Theo Bộ Quốc phòng Nga, dẫn đầu biên đội chiến hạm Nga tập trận trên biển Nhật Bản chính là tuần dương hạm mang tên lửa Varyag – soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương. Nội dung chính của cuộc tập trận này là phát hiện, tấn công tàu nổi và tàu ngầm đối phương với sự phối hợp giữa Không quân và Hải quân Nga. Nguồn ảnh: arms-expo.Tuần dương hạm Varyag trong đợt tập trận này đã bắn nhiều tên lửa chống hạm siêu thanh tấn công một loạt các mục tiêu giả định trên biển Nhật Bản, và các tên lửa này đều tiêu diệt thành công mục tiêu. Nguồn ảnh: arms-expo.Được biết, đây cũng là đợt tập trận hải quân quy mô đầu tiên trong năm nay của Hải quân Nga, mở đường cho các cuộc tập trận tiếp theo sau đó với sự tham gia của hơn 30 tàu chiến và 20 chiến đấu cơ các loại. Nguồn ảnh: arms-expo.Trong ảnh hải pháo 130mm hai nòng AK-130 của tàu tuần dương Varyag nã đạn trong cuộc tập trận trên biển Nhật Bản, ngoài các loại tên lửa tấn công thì AK-130 là vũ khí mạnh nhất trên soái hạm Varyag. Nguồn ảnh: arms-expo.Tuần dương hạm Varyag còn được biết tới như lớp tàu chiến được trang bị tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630 nhiều nhất với 6 tổ hợp được bố trí phía trước và hai bên thân tàu. Nguồn ảnh: arms-expo.Hình ảnh tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 tham gia với biên đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương Nga trong đợt tập trận. Nguồn ảnh: arms-expo.Ở góc ảnh này ta có thể thấy được bộ ba vũ khí tiêu biểu trên tuần dương hạm Varyag gồm hải pháo AK-130, tổ hợp pháo phòng không AK-630 và cụm các ống phóng tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt. Nguồn ảnh: arms-expo. Nguồn ảnh: arms-expo.Tàu tuần dương Varyag là chiến hạm thứ ba thuộc lớp tàu tuần dương trang bị tên lửa có điều khiển Project 1164 Atlant (NATO gọi là lớp Slava). Nó được khởi đóng trong năm 1979 và được Hải quân Liên Xô đưa vào biên chế trong tháng 10/1989. Tàu Varyag có lượng giãn nước khoảng 11.490 tấn, dài 186,4m, con tàu này có thể di chuyển với vận tốc tối đa hơn 30 hải lý/h, dự trữ hành trình khoảng 19.000km. Nguồn ảnh: arms-expo.Tuần dương hạm Varyag là một trong những tàu chiến được trang bị hệ thống vũ khí lớn nhất cả Hải quân Nga, và chỉ một mình nó cũng có thể đương đầu với biên đội tàu sân bay của Mỹ với hệ thống vũ khí công thủ toàn diện. Nguồn ảnh: arms-expo.Varyag là một trong số ít các tàu chiến Nga được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300F – phiên bản trên hạm của S-300 trên bộ cung cấp cho con tàu khả năng phòng thủ cấp hạm đội. Có 8 bệ phóng S-300 được lắp ở sau thượng tầng con tàu, mỗi bệ lắp 8 ống phóng chứa đạn tên lửa 5V55RM với cơ số tên lửa mang theo lên đến 64 đơn vị đủ sức dọn sạch hầu hết các phi cơ trên hàng không mẫu hạm Mỹ. Nguồn ảnh: arms-expo.Tên lửa phòng không trên hạm 5V55RM S-300F có tầm bắn 7-90km, độ cao đánh chặn 25m tới 25km và được dẫn bắn bằng đài radar điều khiển hỏa lực 3R41 Volna. Tầm phát hiện mục tiêu của nó lên tới 100km. Ngoài ra, trên Varyag còn được trang bị đài radar thám sát MR-800 Voskhod có thể phát hiện mục tiêu cho S-300F ở cự ly đến 200km. Nguồn ảnh: arms-expo.Năng lực chống tàu ngầm của Varyag cũng tương đối tốt với các bệ phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi 533mm. Nguồn ảnh: arms-expo.Đảm nhiệm phòng thủ cự ly gần cho tuần dương hạm Varyag là 2 bệ phóng tên lửa phòng không OSA-MA (mỗi bệ có 20 đạn dự trữ), 6 pháo CIWS AK-630. Osa-MA có tầm phóng 15km, độ cao đánh chặn 12km. Nguồn ảnh: arms-expo.Hệ thống vũ chính trên tuần dương hạm Varyag chính là các tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu âm P-500 Bazalt – một trong những loại tên lửa chống tàu lớn nhất, bắn xa nhất thế giới hiện nay. Các ống phóng của tên lửa P-500 Bazalt được đặt dọc hai bên thân tàu. Nguồn ảnh: arms-expo.Tên lửa P-500 Bazalt (NATO định danh là SS-N-12 Sandbox) nặng 4,8 tấn, dài 11,7m, mang đầu đạn hạt nhân hoặc thuốc nổ thường 1 tấn. Sức mạnh của đầu đạn thường P-500 thừa sức khiến tàu sân bay hạt nhân Mỹ mất sức chiến đấu chỉ bằng một phát bắn. Tên lửa đạt tầm bay tới 550km, tốc độ bay siêu thanh Mach 2,5, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động. Nguồn ảnh: arms-expo.Mời độc giả xem video: Tuần dương hạm Varyag diễn tập tác chiến trên biển. (nguồn New Update Defence)
Theo Bộ Quốc phòng Nga, dẫn đầu biên đội chiến hạm Nga tập trận trên biển Nhật Bản chính là tuần dương hạm mang tên lửa Varyag – soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương. Nội dung chính của cuộc tập trận này là phát hiện, tấn công tàu nổi và tàu ngầm đối phương với sự phối hợp giữa Không quân và Hải quân Nga. Nguồn ảnh: arms-expo.
