫu hạm Liêu Ninh có "công sức" không nhỏ của các công ty và kỹ sư Ukraine, từ hoàn thiện bản vẽ đến hệ thống động lực, hệ thống hạ cánh. Điều quan trọng nhất là đưa Trung Quốc, từ "anh thợ học việc", đến làm chủ hoàn toàn, công nghệ đóng tàu sân bay.Có tàu sân bay, nhưng Trung Quốc chưa có tiêm kích hạm; lúc này Trung Quốc chỉ có thể "trông chờ" vào tiêm kích Su-33K và MiG-29K của Nga; nhưng Nga chỉ xuất khẩu chứ không chuyển giao công nghệ. Nhưng vận may đã đến với Trung Quốc, khi Trung Quốc và Ukraine đã đạt được thỏa thuận về việc bán một nguyên mẫu T-10K của Su-33 và một số tài liệu liên quan.Vào mùa hè năm 2010, tiêm kích hạm J-15 do Trung Quốc chế tạo đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Và bản sao của tiêm kích hạm Su-33 mang tên J-15 cũng "có công" giúp đỡ không nhỏ của Ukraine.Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Trung Quốc chỉ là "thợ học việc" trong đóng tàu chiến, Trung Quốc lúc này phải nhập những tàu chiến lớp Sovremenny của Nga; "trái tim" của tàu chiến là những tua-bin khí, nhưng Trung Quốc hoàn toàn không thể tiếp cận, do cấm vận của phương Tây.Tàu sân bay Liêu Ninh sử dụng tua-bin khí GT25000 đều do Ukraina cung cấp, phía Ukraina đã chuyển giao công nghệ chế tạo tuabin khí GT25000 cho Trung Quốc. Ngoài ra, tuabin khí UGT25000 cải tiến được sử dụng trong tàu khu trục 052C của Hải quân Trung Quốc, ban đầu do Ukraine cung cấp.Ngược lại, về phía Nga, do cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, quan hệ Nga - Ukraine đã trở nên xấu đi, Ukraine đã không còn cung cấp cho Nga các hệ thống động lực tàu thủy; việc này khiến Hải quân Nga trong thời gian dài không thể đóng tàu chiến cỡ lớn.Để thỏa mãn tham vọng về lãnh hải tại Biển Đông và thống nhất Đài Loan vũ lực, Trung Quốc phải phát triển các tàu đổ bộ có tốc độ cao; tàu đổ bộ đệm khí Bison của Ukraine là niềm mơ ước đối với Hải quân Trung Quốc. Lợi dụng những khó khăn về kinh tế của Ukraine, Trung Quốc đã tiếp cận mua tàu đổ bộ đệm khí thuộc loại lớn nhất thế giới này.Năm 2009, Ukraine cũng đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Trung Quốc, để bán hai tàu đổ bộ đệm khí Bison. Theo thỏa thuận, nhà máy đóng tàu Biển Đen của Ukraine ở Crimea (lúc đó thuộc về Ukraine), chịu trách nhiệm đóng tàu đổ bộ và cung cấp cho Trung Quốc toàn bộ thông tin kỹ thuật về tàu để Trung Quốc có thể tự sản xuất trong tương lai.Trong lĩnh vựa hàng không, Ukraine cũng là "bà đỡ" cho ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc. Công ty Motor Sich của Ukraine là một trong những nhà sản xuất động cơ máy bay lớn trên thế giới. Những động cơ mà Motor Sich sản xuất đa dạng, từ dùng cho máy bay vận tải, đến trực thăng và máy bay phản lực huấn luyện.Đặc biệt trong lĩnh vực động cơ hàng không lớn, Motor Sich có trình độ kỹ thuật hàng đầu thế giới. Công ty Tianjiao của Trung Quốc đã đề xuất mua lại 56% cổ phần của Motor Sich vào năm 2016. Việc này giúp Trung Quốc lấp đầy khoảng trống công nghệ trong các lĩnh vực động cơ hàng không.Việc thay đổi chính sách của chính phủ Ukraine với Trung Quốc trước sức ép của Mỹ vừa qua đã làm Trung Quốc "nóng mặt". Tuy nhiên những "tinh hoa" của ngành CNQP Ukraine đã được Trung Quốc "lĩnh hội" và họ đủ "lông cánh" để đi trên con đường "độc lập"; minh chứng là Trung Quốc liên tục đưa vào biên chế các mẫu tàu chiến mới, tàu sân bay, máy bay mà không cần đến Ukraine nữa.Tuy nhiên các doanh nghiệp quốc phòng của Ukraine, từ lâu cũng phải sống nhờ "bầu sữa" của Trung Quốc; việc Ukraine theo lệnh Mỹ, thực hiện cấm vận với Trung Quốc chỉ phản tác dụng, khi các các doanh nghiệp quốc phòng này không có vốn; những sản phẩm trên không thể thâm nhập thị trường phương Tây, nên vấn đề phá sản doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Nguồn ảnh: BMDP. Sức mạnh tàu sân bay Liêu Ninh trong biên chế của Hải quân Trung Quốc.
Nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine, được kế thừa từ thời Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ukraine từng trở thành nước xuất khẩu thiết bị lớn trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, và Trung Quốc đã có quan hệ hợp tác sâu rộng với Ukraine.
Một số công nghệ quốc phòng của Ukraine đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển vũ khí và trang bị của quân đội Trung Quốc. Có thể điểm qua những vũ khí nổi tiếng, mà Ukraine đã "giúp đỡ" ngành quân sự Trung Quốc, giúp Trung Quốc rút ngắn nhanh chóng trình độ với Quân đội Mỹ.
