Một số trang mạng tình hình Syria mới đây đã đăng tải loạt ảnh cho thấy Quân đội Nga đang đưa hàng loạt các xe tăng T-62M tới Syria. Nguồn ảnh: MonitoringCác xe tăng T-62M được vận chuyển bằng tàu hỏa từ kho dự trữ chiến lược của Quân đội Nga để tới các cảng biển lên tàu vận tải tới Syria. Trước đó, Nga đã chuyển giao không ít T-62M cho Syria. Nguồn ảnh: MonitoringMặc dù là một cỗ xe tăng được đánh giá là lỗi thời trên chiến trường, nhưng ở Syria chúng vẫn còn hữu dụng, góp phần lập nên nhiều chiến công giải phóng hàng loạt tỉnh, thành phố Syria khỏi tay phiến quân IS. Nguồn ảnh: MonitoringGiáp bảo vệ của T-62M bị coi là không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại, thế nhưng không ít trường hợp ghi nhận việc T-62M sống sót sau khi trúng tên lửa TOW của phiến quân. Nguồn ảnh: MonitoringQuân đội Nga được cho là còn khoảng 2.500 chiếc xe tăng T-62M trong các kho dự trữ chiến lược. Họ đã lên kế hoạch phá dỡ chúng từ lâu nhưng thiếu kinh phí bởi số lượng quá lớn tồn từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, cuộc chiến Syria đã thay đổi tất cả. Nguồn ảnh: MonitoringGiờ đây, thay vì phải tốn tiền phá dỡ, một phần trong kho tăng T-62M sẽ được chuyển tới Syria tham chiến. Tất nhiên khoản viện trợ này không phải là “tặng không”, phía Nga sẽ có được nguồn lợi nhất định – đó là gì thì chỉ có Moscow và Damascus rõ. Nguồn ảnh: MonitoringHiện vẫn chưa rõ số lượng tăng T-62M được chuyển trong đợt này. Nguồn ảnh: MonitoringT-62M (Object 166M) là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng trên cơ sở mẫu T-62, được ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1983. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminCác hạng mục nâng cấp xe tăng T-62M so với các thế hệ trước bao gồm việc tích hợp tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường laser Sheksna (NATO gọi là AT-12 Swinger), giáp bị động BDD, động cơ V-55U và hệ thống liên lạc R-173. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminVũ khí chủ lực của T-62M vẫn là pháo nòng trơn U-5TS 115mm với bọng hút khói ở 2/3 thân nòng, tốc độ bắn trung bình 4 phát/phút, đi kèm với đó là hệ thống vũ khí phụ gồm súng máy 12.7mm DShK và súng máy đồng trục PKT 7.62mm. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminPháo được nâng cấp hệ thống ngắm bắn với hệ thống điều khiển hỏa lực Volna gồm thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên thân súng chính; bổ sung máy tính đường đạn BV-62; hệ thống ổn định hai trục Meteor-M1, kính ngắm cho pháo thủ TShSM-41U... Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminT-62M nhận động cơ hiện đại hơn - động cơ diesel V55U công suất 620 mã lực cho phép đạt tốc độ hơn 50km/h, dự trữ hành trình với nhiên liệu phụ lên tới 450-500km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Một số trang mạng tình hình Syria mới đây đã đăng tải loạt ảnh cho thấy Quân đội Nga đang đưa hàng loạt các xe tăng T-62M tới Syria. Nguồn ảnh: Monitoring
Các xe tăng T-62M được vận chuyển bằng tàu hỏa từ kho dự trữ chiến lược của Quân đội Nga để tới các cảng biển lên tàu vận tải tới Syria. Trước đó, Nga đã chuyển giao không ít T-62M cho Syria. Nguồn ảnh: Monitoring
Mặc dù là một cỗ xe tăng được đánh giá là lỗi thời trên chiến trường, nhưng ở Syria chúng vẫn còn hữu dụng, góp phần lập nên nhiều chiến công giải phóng hàng loạt tỉnh, thành phố Syria khỏi tay phiến quân IS. Nguồn ảnh: Monitoring
Giáp bảo vệ của T-62M bị coi là không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại, thế nhưng không ít trường hợp ghi nhận việc T-62M sống sót sau khi trúng tên lửa TOW của phiến quân. Nguồn ảnh: Monitoring
Quân đội Nga được cho là còn khoảng 2.500 chiếc xe tăng T-62M trong các kho dự trữ chiến lược. Họ đã lên kế hoạch phá dỡ chúng từ lâu nhưng thiếu kinh phí bởi số lượng quá lớn tồn từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, cuộc chiến Syria đã thay đổi tất cả. Nguồn ảnh: Monitoring
Giờ đây, thay vì phải tốn tiền phá dỡ, một phần trong kho tăng T-62M sẽ được chuyển tới Syria tham chiến. Tất nhiên khoản viện trợ này không phải là “tặng không”, phía Nga sẽ có được nguồn lợi nhất định – đó là gì thì chỉ có Moscow và Damascus rõ. Nguồn ảnh: Monitoring
Hiện vẫn chưa rõ số lượng tăng T-62M được chuyển trong đợt này. Nguồn ảnh: Monitoring
T-62M (Object 166M) là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng trên cơ sở mẫu T-62, được ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1983. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Các hạng mục nâng cấp xe tăng T-62M so với các thế hệ trước bao gồm việc tích hợp tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường laser Sheksna (NATO gọi là AT-12 Swinger), giáp bị động BDD, động cơ V-55U và hệ thống liên lạc R-173. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Vũ khí chủ lực của T-62M vẫn là pháo nòng trơn U-5TS 115mm với bọng hút khói ở 2/3 thân nòng, tốc độ bắn trung bình 4 phát/phút, đi kèm với đó là hệ thống vũ khí phụ gồm súng máy 12.7mm DShK và súng máy đồng trục PKT 7.62mm. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Pháo được nâng cấp hệ thống ngắm bắn với hệ thống điều khiển hỏa lực Volna gồm thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên thân súng chính; bổ sung máy tính đường đạn BV-62; hệ thống ổn định hai trục Meteor-M1, kính ngắm cho pháo thủ TShSM-41U... Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
T-62M nhận động cơ hiện đại hơn - động cơ diesel V55U công suất 620 mã lực cho phép đạt tốc độ hơn 50km/h, dự trữ hành trình với nhiên liệu phụ lên tới 450-500km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin