Vào tháng 7/2020, một vụ hoả hoạn nghiêm trọng đã bất ngờ xảy ra bên trong tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard của Mỹ khi con tàu đang được neo đậu tại cảng San Diego, Mỹ để bảo dưỡng.Ngọn lửa trên tàu USS Bonhomme Richard đã bùng cháy một cách dữ dội suốt 4 ngày, tạo ra một thảm kịch khi có tới hơn 60 người bị thương và làm hư hại nặng nề đến mức bắt buộc Hải quân Mỹ phải đem đi tiêu huỷ thay vì có thể đem đi sửa chữa.Một thủy thủ của tàu Bonhomme Richard đã bị kết tội cố tình phóng hỏa con tàu do nảy sinh mâu thuẫn với cấp chỉ huy. Tuy nhiên, trong một báo cáo điều tra mới đây về vụ hỏa hoạn, Phó Đô đốc Scott Conn, cựu chỉ huy Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ, đã phát hiện "dù ngọn lửa bùng phát bởi một hành động phóng hỏa”, nhưng chiến hạm tỷ đô này đã bị hủy hoại chủ yếu do sự yếu kém trong công tác chữa cháy của thủy thủ đoàn.Báo cáo mới này đã xác định 36 thủy thủ, trong đó có 5 đô đốc, là những người phải chịu trách nhiệm cho vụ hỏa hoạn, đồng thời cũng chỉ ra nhiều sai phạm dẫn đến thảm kịch trên tàu USS Bonhomme Richard.Theo tiết lộ từ truyền thông Mỹ, hệ thống chữa cháy của tàu USS Bonhomme Richard (gọi tắt là AFFF) không được sử dụng do không được bảo trì đúng cách và các thủy thủ không quen với việc sử dụng nó. Điều này góp phần khiến đám cháy trên tàu lan rộng và trở nên mất kiểm soát."Hầu như không có cuộc thảo luận nào về việc kích hoạt hệ thống AFFF cho đến hơn 2 tiếng sau khi đám cháy bùng phát", báo cáo điều tra cho biết. “Hệ thống này đáng ra có thể được kích hoạt dễ dàng và hiệu quả chỉ với một nút nhấn. Tuy nhiên, không thủy thủ nào trên tàu cân nhắc thực hiện điều này, hoặc có kiến thức cụ thể về vị trí và chức năng của nó".Ngoài ra, báo cáo điều tra của Phó đô đốc Scott Conn còn chỉ ra một số sai phạm khác, như sự chậm trễ trong việc báo cháy cho lực lượng cứu hỏa địa phương, sự vô tổ chức trong việc ra các mệnh lệnh ứng phó từ cấp chỉ huy, cũng như một số khu vực nhạy cảm không được dọn dẹp và phong toả, vô tình đã khiến tình cảnh trên tàu USS Bonhomme Richard trở nên tồi tệ hơn.Cho đến nay, chưa rõ Hải quân Mỹ sẽ có biện pháp xử lý như thế nào đối với những cá nhân được xác định phải chịu trách nhiệm cho vụ hỏa hoạn trên tàu USS Bonhomme Richard.USS Bonhomme Richard là một tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp thuộc Hải quân Mỹ, cũng có thể hoạt động như một khinh hạm sân bay hạng nhẹ để phục vụ các nhiệm vụ đổ bộ trực thăng hay xe thiết giáp đổ bộ của Mỹ.USS Bonhomme Richard được sản xuất bởi Ingalls Shipbuilding cùng các tàu chiến cùng lớp theo hợp đồng từ năm 1992, tàu đổ bộ USS Bonhomme được chính thức nhập biên và phục vụ Hải quân Mỹ vào năm 1998 với tổng chi phí lên tới 750 triệu USD (tương đương 1,2 tỷ USD hiện nay). Tuy nhiên, nhiều ý kiến được ghi nhận đã tiết lộ, con tàu có giá trị ước tính lên đến 2 tỷ USD ở thời điểm xảy ra hoả hoạn vào tháng 7/2020. USS Bonhomme được thiết kế với kích thước thân dài 257m, có tải trọng choán nước đạt tới hơn 40.000 tấn, tương đối đồ sộ. Con tàu sẽ mang theo mình 17 tàu đổ bộ các loại và tới hơn 1.000 binh sĩ kèm với 184 chiếc xe tăng.Để đảm nhận nhiệm vụ một các tốt nhất, xuất hiện trên con tàu là tổ hợp các hệ thống điện tử tối tân, hiện đại nhất như các radar tìm kiếm mục tiêu các mặt trận trên không, trên biển và mặt đất. Hệ thống thu thập mục tiêu, nhận dạng kẻ thù hay hệ thống kiểm soát không lưu, v.v.USS Bonhomme Richard cũng được trang bị vũ trang tương đối khủng, có sự xuất hiện của bệ phóng dành cho các tên lửa uy lực mạnh như RIM-6, RIM-7 Sea Sparrow. Ngoài ra còn có 2 hệ thống Phalanx CIWS cũng như 3 khẩu súng máy hải quân Mk-38 và 4 khẩu BMG để hỗ trợ tác chiến cũng như tự vệ.Ngoài ra, USS Bonhomme cũng đảm nhận nhiệm vụ như một khinh hạm sân bay hạng nhẹ tuỳ vào sự kết hợp đặc thù trong nhiệm vụ. Với việc đó, trên tàu tấn công đổ bộ này xuất hiện tới 6 cường kích AV-8B Harrier II. Có thể thay đổi với nhiều lựa chọn khác, ví dụ như 6 chiếc tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II nổi tiếng của Mỹ.Cũng có sự xuất hiện của các máy bay vận tải quân sự chiến lược của Mỹ, những chiếc MV-22B Osprey.Ngoài ra, có thể còn có các sự xuất hiện từ các trực thăng quân sự có danh tiếng của Mỹ. Trực thăng SH-60F / HH-60F ASW. Đi kèm với việc chở theo vũ khí và lực lượng vũ trang như vậy, USS Bonhomme Richard cũng được đảm bảo tốc độ di chuyên ở tốc độ tối đa đạt 22 hải lý/ giờ vời việc được trang bị động cơ tua-bin hơi nước bánh răng 2 trục. Có thể nói, tai nạn này của USS Bonhomme Richard là một mất mát lớn của Hải quân Mỹ, việc xảy ra hoả hoạn này cũng đã gây ra thiệt hại không chỉ từ tài chính, mà còn là con người. Hình ảnh tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard (LHD 6) của Mỹ cháy tại cảng San Diego. Nguồn: WHAS11.
Vào tháng 7/2020, một vụ hoả hoạn nghiêm trọng đã bất ngờ xảy ra bên trong tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard của Mỹ khi con tàu đang được neo đậu tại cảng San Diego, Mỹ để bảo dưỡng.
Ngọn lửa trên tàu USS Bonhomme Richard đã bùng cháy một cách dữ dội suốt 4 ngày, tạo ra một thảm kịch khi có tới hơn 60 người bị thương và làm hư hại nặng nề đến mức bắt buộc Hải quân Mỹ phải đem đi tiêu huỷ thay vì có thể đem đi sửa chữa.
Một thủy thủ của tàu Bonhomme Richard đã bị kết tội cố tình phóng hỏa con tàu do nảy sinh mâu thuẫn với cấp chỉ huy. Tuy nhiên, trong một báo cáo điều tra mới đây về vụ hỏa hoạn, Phó Đô đốc Scott Conn, cựu chỉ huy Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ, đã phát hiện "dù ngọn lửa bùng phát bởi một hành động phóng hỏa”, nhưng chiến hạm tỷ đô này đã bị hủy hoại chủ yếu do sự yếu kém trong công tác chữa cháy của thủy thủ đoàn.
Báo cáo mới này đã xác định 36 thủy thủ, trong đó có 5 đô đốc, là những người phải chịu trách nhiệm cho vụ hỏa hoạn, đồng thời cũng chỉ ra nhiều sai phạm dẫn đến thảm kịch trên tàu USS Bonhomme Richard.
Theo tiết lộ từ truyền thông Mỹ, hệ thống chữa cháy của tàu USS Bonhomme Richard (gọi tắt là AFFF) không được sử dụng do không được bảo trì đúng cách và các thủy thủ không quen với việc sử dụng nó. Điều này góp phần khiến đám cháy trên tàu lan rộng và trở nên mất kiểm soát.
"Hầu như không có cuộc thảo luận nào về việc kích hoạt hệ thống AFFF cho đến hơn 2 tiếng sau khi đám cháy bùng phát", báo cáo điều tra cho biết. “Hệ thống này đáng ra có thể được kích hoạt dễ dàng và hiệu quả chỉ với một nút nhấn. Tuy nhiên, không thủy thủ nào trên tàu cân nhắc thực hiện điều này, hoặc có kiến thức cụ thể về vị trí và chức năng của nó".
Ngoài ra, báo cáo điều tra của Phó đô đốc Scott Conn còn chỉ ra một số sai phạm khác, như sự chậm trễ trong việc báo cháy cho lực lượng cứu hỏa địa phương, sự vô tổ chức trong việc ra các mệnh lệnh ứng phó từ cấp chỉ huy, cũng như một số khu vực nhạy cảm không được dọn dẹp và phong toả, vô tình đã khiến tình cảnh trên tàu USS Bonhomme Richard trở nên tồi tệ hơn.
Cho đến nay, chưa rõ Hải quân Mỹ sẽ có biện pháp xử lý như thế nào đối với những cá nhân được xác định phải chịu trách nhiệm cho vụ hỏa hoạn trên tàu USS Bonhomme Richard.
USS Bonhomme Richard là một tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp thuộc Hải quân Mỹ, cũng có thể hoạt động như một khinh hạm sân bay hạng nhẹ để phục vụ các nhiệm vụ đổ bộ trực thăng hay xe thiết giáp đổ bộ của Mỹ.
USS Bonhomme Richard được sản xuất bởi Ingalls Shipbuilding cùng các tàu chiến cùng lớp theo hợp đồng từ năm 1992, tàu đổ bộ USS Bonhomme được chính thức nhập biên và phục vụ Hải quân Mỹ vào năm 1998 với tổng chi phí lên tới 750 triệu USD (tương đương 1,2 tỷ USD hiện nay).
Tuy nhiên, nhiều ý kiến được ghi nhận đã tiết lộ, con tàu có giá trị ước tính lên đến 2 tỷ USD ở thời điểm xảy ra hoả hoạn vào tháng 7/2020.
USS Bonhomme được thiết kế với kích thước thân dài 257m, có tải trọng choán nước đạt tới hơn 40.000 tấn, tương đối đồ sộ. Con tàu sẽ mang theo mình 17 tàu đổ bộ các loại và tới hơn 1.000 binh sĩ kèm với 184 chiếc xe tăng.
Để đảm nhận nhiệm vụ một các tốt nhất, xuất hiện trên con tàu là tổ hợp các hệ thống điện tử tối tân, hiện đại nhất như các radar tìm kiếm mục tiêu các mặt trận trên không, trên biển và mặt đất. Hệ thống thu thập mục tiêu, nhận dạng kẻ thù hay hệ thống kiểm soát không lưu, v.v.
USS Bonhomme Richard cũng được trang bị vũ trang tương đối khủng, có sự xuất hiện của bệ phóng dành cho các tên lửa uy lực mạnh như RIM-6, RIM-7 Sea Sparrow. Ngoài ra còn có 2 hệ thống Phalanx CIWS cũng như 3 khẩu súng máy hải quân Mk-38 và 4 khẩu BMG để hỗ trợ tác chiến cũng như tự vệ.
Ngoài ra, USS Bonhomme cũng đảm nhận nhiệm vụ như một khinh hạm sân bay hạng nhẹ tuỳ vào sự kết hợp đặc thù trong nhiệm vụ. Với việc đó, trên tàu tấn công đổ bộ này xuất hiện tới 6 cường kích AV-8B Harrier II.
Có thể thay đổi với nhiều lựa chọn khác, ví dụ như 6 chiếc tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II nổi tiếng của Mỹ.
Cũng có sự xuất hiện của các máy bay vận tải quân sự chiến lược của Mỹ, những chiếc MV-22B Osprey.
Ngoài ra, có thể còn có các sự xuất hiện từ các trực thăng quân sự có danh tiếng của Mỹ. Trực thăng SH-60F / HH-60F ASW.
Đi kèm với việc chở theo vũ khí và lực lượng vũ trang như vậy, USS Bonhomme Richard cũng được đảm bảo tốc độ di chuyên ở tốc độ tối đa đạt 22 hải lý/ giờ vời việc được trang bị động cơ tua-bin hơi nước bánh răng 2 trục.
Có thể nói, tai nạn này của USS Bonhomme Richard là một mất mát lớn của Hải quân Mỹ, việc xảy ra hoả hoạn này cũng đã gây ra thiệt hại không chỉ từ tài chính, mà còn là con người.
Hình ảnh tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard (LHD 6) của Mỹ cháy tại cảng San Diego. Nguồn: WHAS11.