Đầu tiên là tàu sân bay Liêu Ninh; sau khi Liên Xô tan rã, chiếc tàu sân bay Varyag đang đóng dở tại nhà máy đóng tàu Biển Đen của Ukraine, và nước này không thể "đủ lực", để tiếp tục đóng con tàu này; thực tế, Ucraina cũng không cần đến con tàu này để làm gì.
Với tham vọng về hải quân "nước xanh", năm 1999, Trung Quốc đã bí mật mua tàu Varyag; năm 2003 tàu kéo về đến Trung Quốc, tháng 4/2005, Varyag được kéo vào ụ tàu của Nhà máy đóng tàu Đại Liên, tiếp theo bắt đầu hoàn thiện. Ngày 25/9/2012, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã chính thức được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc.
Việc hoàn thiện hàng không mẫu hạm Liêu Ninh có "công sức" không nhỏ của các công ty và kỹ sư Ukraine, từ hoàn thiện bản vẽ đến hệ thống động lực, hệ thống hạ cánh. Điều quan trọng nhất là đưa Trung Quốc, từ "anh thợ học việc", đến làm chủ hoàn toàn, công nghệ đóng tàu sân bay.
Có tàu sân bay, nhưng Trung Quốc chưa có tiêm kích hạm; lúc này Trung Quốc chỉ có thể "trông chờ" vào tiêm kích Su-33K và MiG-29K của Nga; nhưng Nga chỉ xuất khẩu chứ không chuyển giao công nghệ. Nhưng vận may đã đến với Trung Quốc, khi Trung Quốc và Ukraine đã đạt được thỏa thuận về việc bán một nguyên mẫu T-10K của Su-33 và một số tài liệu liên quan.
Vào mùa hè năm 2010, tiêm kích hạm J-15 do Trung Quốc chế tạo đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Và bản sao của tiêm kích hạm Su-33 mang tên J-15 cũng "có công" giúp đỡ không nhỏ của Ukraine.
Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Trung Quốc chỉ là "thợ học việc" trong đóng tàu chiến, Trung Quốc lúc này phải nhập những tàu chiến lớp Sovremenny của Nga; "trái tim" của tàu chiến là những tua-bin khí, nhưng Trung Quốc hoàn toàn không thể tiếp cận, do cấm vận của phương Tây.
Tàu sân bay Liêu Ninh sử dụng tua-bin khí GT25000 đều do Ukraina cung cấp, phía Ukraina đã chuyển giao công nghệ chế tạo tuabin khí GT25000 cho Trung Quốc. Ngoài ra, tuabin khí UGT25000 cải tiến được sử dụng trong tàu khu trục 052C của Hải quân Trung Quốc, ban đầu do Ukraine cung cấp.
Ngược lại, về phía Nga, do cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, quan hệ Nga - Ukraine đã trở nên xấu đi, Ukraine đã không còn cung cấp cho Nga các hệ thống động lực tàu thủy; việc này khiến Hải quân Nga trong thời gian dài không thể đóng tàu chiến cỡ lớn.
Để thỏa mãn tham vọng về lãnh hải tại Biển Đông và thống nhất Đài Loan vũ lực, Trung Quốc phải phát triển các tàu đổ bộ có tốc độ cao; tàu đổ bộ đệm khí Bison của Ukraine là niềm mơ ước đối với Hải quân Trung Quốc. Lợi dụng những khó khăn về kinh tế của Ukraine, Trung Quốc đã tiếp cận mua tàu đổ bộ đệm khí thuộc loại lớn nhất thế giới này.
Năm 2009, Ukraine cũng đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Trung Quốc, để bán hai tàu đổ bộ đệm khí Bison. Theo thỏa thuận, nhà máy đóng tàu Biển Đen của Ukraine ở Crimea (lúc đó thuộc về Ukraine), chịu trách nhiệm đóng tàu đổ bộ và cung cấp cho Trung Quốc toàn bộ thông tin kỹ thuật về tàu để Trung Quốc có thể tự sản xuất trong tương lai.
Trong lĩnh vựa hàng không, Ukraine cũng là "bà đỡ" cho ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc. Công ty Motor Sich của Ukraine là một trong những nhà sản xuất động cơ máy bay lớn trên thế giới. Những động cơ mà Motor Sich sản xuất đa dạng, từ dùng cho máy bay vận tải, đến trực thăng và máy bay phản lực huấn luyện.
Đặc biệt trong lĩnh vực động cơ hàng không lớn, Motor Sich có trình độ kỹ thuật hàng đầu thế giới. Công ty Tianjiao của Trung Quốc đã đề xuất mua lại 56% cổ phần của Motor Sich vào năm 2016. Việc này giúp Trung Quốc lấp đầy khoảng trống công nghệ trong các lĩnh vực động cơ hàng không.
Việc thay đổi chính sách của chính phủ Ukraine với Trung Quốc trước sức ép của Mỹ vừa qua đã làm Trung Quốc "nóng mặt". Tuy nhiên những "tinh hoa" của ngành CNQP Ukraine đã được Trung Quốc "lĩnh hội" và họ đủ "lông cánh" để đi trên con đường "độc lập"; minh chứng là Trung Quốc liên tục đưa vào biên chế các mẫu tàu chiến mới, tàu sân bay, máy bay mà không cần đến Ukraine nữa.
Tuy nhiên các doanh nghiệp quốc phòng của Ukraine, từ lâu cũng phải sống nhờ "bầu sữa" của Trung Quốc; việc Ukraine theo lệnh Mỹ, thực hiện cấm vận với Trung Quốc chỉ phản tác dụng, khi các các doanh nghiệp quốc phòng này không có vốn; những sản phẩm trên không thể thâm nhập thị trường phương Tây, nên vấn đề phá sản doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Nguồn ảnh: BMDP.
Sức mạnh tàu sân bay Liêu Ninh trong biên chế của Hải quân Trung Quốc.