Tuần dương hạm Varyag trong đợt tập trận này đã bắn nhiều tên lửa chống hạm siêu thanh tấn công một loạt các mục tiêu giả định trên biển Nhật Bản, và các tên lửa này đều tiêu diệt thành công mục tiêu. Nguồn ảnh: arms-expo.
Được biết, đây cũng là đợt tập trận hải quân quy mô đầu tiên trong năm nay của Hải quân Nga, mở đường cho các cuộc tập trận tiếp theo sau đó với sự tham gia của hơn 30 tàu chiến và 20 chiến đấu cơ các loại. Nguồn ảnh: arms-expo.
Trong ảnh hải pháo 130mm hai nòng AK-130 của tàu tuần dương Varyag nã đạn trong cuộc tập trận trên biển Nhật Bản, ngoài các loại tên lửa tấn công thì AK-130 là vũ khí mạnh nhất trên soái hạm Varyag. Nguồn ảnh: arms-expo.
Tuần dương hạm Varyag còn được biết tới như lớp tàu chiến được trang bị tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630 nhiều nhất với 6 tổ hợp được bố trí phía trước và hai bên thân tàu. Nguồn ảnh: arms-expo.
Hình ảnh tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 tham gia với biên đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương Nga trong đợt tập trận. Nguồn ảnh: arms-expo.
Ở góc ảnh này ta có thể thấy được bộ ba vũ khí tiêu biểu trên tuần dương hạm Varyag gồm hải pháo AK-130, tổ hợp pháo phòng không AK-630 và cụm các ống phóng tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt. Nguồn ảnh: arms-expo. Nguồn ảnh: arms-expo.
Tàu tuần dương Varyag là chiến hạm thứ ba thuộc lớp tàu tuần dương trang bị tên lửa có điều khiển Project 1164 Atlant (NATO gọi là lớp Slava). Nó được khởi đóng trong năm 1979 và được Hải quân Liên Xô đưa vào biên chế trong tháng 10/1989. Tàu Varyag có lượng giãn nước khoảng 11.490 tấn, dài 186,4m, con tàu này có thể di chuyển với vận tốc tối đa hơn 30 hải lý/h, dự trữ hành trình khoảng 19.000km. Nguồn ảnh: arms-expo.
Tuần dương hạm Varyag là một trong những tàu chiến được trang bị hệ thống vũ khí lớn nhất cả Hải quân Nga, và chỉ một mình nó cũng có thể đương đầu với biên đội tàu sân bay của Mỹ với hệ thống vũ khí công thủ toàn diện. Nguồn ảnh: arms-expo.
Varyag là một trong số ít các tàu chiến Nga được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300F – phiên bản trên hạm của S-300 trên bộ cung cấp cho con tàu khả năng phòng thủ cấp hạm đội. Có 8 bệ phóng S-300 được lắp ở sau thượng tầng con tàu, mỗi bệ lắp 8 ống phóng chứa đạn tên lửa 5V55RM với cơ số tên lửa mang theo lên đến 64 đơn vị đủ sức dọn sạch hầu hết các phi cơ trên hàng không mẫu hạm Mỹ. Nguồn ảnh: arms-expo.
Tên lửa phòng không trên hạm 5V55RM S-300F có tầm bắn 7-90km, độ cao đánh chặn 25m tới 25km và được dẫn bắn bằng đài radar điều khiển hỏa lực 3R41 Volna. Tầm phát hiện mục tiêu của nó lên tới 100km. Ngoài ra, trên Varyag còn được trang bị đài radar thám sát MR-800 Voskhod có thể phát hiện mục tiêu cho S-300F ở cự ly đến 200km. Nguồn ảnh: arms-expo.
Năng lực chống tàu ngầm của Varyag cũng tương đối tốt với các bệ phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi 533mm. Nguồn ảnh: arms-expo.
Đảm nhiệm phòng thủ cự ly gần cho tuần dương hạm Varyag là 2 bệ phóng tên lửa phòng không OSA-MA (mỗi bệ có 20 đạn dự trữ), 6 pháo CIWS AK-630. Osa-MA có tầm phóng 15km, độ cao đánh chặn 12km. Nguồn ảnh: arms-expo.
Hệ thống vũ chính trên tuần dương hạm Varyag chính là các tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu âm P-500 Bazalt – một trong những loại tên lửa chống tàu lớn nhất, bắn xa nhất thế giới hiện nay. Các ống phóng của tên lửa P-500 Bazalt được đặt dọc hai bên thân tàu. Nguồn ảnh: arms-expo.
Tên lửa P-500 Bazalt (NATO định danh là SS-N-12 Sandbox) nặng 4,8 tấn, dài 11,7m, mang đầu đạn hạt nhân hoặc thuốc nổ thường 1 tấn. Sức mạnh của đầu đạn thường P-500 thừa sức khiến tàu sân bay hạt nhân Mỹ mất sức chiến đấu chỉ bằng một phát bắn. Tên lửa đạt tầm bay tới 550km, tốc độ bay siêu thanh Mach 2,5, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động. Nguồn ảnh: arms-expo.
Mời độc giả xem video: Tuần dương hạm Varyag diễn tập tác chiến trên biển. (nguồn New Update Defence)