Mạng SyriaL mới đây đăng tải clip và hình ảnh ghi lại khoảnh khắc phiến quân IS sử dụng tên lửa chống tăng (có thể là TOW) tấn công xe tăng T-62M của Quân đội Syria ở Bắc Tyas. Nguồn ảnh: SyriaLKhoảnh khắc “tử thần” áp sát chiếc xe tăng T-62M của Quân đội Syria trên một quả đồi. Nguồn ảnh: SyriaLVới sức xuyên giáp khoảng 800-900mm, chiếc T-62M khó lòng mà sống sót khi cả T-72 hay T-90 có lớp giáp mạnh hơn mà vẫn bại trận. Hơn thế nữa, điểm mà quả tên lửa được nhắm vào là phần hông thân và tháp pháo – vốn có lớp giáp mỏng hơn mặt trước. Nguồn ảnh: SyriaLT-62M lãnh phát bắn cực mạnh, khói bao trùm lên toàn bộ phần thân tháp xe tăng. Nguồn ảnh: SyriaLThế nhưng, thật lạ là chỉ 1-2 giây sau khi khói tan, chiếc xe hầu như không có dấu hiệu bị xuyên phá hoàn toàn, nổ tung hay bốc cháy… Kíp lái (3 người) trong tháp nhanh chóng thoát ra ngoài an toàn, chưa rõ số phận người lái xe. Đây thực sự là kỳ tích với dòng tăng được đánh giá là lạc hậu hơn so với T-72 và T-90A. Đã xuất hiện không ít trường hợp xe tăng T-72 ăn TOW tan nát. Nguồn ảnh: SyriaLChiếc T-62M bị TOW tấn công ở Tiyas được cho là nằm trong lô xe tăng mới được Nga chuyển giao cho Syria hồi đầu năm nay. Các xe tăng này được lấy từ các kho dự trữ chiến lược của Quân đội Nga. Nguồn ảnh: SyriaLĐiểm mà tên lửa tấn công chiếc T-62M có thể là mặt hông tháp pháo vốn được bổ sung giáp tăng cường BDD có khả năng kháng chịu đạn nổ lõm chống tăng. Sức kháng cự (gồm BDD với giáp xe) có thể tương đương 300-400mm thép, vẫn chưa đủ để chống lại sức xuyên của TOW. Thật kỳ lạ là nó đã sống sót. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTrang bị giáp của xe tăng T-62 tốt hơn so với T-55, nhưng kém hơn so với T-72. Theo các tài liệu được công bố, mặt trước tháp pháo dày 242mm (chưa tính giáp BDD), 153mm sườn và 97mm ở sau đuôi tháp, 40mm trên đỉnh, 102mm nghiêng 60 độ trước thân xe (tương đương 204mm thép đặt đứng), 79mm sườn xe, 46mm đuôi xe và 20mm gầm xe. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminT-62M (Object 166M) là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng trên cơ sở mẫu T-62, được ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1983. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminCác hạng mục nâng cấp xe tăng T-62M so với các thế hệ trước bao gồm việc tích hợp tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường laser Sheksna (NATO gọi là AT-12 Swinger), giáp bị động BDD, động cơ V-55U và hệ thống liên lạc R-173. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminVũ khí chủ lực của T-62M vẫn là pháo nòng trơn U-5TS 115mm với bọng hút khói ở 2/3 thân nòng, tốc độ bắn trung bình 4 phát/phút. Pháo được nâng cấp hệ thống ngắm bắn với hệ thống điều khiển hỏa lực Volna gồm thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên thân súng chính; bổ sung máy tính đường đạn BV-62; hệ thống ổn định hai trục Meteor-M1, kính ngắm cho pháo thủ TShSM-41U... Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminT-62M nhận động cơ hiện đại hơn - động cơ diesel V55U công suất 620 mã lực cho phép đạt tốc độ hơn 50km/h, dự trữ hành trình với nhiên liệu phụ lên tới 450-500km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Mạng SyriaL mới đây đăng tải clip và hình ảnh ghi lại khoảnh khắc phiến quân IS sử dụng tên lửa chống tăng (có thể là TOW) tấn công xe tăng T-62M của Quân đội Syria ở Bắc Tyas. Nguồn ảnh: SyriaL
