Cựu Tư lệnh Lực lượng Phòng không Vũ trụ Nga - Tướng Viktor Bondarev trả lời phỏng vấn Sputnik hôm 22/3 cho biết, phía Mỹ hoàn toàn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat của Nga, tuy nhiên tỷ lệ đánh chặn thành công chỉ là rất thấp.
Con số mà Viktor Bondarev đưa ra là 500 tên lửa đánh chặn của Mỹ để đổi lấy một pha đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo Sarmat của Nga.
"Đây là kết luận được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu của phương Tây" - Viktor Bondarev khẳng định.
Sputnik cũng cho biết thêm, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Putin và ông Donald Trump hồi tuần trước, Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về việc Nga xây dựng và triển khai hoạt động các tổ hợp tên lửa tầm siêu xa (Ultra-long range) có khả năng triển khai cả các tên lửa hành trình cũng như tên lửa hạt nhân có khả năng đe dọa tới hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
|
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga. Ảnh: Sputnik.
|
Cũng trong tuần này, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ cũng thừa nhận rằng, quân đội Mỹ hoàn toàn không có bất cứ phương án nào được xem là hiệu quả trong việc đánh chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat, có tên NATO là SS-X-32 "Snowflake" là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, có sức công phá siêu mạnh của Nga. Loại tên lửa này được cho là có khả năng mang theo từ 10 tới 24 đầu đạn độc lập có tổng trọng lượng lên tới 10 tấn. Có tầm bắn 10.900 km, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 hoàn toàn có khả năng bắn tới cả Bắc Cực lẫn Nam Cực - nghĩa là phủ hoàn toàn bề mặt trái đất.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Nga phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat.