Theo đó địa điểm được Quân đội Mỹ lựa chọn để tái hiện lại một phần của cuộc đổ bộ lịch sử của quân Đồng Minh lên bờ biển Normandie chính là bãi Pointe du Hoc. Điều đáng nói là ở bãi Pointe du Hoc, nó không hề có bãi biển mà là một núi đá dựng đứng nằm sát bờ biển. Và cách duy nhất để có thể chiếm được vị trí là trèo lên trên. Nguồn ảnh: BI.Như một phần trong các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày đổ bộ lên Normandie, hôm 5/6 vừa qua một đơn vị Thủy quân Lục chiến Mỹ đã tái hiện lại cảnh "cha ông" của họ vượt qua bãi Pointe du Hoc trước làn đạn của quân Đức. Nguồn ảnh: BI.Với địa thế đặc biệt của Pointe du Hoc, quân Đức đã đặt rất nhiều loại hoả lực mạnh ngay sát vách núi nhằm yểm trợ cho các bãi biển khác dọc Normandie. Nguồn ảnh: BI.Để triệt hạ được những hoả lực mạnh này, một trung đoàn đặc nhiệm Lục quân Mỹ đã được huy động. Nhiệm vụ của họ là trèo bằng dây thừng lên đỉnh bãi Pointe du Hoc, tấn công và làm "câm họng" những khẩu pháo cỡ lớn của Đức ở đây. Nguồn ảnh: BI.Đây là một cuộc tấn công mang ít nhiều tính cảm tử vì ai cũng hiểu, đánh "công thành" theo kiểu này trong thời buổi vũ khí hiện đại, thời Chiến tranh Thế giới thứ hai là quá khó khăn. Nguồn ảnh: BI.Bia tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong buổi sáng đẫm máu ngày 6/6/1944. Nguồn ảnh: BI.Tổng cộng có 225 lính đặc nhiệm Mỹ cùng hai thiết giáp hạm yểm trợ. Tới khi quân đội Mỹ chiếm được trận địa, họ chỉ còn đúng 90 người đủ khả năng chiến đấu tiếp. Số còn lại đều đã hy sinh hoặc bị thương. Nguồn ảnh: BI.Vực đá cao khoảng 30 mét và gần như dựng đứng khiến nhiều đặc nhiệm lục quân Mỹ trong tình trạng say sóng khủng khiếp đã rơi xuống đất khi mới leo được nửa chừng. Nguồn ảnh: BI.Ở bên trên, súng máy và boong-ke của Đức đã sẵn sàng với súng máy các loại để đón bất cứ người lính Mỹ nào vượt qua được vực đá 30 mét. Nguồn ảnh: BI.Thực tế lính Mỹ ở phía dưới vực đá cũng phải đối mặt với lựu đạn được lính Đức ném từ trên xuống và nước biển dâng cao do sáng hôm đó thời tiết xấu, biển khá động. Trong tình trạng "cá nằm trong rọ" đó 225 lính biệt kích buộc phải tìm đường trèo lên trên để có được một cơ hội sống - dù cũng rất ít ỏi. Nguồn ảnh: BI.Tổng cộng có khoảng 200 lính Đức phòng thủ tại điểm cao này. Trong số đó chỉ có 60 lính bị tiêu diệt, 40 lính Đức khác đầu hàng. Lính Mỹ bị thương chủ yếu lại do rơi từ vách núi xuống chứ không phải do giao tranh. Nguồn ảnh: BI.Cuộc chiến kéo dài từ 6:39 sáng cho tới 9:00. Mặc dù chịu thương vong khổng lồ nhưng quân Mỹ vẫn phá được 5 khẩu pháo 155mm của Đức trong khu vực này, giúp chia lửa với lực lượng đổ bộ ở bãi biển Omaha. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom "kẻ giải phóng" của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Theo đó địa điểm được Quân đội Mỹ lựa chọn để tái hiện lại một phần của cuộc đổ bộ lịch sử của quân Đồng Minh lên bờ biển Normandie chính là bãi Pointe du Hoc. Điều đáng nói là ở bãi Pointe du Hoc, nó không hề có bãi biển mà là một núi đá dựng đứng nằm sát bờ biển. Và cách duy nhất để có thể chiếm được vị trí là trèo lên trên. Nguồn ảnh: BI.
Như một phần trong các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày đổ bộ lên Normandie, hôm 5/6 vừa qua một đơn vị Thủy quân Lục chiến Mỹ đã tái hiện lại cảnh "cha ông" của họ vượt qua bãi Pointe du Hoc trước làn đạn của quân Đức. Nguồn ảnh: BI.
Với địa thế đặc biệt của Pointe du Hoc, quân Đức đã đặt rất nhiều loại hoả lực mạnh ngay sát vách núi nhằm yểm trợ cho các bãi biển khác dọc Normandie. Nguồn ảnh: BI.
Để triệt hạ được những hoả lực mạnh này, một trung đoàn đặc nhiệm Lục quân Mỹ đã được huy động. Nhiệm vụ của họ là trèo bằng dây thừng lên đỉnh bãi Pointe du Hoc, tấn công và làm "câm họng" những khẩu pháo cỡ lớn của Đức ở đây. Nguồn ảnh: BI.
Đây là một cuộc tấn công mang ít nhiều tính cảm tử vì ai cũng hiểu, đánh "công thành" theo kiểu này trong thời buổi vũ khí hiện đại, thời Chiến tranh Thế giới thứ hai là quá khó khăn. Nguồn ảnh: BI.
Bia tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong buổi sáng đẫm máu ngày 6/6/1944. Nguồn ảnh: BI.
Tổng cộng có 225 lính đặc nhiệm Mỹ cùng hai thiết giáp hạm yểm trợ. Tới khi quân đội Mỹ chiếm được trận địa, họ chỉ còn đúng 90 người đủ khả năng chiến đấu tiếp. Số còn lại đều đã hy sinh hoặc bị thương. Nguồn ảnh: BI.
Vực đá cao khoảng 30 mét và gần như dựng đứng khiến nhiều đặc nhiệm lục quân Mỹ trong tình trạng say sóng khủng khiếp đã rơi xuống đất khi mới leo được nửa chừng. Nguồn ảnh: BI.
Ở bên trên, súng máy và boong-ke của Đức đã sẵn sàng với súng máy các loại để đón bất cứ người lính Mỹ nào vượt qua được vực đá 30 mét. Nguồn ảnh: BI.
Thực tế lính Mỹ ở phía dưới vực đá cũng phải đối mặt với lựu đạn được lính Đức ném từ trên xuống và nước biển dâng cao do sáng hôm đó thời tiết xấu, biển khá động. Trong tình trạng "cá nằm trong rọ" đó 225 lính biệt kích buộc phải tìm đường trèo lên trên để có được một cơ hội sống - dù cũng rất ít ỏi. Nguồn ảnh: BI.
Tổng cộng có khoảng 200 lính Đức phòng thủ tại điểm cao này. Trong số đó chỉ có 60 lính bị tiêu diệt, 40 lính Đức khác đầu hàng. Lính Mỹ bị thương chủ yếu lại do rơi từ vách núi xuống chứ không phải do giao tranh. Nguồn ảnh: BI.
Cuộc chiến kéo dài từ 6:39 sáng cho tới 9:00. Mặc dù chịu thương vong khổng lồ nhưng quân Mỹ vẫn phá được 5 khẩu pháo 155mm của Đức trong khu vực này, giúp chia lửa với lực lượng đổ bộ ở bãi biển Omaha. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom "kẻ giải phóng" của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.