Nga hiện vẫn đang còn khoảng 2.000 chiếc xe tăng T-80 với nhiều phiên bản trong tổng số 25.000 chiếc xe tăng của lục quân nước này. Tuy đang có số lượng xe tăng bằng tổng cả NATO gộp lại, tuy nhiên nước này vẫn đang tìm cách lấy lại danh tiếng cho dòng xe tăng quốc bảo T-80 Liên Xô.T-80 từng là xe tăng quốc bảo do Liên Xô chế tạo, lúc mới ra đời, T-80 là loại xe tăng với nhiều đột phá về công nghệ giáp lẫn động cơ.Dòng xe tăng này được ví là "xe tăng bay" vì chúng trang bị động cơ tuốc bin khí giúp cho loại xe tăng này có thể chạy với vận tốc 80km/h.Liên Xô từng cấm xuất khẩu xe tăng chủ lực T-80, chúng chỉ được trang bị cho lực lượng tinh nhuệ của Liên Xô và Nga lúc mới độc lập nhằm bảo vệ thủ đô Moscow.Hỏa lực của xe tăng chủ lực T-80 được đánh giá là mạnh nhất thời điểm chúng ra đời với pháo 125mm có thể nạp đạn tự động và bắn tên lửa qua nòng pháo.Nga chỉ "té ngửa" khi cho "quốc bảo T-80" tham chiến tại chiến trường Grozny, Chechnya. Người Nga từng tự tin khi nghĩ rằng với việc T-80 tiến vào thủ đô của nước cộng hòa đòi ly khai này, chúng sẽ nhanh chóng "nghiền nát thành trì" phiến quân đòi độc lập.Hàng loạt xe tăng T-80 đã "phơi xác" khi chúng mới chỉ vừa tiến vào thủ đô. Gần 2/3 xe tăng T-80 đã bị loại khỏi vòng chiến ngay khi chúng được điều động vào chiến trường Chechnya.Giới quân sự Nga bất ngờ bởi ngay cả những xe tăng T-80 được trang bị giáp phản ứng nổ cũng dễ bị phiến quân bắn hạ bởi súng chống tăng RPG-7.Nhiều chiếc T-80 bị nổ tung kho đạn khiến tháp pháo bay ra khỏi thân xe. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần bắn vào hông xe, ngay lập tức T-80 sẽ phát nổ kho đạn.Việc bị tổn thất quá nhiều khiến giới chức quân sự Nga lệnh rút toàn bộ T-80 vào tuyến sau và thay vào đó là "đàn em" T-72 có phần bị đánh giá yếu hơn trên lý thuyết, nhưng lại "sống dai" khi thực chiến. Chính điều này khiến cho dòng xe tăng T-90 sau này được phát triển trên cơ sở T-72 thay vì T-80.Từ vị trí "quốc bảo" T-80 bị rút về tuyến sau và nằm một lượng lớn trong kho niêm cất.Quyết không để phí "quốc bảo", người Nga đã tiến hành sửa đổi toàn diện những chiếc T-80 để cho ra đời biến thể T-80BVM.Ngoại hình của xe đã khác biệt với tháp pháo hình đĩa khi lắp giáp phản ứng nổ tương tự như T-90AM, điều này được giải thích là để chống đỡ tốt hơn trước các loại đạn chống tăng.Hệ thống giáp lồng được thêm vào khu vực sau tháp pháo và đuôi xe để "vô hiệu hóa" các loại súng chống tăng đặc biệt là RPG-7.Với việc tập trung nâng cấp về hệ thống giáp bảo vệ, điểm yếu cố hữu trên dòng xe tăng T-80 đã được khắc phục.Do được trang bị động cơ tuốc bin khí nên dòng xe tăng T-80 có thể cơ động tới hơn 70km/h và có thể lướt qua những hố sâu trên mặt đất. Chính điều này khiến nó được mệnh danh là xe tăng bay của Nga.Tuy nhiên nó cũng bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả trong môi trường khắc nghiệt. Hơn nữa rất tốn nhiên liệu cho dòng động cơ này.Vì thế người Nga thay thế động cơ trên dòng xe tăng T-90AM cho chiếc xe tăng T-80BVM này. Theo đó T-80BVM sẽ được trang bị động cơ diesel có công suất khoảng 1.200 mã lực.Với động cơ mới giúp xe tăng vẫn có thể cơ động với tốc độ 70km/h, tầm hoạt động 500km, dù động cơ mới có vận tốc thấp hơn song ổn định và tiết kiệm nhiên liệu hơn.Cỗ tăng này được trang bị hệ thống hỏa lực với khẩu pháo chính 2A46M-4 cỡ 125 mạnh mẽ, đi kèm kính ngắm Sosna-U và khả năng phóng tên lửa qua nòng.Hệ thống nạp đạn và phòng vệ chủ động cũng sẽ được nâng cấp trên biến thể T-80BVM, giúp cho chúng trở thành những con quái vật trên chiến trường.Hiện Nga đã đưa vào biên chế khoảng 100 chiếc T-80BVM, họ vẫn đang tiếp tục nâng cấp. Như vậy Nga sẽ có ba dòng xe tăng chủ lực trong tương lai bao gồm T-80BVM, T-90 và T-14.
Nga hiện vẫn đang còn khoảng 2.000 chiếc xe tăng T-80 với nhiều phiên bản trong tổng số 25.000 chiếc xe tăng của lục quân nước này. Tuy đang có số lượng xe tăng bằng tổng cả NATO gộp lại, tuy nhiên nước này vẫn đang tìm cách lấy lại danh tiếng cho dòng xe tăng quốc bảo T-80 Liên Xô.
T-80 từng là xe tăng quốc bảo do Liên Xô chế tạo, lúc mới ra đời, T-80 là loại xe tăng với nhiều đột phá về công nghệ giáp lẫn động cơ.
Dòng xe tăng này được ví là "xe tăng bay" vì chúng trang bị động cơ tuốc bin khí giúp cho loại xe tăng này có thể chạy với vận tốc 80km/h.
Liên Xô từng cấm xuất khẩu xe tăng chủ lực T-80, chúng chỉ được trang bị cho lực lượng tinh nhuệ của Liên Xô và Nga lúc mới độc lập nhằm bảo vệ thủ đô Moscow.
Hỏa lực của xe tăng chủ lực T-80 được đánh giá là mạnh nhất thời điểm chúng ra đời với pháo 125mm có thể nạp đạn tự động và bắn tên lửa qua nòng pháo.
Nga chỉ "té ngửa" khi cho "quốc bảo T-80" tham chiến tại chiến trường Grozny, Chechnya. Người Nga từng tự tin khi nghĩ rằng với việc T-80 tiến vào thủ đô của nước cộng hòa đòi ly khai này, chúng sẽ nhanh chóng "nghiền nát thành trì" phiến quân đòi độc lập.
Hàng loạt xe tăng T-80 đã "phơi xác" khi chúng mới chỉ vừa tiến vào thủ đô. Gần 2/3 xe tăng T-80 đã bị loại khỏi vòng chiến ngay khi chúng được điều động vào chiến trường Chechnya.
Giới quân sự Nga bất ngờ bởi ngay cả những xe tăng T-80 được trang bị giáp phản ứng nổ cũng dễ bị phiến quân bắn hạ bởi súng chống tăng RPG-7.
Nhiều chiếc T-80 bị nổ tung kho đạn khiến tháp pháo bay ra khỏi thân xe. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần bắn vào hông xe, ngay lập tức T-80 sẽ phát nổ kho đạn.
Việc bị tổn thất quá nhiều khiến giới chức quân sự Nga lệnh rút toàn bộ T-80 vào tuyến sau và thay vào đó là "đàn em" T-72 có phần bị đánh giá yếu hơn trên lý thuyết, nhưng lại "sống dai" khi thực chiến. Chính điều này khiến cho dòng xe tăng T-90 sau này được phát triển trên cơ sở T-72 thay vì T-80.
Từ vị trí "quốc bảo" T-80 bị rút về tuyến sau và nằm một lượng lớn trong kho niêm cất.
Quyết không để phí "quốc bảo", người Nga đã tiến hành sửa đổi toàn diện những chiếc T-80 để cho ra đời biến thể T-80BVM.
Ngoại hình của xe đã khác biệt với tháp pháo hình đĩa khi lắp giáp phản ứng nổ tương tự như T-90AM, điều này được giải thích là để chống đỡ tốt hơn trước các loại đạn chống tăng.
Hệ thống giáp lồng được thêm vào khu vực sau tháp pháo và đuôi xe để "vô hiệu hóa" các loại súng chống tăng đặc biệt là RPG-7.
Với việc tập trung nâng cấp về hệ thống giáp bảo vệ, điểm yếu cố hữu trên dòng xe tăng T-80 đã được khắc phục.
Do được trang bị động cơ tuốc bin khí nên dòng xe tăng T-80 có thể cơ động tới hơn 70km/h và có thể lướt qua những hố sâu trên mặt đất. Chính điều này khiến nó được mệnh danh là xe tăng bay của Nga.
Tuy nhiên nó cũng bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả trong môi trường khắc nghiệt. Hơn nữa rất tốn nhiên liệu cho dòng động cơ này.
Vì thế người Nga thay thế động cơ trên dòng xe tăng T-90AM cho chiếc xe tăng T-80BVM này. Theo đó T-80BVM sẽ được trang bị động cơ diesel có công suất khoảng 1.200 mã lực.
Với động cơ mới giúp xe tăng vẫn có thể cơ động với tốc độ 70km/h, tầm hoạt động 500km, dù động cơ mới có vận tốc thấp hơn song ổn định và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Cỗ tăng này được trang bị hệ thống hỏa lực với khẩu pháo chính 2A46M-4 cỡ 125 mạnh mẽ, đi kèm kính ngắm Sosna-U và khả năng phóng tên lửa qua nòng.
Hệ thống nạp đạn và phòng vệ chủ động cũng sẽ được nâng cấp trên biến thể T-80BVM, giúp cho chúng trở thành những con quái vật trên chiến trường.
Hiện Nga đã đưa vào biên chế khoảng 100 chiếc T-80BVM, họ vẫn đang tiếp tục nâng cấp. Như vậy Nga sẽ có ba dòng xe tăng chủ lực trong tương lai bao gồm T-80BVM, T-90 và T-14.