Tiểu liên PPSh-41 ra đời từ năm 1941 và chính thức được trang bị cho Hồng quân Liên Xô trong cùng năm, bản thân PPSh-41 được cải tiến từ tiểu liên PPD-40 và trở thành biểu tượng của của Hồng quân trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Zib.Thiết kế của khẩu PPSh-41 cực kỳ đơn giản, sử dụng kiểu máy lùi - cơ cấu bắn đơn giản và rẻ tiền nhất thời bấy giờ nhưng lại cực kỳ hiệu quả dù nó cho tầm bắn thấp và độ chính xác kém. Ảnh: Lính Đức cũng thích sử dụng khẩu PPSh-41 của Hồng quân. Nguồn ảnh: Corlor.Tiểu liên PPSh-41 sử dụng cỡ đạn 7,62x25mm thay vì sử dụng cỡ đạn 9x19mm như thông thường. Cỡ đạn 7,62x25mm cho phép nó có đường đạn căng hơn và khả năng xuyên tốt hơn nhiều so với các loại đạn súng lục thông thường. Nguồn ảnh: Gaint.Với hộp đạn trống dạng tròn, khẩu súng này có cơ số đạn dự trữ lên tới 71 viên, đủ để người lính sử dụng trong việc càn quét các tòa nhà cực kỳ hiệu quả. Nguồn ảnh: Forgot.Khi sử dụng để càn quét, khẩu PPSh-41 sẽ không cần đến độ chính xác cao mà sát thương của nó sẽ đến từ khả năng bắn với tốc độ lên tới 900 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Reddit.Trong các trận chiến ở Stalingrad, khẩu PPSh-41 đã tỏ ra cực kỳ hữu hiệu khi nó có thể được sử dụng để càn quét, dọn sạch lực lượng phát xít Đức đang cố thủ trong những căn nhà bên trong thành phố này. Nguồn ảnh: Pinterest.Vận tốc đầu đạn của khẩu PPSh-41 lên tới khoảng 488 m/giây, đây là vận tốc cao hơn nhiều so với các loại tiểu liên cùng thời. Mặc dù vậy, nó cũng chỉ có tầm bắn hiệu quả khoảng 200 mét trở lại. Nguồn ảnh: Pinterest.Tầm bắn lại là không thấm vào đâu khi so với các khẩu súng trường thời bấy giờ có tầm bắn lên tới hàng nghìn mét. Tuy nhiên, trong những cuộc chiến trên đường phố, khẩu PPSh-41 lại đặc biệt tỏ ra hiệu quả khi cung cấp hỏa lực dày đặc hết mức có thể để tấn công vào các vị trí của đối phương. Nguồn ảnh: Survin.Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã có tới 6 triệu khẩu PPSh-41 được Liên Xô sản xuất. Con số đó bao gồm cả các biên thế PPD-40, PPS, MP41, MP717, SKL-41,... Nguồn ảnh: Russia.Nhiều sử gia cũng đánh giá, đây là khẩu tiểu liên tốt bậc nhất thế giới trong cuộc Chiến tranh Thế giới. Nó là tổng hòa của các đặc điểm như rẻ tiền, dễ dùng, hiệu quả cao và không đòi hỏi bảo dưỡng cầu kỳ. Nguồn ảnh: Thinglink.Binh lính Đức ở mặt trận phía Đông cũng rất thích sử dụng khẩu tiểu liên của Liên Xô này thay cho các khẩu tiểu liên do Đức sản xuất. Tuy nhiên, do Đức không sản xuất loại đạn 7,62x25mm nên việc hậu cần cho những khẩu súng này hoàn toàn dựa vào chiến lợi phẩm Đức thu được của Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.Khẩu PPSh-41 thậm chí còn đã được Liên Xô chế thêm cả kính nhìn đêm để tác chiến tốt hơn trong đêm tối. Tuy nhiên do vấp phải nhiều rào cản về mặt công nghệ, khẩu PPSh-41 chưa từng được sử dụng cùng hệ thống nhìn đêm này. Tới nay, PPSh-41 vẫn đang tiếp tục được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới dù khẩu "mới" nhất cũng đã được chế tạo cách đây hơn nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: PPSh. Mời độc giả xem Video: Khẩu tiểu liên PPSh-41 được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai bởi cả Hồng quân Liên Xô và Phát xít Đức.