Khoảnh khắc “tử thần” áp sát chiếc xe tăng T-62M của Quân đội Syria trên một quả đồi. Nguồn ảnh: SyriaL
Với sức xuyên giáp khoảng 800-900mm, chiếc T-62M khó lòng mà sống sót khi cả T-72 hay T-90 có lớp giáp mạnh hơn mà vẫn bại trận. Hơn thế nữa, điểm mà quả tên lửa được nhắm vào là phần hông thân và tháp pháo – vốn có lớp giáp mỏng hơn mặt trước. Nguồn ảnh: SyriaL
T-62M lãnh phát bắn cực mạnh, khói bao trùm lên toàn bộ phần thân tháp xe tăng. Nguồn ảnh: SyriaL
Thế nhưng, thật lạ là chỉ 1-2 giây sau khi khói tan, chiếc xe hầu như không có dấu hiệu bị xuyên phá hoàn toàn, nổ tung hay bốc cháy… Kíp lái (3 người) trong tháp nhanh chóng thoát ra ngoài an toàn, chưa rõ số phận người lái xe. Đây thực sự là kỳ tích với dòng tăng được đánh giá là lạc hậu hơn so với T-72 và T-90A. Đã xuất hiện không ít trường hợp xe tăng T-72 ăn TOW tan nát. Nguồn ảnh: SyriaL
Chiếc T-62M bị TOW tấn công ở Tiyas được cho là nằm trong lô xe tăng mới được Nga chuyển giao cho Syria hồi đầu năm nay. Các xe tăng này được lấy từ các kho dự trữ chiến lược của Quân đội Nga. Nguồn ảnh: SyriaL
Điểm mà tên lửa tấn công chiếc T-62M có thể là mặt hông tháp pháo vốn được bổ sung giáp tăng cường BDD có khả năng kháng chịu đạn nổ lõm chống tăng. Sức kháng cự (gồm BDD với giáp xe) có thể tương đương 300-400mm thép, vẫn chưa đủ để chống lại sức xuyên của TOW. Thật kỳ lạ là nó đã sống sót. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trang bị giáp của xe tăng T-62 tốt hơn so với T-55, nhưng kém hơn so với T-72. Theo các tài liệu được công bố, mặt trước tháp pháo dày 242mm (chưa tính giáp BDD), 153mm sườn và 97mm ở sau đuôi tháp, 40mm trên đỉnh, 102mm nghiêng 60 độ trước thân xe (tương đương 204mm thép đặt đứng), 79mm sườn xe, 46mm đuôi xe và 20mm gầm xe. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
T-62M (Object 166M) là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng trên cơ sở mẫu T-62, được ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1983. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Các hạng mục nâng cấp xe tăng T-62M so với các thế hệ trước bao gồm việc tích hợp tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường laser Sheksna (NATO gọi là AT-12 Swinger), giáp bị động BDD, động cơ V-55U và hệ thống liên lạc R-173. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Vũ khí chủ lực của T-62M vẫn là pháo nòng trơn U-5TS 115mm với bọng hút khói ở 2/3 thân nòng, tốc độ bắn trung bình 4 phát/phút. Pháo được nâng cấp hệ thống ngắm bắn với hệ thống điều khiển hỏa lực Volna gồm thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên thân súng chính; bổ sung máy tính đường đạn BV-62; hệ thống ổn định hai trục Meteor-M1, kính ngắm cho pháo thủ TShSM-41U... Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
T-62M nhận động cơ hiện đại hơn - động cơ diesel V55U công suất 620 mã lực cho phép đạt tốc độ hơn 50km/h, dự trữ hành trình với nhiên liệu phụ lên tới 450-500km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin