Trang mạng Arms-Expo mới đây đã đăng tải hình ảnh về hoạt động tập trận phòng không của đơn vị Quân đội Nga tại Quân khu phía Đông. Điều đáng ngạc nhiên trong cuộc tập trận này là sự xuất hiện của pháo phòng không ZSU-23-4. Nguồn ảnh: Arms-expoRa đời từ những năm 1960, tới nay ZSU-23-4 đã bị coi là loại vũ khí phòng tự hành cổ lổ sĩ, không thích hợp với chiến tranh hiện đại. Ảnh: Đội hình xe pháo – tên lửa phòng không tự hành hành quân với sự hộ tống của xe chiến đấu bộ binh BMP-2. Nguồn ảnh: Arms-expoViệc Quân đội Nga vẫn dùng ZSU-23-4 thực sự gây “sốc” bởi như chúng ta đã biết, nước Nga hiện đã có nhiều hệ thống pháo phòng không tự hành rất hiện đại như Tunguska-M1 hay Pantsir-S1 được tích hợp cả tên lửa đất đối không tăng khả năng tác chiến. Nguồn ảnh: YoutubeẢnh: Pháo phòng không ZSU-23-4 của Nga đang khai hỏa tấn công mục tiêu bay trên không. Nguồn ảnh: Arms-expoZSU-23-4 Shilka được nhà máy Mytishchi Engineering Works (MMZ) thiết kế và sản xuất từ năm 1964 đến 1982 với khoảng 6.500 chiếc được chế tạo. Chúng phục vụ trong Quân đội Liên Xô từ năm 1964, sau đó được xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: MilitaryfactoryTheo học thuyết quân sự Liên Xô năm 1965, ZSU-23-4 được biên chế thành cấp trung đội với 2-4 xe trang bị cho các trung đoàn tăng-thiết giáp, trung đoàn bộ binh cơ giới. Trong những năm 1970, các trung đoàn tăng - bộ binh cơ giới được biên chế ít nhất hai trung đội trang bị 8 pháo ZSU-23-4 và có thể kết hợp với 4 tổ hợp tên lửa tự hành 9K31 Strela-1 hoặc 9K35 Strela-10 để bảo vệ "vùng chết" của tổ hợp tên lửa tầm trung 2K12 Kub (SA-6). Nguồn ảnh: encyclopediaHỏa lực chính của ZSU-23-4 là khẩu pháo 4 nòng 2A7 23mm bắn đạn cỡ 23x152B mm. Khẩu pháo này có tốc độ bắn khoảng 4.000 phát/phút cho phép tạo ra mật độ hỏa lực lớn tiêu diệt hiệu quả các máy bay chiến đấu và trực thăng trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả đêm tối. Khi cần, pháo 2A7 có thể hạ nòng tấn công các mục tiêu xe bọc thép hạng nhẹ, bộ binh đối phương. ZSU-23-4 đạt tầm bắn hiệu quả khoảng 1,5-2,5km tùy góc bắn, tầm bắn xa nhất theo phương ngang là 7km. Nguồn ảnh: AlamyZSU-23-4 được xem là một trong những hệ thống pháo phòng không tự hành đầu tiên được trang bị radar dẫn bắn - radar điều khiển hỏa lực J band RPK-2 Tobol với phần anten được gấp gọp sau tháp pháo. Radar có thể phát hiện máy bay địch cách 20km. Nguồn ảnh: Krasnaya ZvezdaTuy nhiên, loại radar này cũng bị đánh giá là dễ cho kết quả tìm kiếm sai ở độ cao dưới 60m, tầm phát hiện mục tiêu ngắn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khó có thể tự động theo dõi mục tiêu ở khoảng cách ít hơn 7-8km. Việc vận hành khí tài một cách hiệu quả phải dựa phần lớn vào chỉ huy và pháo thủ giỏi. Nguồn ảnh: Báo Phòng không - Không quânZU-23-4 được thiết kế trên khung gầm xe bánh xích GM-575 có dùng một số bộ phận của tăng hạng nhẹ PT-76. Toàn bộ hệ thống nặng 19 tấn, dự trữ hành trình 450km và tốc độ tối đa đạt được 50km/h. Nguồn ảnh: Pinterest