Tiểu liên PPSh-41 ra đời từ năm 1941 và chính thức được trang bị cho Hồng quân Liên Xô trong cùng năm, bản thân PPSh-41 được cải tiến từ tiểu liên PPD-40 và trở thành biểu tượng của của Hồng quân trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Zib.
Thiết kế của khẩu PPSh-41 cực kỳ đơn giản, sử dụng kiểu máy lùi - cơ cấu bắn đơn giản và rẻ tiền nhất thời bấy giờ nhưng lại cực kỳ hiệu quả dù nó cho tầm bắn thấp và độ chính xác kém. Ảnh: Lính Đức cũng thích sử dụng khẩu PPSh-41 của Hồng quân. Nguồn ảnh: Corlor.
Tiểu liên PPSh-41 sử dụng cỡ đạn 7,62x25mm thay vì sử dụng cỡ đạn 9x19mm như thông thường. Cỡ đạn 7,62x25mm cho phép nó có đường đạn căng hơn và khả năng xuyên tốt hơn nhiều so với các loại đạn súng lục thông thường. Nguồn ảnh: Gaint.
Với hộp đạn trống dạng tròn, khẩu súng này có cơ số đạn dự trữ lên tới 71 viên, đủ để người lính sử dụng trong việc càn quét các tòa nhà cực kỳ hiệu quả. Nguồn ảnh: Forgot.
Khi sử dụng để càn quét, khẩu PPSh-41 sẽ không cần đến độ chính xác cao mà sát thương của nó sẽ đến từ khả năng bắn với tốc độ lên tới 900 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Reddit.
Trong các trận chiến ở Stalingrad, khẩu PPSh-41 đã tỏ ra cực kỳ hữu hiệu khi nó có thể được sử dụng để càn quét, dọn sạch lực lượng phát xít Đức đang cố thủ trong những căn nhà bên trong thành phố này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vận tốc đầu đạn của khẩu PPSh-41 lên tới khoảng 488 m/giây, đây là vận tốc cao hơn nhiều so với các loại tiểu liên cùng thời. Mặc dù vậy, nó cũng chỉ có tầm bắn hiệu quả khoảng 200 mét trở lại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tầm bắn lại là không thấm vào đâu khi so với các khẩu súng trường thời bấy giờ có tầm bắn lên tới hàng nghìn mét. Tuy nhiên, trong những cuộc chiến trên đường phố, khẩu PPSh-41 lại đặc biệt tỏ ra hiệu quả khi cung cấp hỏa lực dày đặc hết mức có thể để tấn công vào các vị trí của đối phương. Nguồn ảnh: Survin.
Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã có tới 6 triệu khẩu PPSh-41 được Liên Xô sản xuất. Con số đó bao gồm cả các biên thế PPD-40, PPS, MP41, MP717, SKL-41,... Nguồn ảnh: Russia.
Nhiều sử gia cũng đánh giá, đây là khẩu tiểu liên tốt bậc nhất thế giới trong cuộc Chiến tranh Thế giới. Nó là tổng hòa của các đặc điểm như rẻ tiền, dễ dùng, hiệu quả cao và không đòi hỏi bảo dưỡng cầu kỳ. Nguồn ảnh: Thinglink.
Binh lính Đức ở mặt trận phía Đông cũng rất thích sử dụng khẩu tiểu liên của Liên Xô này thay cho các khẩu tiểu liên do Đức sản xuất. Tuy nhiên, do Đức không sản xuất loại đạn 7,62x25mm nên việc hậu cần cho những khẩu súng này hoàn toàn dựa vào chiến lợi phẩm Đức thu được của Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khẩu PPSh-41 thậm chí còn đã được Liên Xô chế thêm cả kính nhìn đêm để tác chiến tốt hơn trong đêm tối. Tuy nhiên do vấp phải nhiều rào cản về mặt công nghệ, khẩu PPSh-41 chưa từng được sử dụng cùng hệ thống nhìn đêm này. Tới nay, PPSh-41 vẫn đang tiếp tục được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới dù khẩu "mới" nhất cũng đã được chế tạo cách đây hơn nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: PPSh.
Mời độc giả xem Video: Khẩu tiểu liên PPSh-41 được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai bởi cả Hồng quân Liên Xô và Phát xít Đức.