Trang mạng Arms-Expo mới đây đã đăng tải hình ảnh về hoạt động tập trận phòng không của đơn vị Quân đội Nga tại Quân khu phía Đông. Điều đáng ngạc nhiên trong cuộc tập trận này là sự xuất hiện của pháo phòng không ZSU-23-4. Nguồn ảnh: Arms-expo
Ra đời từ những năm 1960, tới nay ZSU-23-4 đã bị coi là loại vũ khí phòng tự hành cổ lổ sĩ, không thích hợp với chiến tranh hiện đại. Ảnh: Đội hình xe pháo – tên lửa phòng không tự hành hành quân với sự hộ tống của xe chiến đấu bộ binh BMP-2. Nguồn ảnh: Arms-expo
Việc Quân đội Nga vẫn dùng ZSU-23-4 thực sự gây “sốc” bởi như chúng ta đã biết, nước Nga hiện đã có nhiều hệ thống pháo phòng không tự hành rất hiện đại như Tunguska-M1 hay Pantsir-S1 được tích hợp cả tên lửa đất đối không tăng khả năng tác chiến. Nguồn ảnh: Youtube
Ảnh: Pháo phòng không ZSU-23-4 của Nga đang khai hỏa tấn công mục tiêu bay trên không. Nguồn ảnh: Arms-expo
ZSU-23-4 Shilka được nhà máy Mytishchi Engineering Works (MMZ) thiết kế và sản xuất từ năm 1964 đến 1982 với khoảng 6.500 chiếc được chế tạo. Chúng phục vụ trong Quân đội Liên Xô từ năm 1964, sau đó được xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: Militaryfactory
Theo học thuyết quân sự Liên Xô năm 1965, ZSU-23-4 được biên chế thành cấp trung đội với 2-4 xe trang bị cho các trung đoàn tăng-thiết giáp, trung đoàn bộ binh cơ giới. Trong những năm 1970, các trung đoàn tăng - bộ binh cơ giới được biên chế ít nhất hai trung đội trang bị 8 pháo ZSU-23-4 và có thể kết hợp với 4 tổ hợp tên lửa tự hành 9K31 Strela-1 hoặc 9K35 Strela-10 để bảo vệ "vùng chết" của tổ hợp tên lửa tầm trung 2K12 Kub (SA-6). Nguồn ảnh: encyclopedia
Hỏa lực chính của ZSU-23-4 là khẩu pháo 4 nòng 2A7 23mm bắn đạn cỡ 23x152B mm. Khẩu pháo này có tốc độ bắn khoảng 4.000 phát/phút cho phép tạo ra mật độ hỏa lực lớn tiêu diệt hiệu quả các máy bay chiến đấu và trực thăng trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả đêm tối. Khi cần, pháo 2A7 có thể hạ nòng tấn công các mục tiêu xe bọc thép hạng nhẹ, bộ binh đối phương. ZSU-23-4 đạt tầm bắn hiệu quả khoảng 1,5-2,5km tùy góc bắn, tầm bắn xa nhất theo phương ngang là 7km. Nguồn ảnh: Alamy
ZSU-23-4 được xem là một trong những hệ thống pháo phòng không tự hành đầu tiên được trang bị radar dẫn bắn - radar điều khiển hỏa lực J band RPK-2 Tobol với phần anten được gấp gọp sau tháp pháo. Radar có thể phát hiện máy bay địch cách 20km. Nguồn ảnh: Krasnaya Zvezda
Tuy nhiên, loại radar này cũng bị đánh giá là dễ cho kết quả tìm kiếm sai ở độ cao dưới 60m, tầm phát hiện mục tiêu ngắn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khó có thể tự động theo dõi mục tiêu ở khoảng cách ít hơn 7-8km. Việc vận hành khí tài một cách hiệu quả phải dựa phần lớn vào chỉ huy và pháo thủ giỏi. Nguồn ảnh: Báo Phòng không - Không quân
ZU-23-4 được thiết kế trên khung gầm xe bánh xích GM-575 có dùng một số bộ phận của tăng hạng nhẹ PT-76. Toàn bộ hệ thống nặng 19 tấn, dự trữ hành trình 450km và tốc độ tối đa đạt được 50km/h. Nguồn ảnh: Pinterest