Theo tờ Bulgarian Military, sau khi Liên Xô tan rã, Nga được thừa hưởng kho vũ khí tên lửa khổng lồ, lên tới hàng nghìn quả. Bộ sưu tập này đáng chú ý bao gồm các tên lửa chống hạm P-700 Granit, P-500 Basalt và P-1000 Vulkan rất mạnh. Những tên lửa này, ngoài chức năng chính là chống lại tàu hải quân, còn có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất.Tên lửa chống hạm Onyx P-800, đã chứng minh được hiệu quả trong các cuộc tiến công các mục tiêu trên mặt đất ở chiến trường Ukraine vừa qua. Loại tên lửa chống hạm siêu thanh này, có khả năng xuyên thủng hầu hết mọi hệ thống phòng không, một minh chứng cho bản chất đáng gờm của chúng.Do đó, vô số chuyên gia Nga đã thừa nhận rằng, các loại tên lửa chống hạm rất mạnh của Liên Xô như P-700 Granit, P-500 Basalt và P-1000 Vulkan, khi chuyển đổi tấn công mục tiêu mặt đất sẽ rất hiệu quả. Nhưng điều gì đảm bảo cho khẳng định này?Đầu tiên là loại tên lửa P-700 Granit, được sản xuất lần đầu vào năm 1983; đây là tên lửa chống hạm siêu thanh, có một số điểm tương đồng với Onyx. Được thiết kế chủ yếu để triển khai trên các tàu ngầm lớp Granit và Antey. Tên lửa P-700 Granit là vũ khí nổi tiếng của Nga trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, do phần lớn các tàu ngầm lớp Granit và Antey đã ngừng hoạt động và sau đó bị phá hủy, nên tính hữu dụng của P-700 Granit ở dạng ban đầu đã giảm đi.Trong bối cảnh này, việc chuyển đổi P-700 thành tên lửa đất đối đất là một bước tiến hợp lý. Sự chuyển đổi này không chỉ kéo dài thời gian hoạt động của loại tên lửa này, mà còn phù hợp với định hướng chiến lược của quân đội Nga. Những phát triển trong tương lai của các loại tên lửa tấn công của Nga cho thấy sự thay đổi hướng tới các hệ thống tên lửa mới hơn, như tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr và Zircon. Do đó, tên lửa chống hạm P-700 Granit, sẽ không đáp ứng được chiến lược hải quân mới của Nga.Tiếp đến là P-500 Bazalt, một tên lửa siêu thanh có hình dáng giống Onyx, được trang bị duy nhết trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên, trước những nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra, tàu Kuznetsov sẽ được trang bị các tên lửa có công nghệ tiên tiến hơn. Do đó, P-500 Bazalt được dự đoán sẽ bị loại khỏi biên chế trong tương lai gần.Cuối cùng là P-1000 Vulcan, một loại tên lửa cực kỳ nổi tiếng, là phiên bản kế thừa của P-500 Bazalt. Quá trình chuyển đổi này đánh dấu một tiến bộ quan trọng trong công nghệ quân sự, diễn ra vào thời kỳ hoàng hôn của “siêu cường quân sự” Liên Xô.P-1000 Vulcan được trang bị trên các tàu tuần dương tên lửa Marshal Ustinov và Varyag, đóng vai trò là bệ phóng chính cho loại vũ khí tối tân này. Đáng chú ý, tàu chiến Marshal Ustinov, ngay cả sau khi được hiện đại hóa, vẫn tiếp tục chứa 16 bệ phóng dành riêng cho loại tên lửa tiên tiến này.Không thể phủ nhận P-500 Basalt có khả năng được sử dụng làm tên lửa đất đối đất. Điều này chủ yếu là do không còn bất kỳ con tàu chiến nào của hải quân Nga còn để trang bị. Hơn nữa, các tên lửa này đã đến cuối vòng đời sử dụng. Nhưng hai loại tên lửa P-700 Granit và P-1000 Vulcan, dù mới hơn, nhưng vẫn tiếp tục được trang bị chính thức trên một số tàu chiến và tàu ngầm mới nhất của hải quân Nga. Do đó, tính khả thi của việc chuyển đổi chúng thành vũ khí tấn công trên bộ, ở một mức độ nào đó bị hạn chế.Bulgarian Military cho biết, Bộ Quốc phòng Nga đang cân nhắc khả năng tái sử dụng tên lửa chống hạm từ thời Chiến tranh Lạnh, chuyển chúng sang các mục tiêu trên mặt đất. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh khả năng công phá của những tên lửa này, vì mỗi tên lửa đều mang thuốc nổ nặng tới 1.000 kg.Tình báo phương Tây dự đoán rằng, Nga sở hữu hàng trăm tên lửa Bazan, cùng với phiên bản nâng cấp P-1000 Vulcan và hàng nghìn tên lửa P-700 Granit. Nếu huy động số tên lửa này vào chiến đấu, ít nhất Nga cũng có tầm 500 tên lửa các loại.Sự cần thiết phải hiện đại hóa số tên lửa trên là điều hiển nhiên. Hiện tại, những tên lửa này được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển – một nhiệm vụ tương đối đơn giản, do môi trường biển không phức tạp về mặt địa lý.Tuy nhiên, việc chuyển đổi các tên lửa chống hạm sang mục tiêu trên mặt đất đặt ra một thách thức đáng kể, do địa hình đất liền phức tạp và đa dạng. Sự phức tạp của cảnh quan trên mặt đất đòi hỏi phải xem xét toàn diện và nâng cấp tiếp theo công nghệ tên lửa hiện có. Có khả năng các kỹ sư Nga hiện đang tích cực giải quyết vấn đề này. Có một số thông tin cho thấy, một số tên lửa chống hạm như đã nêu trên của Nga, đã bắt đầu tích hợp hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS và hệ thống dẫn đường quán tính. Các chuyên gia khẳng định rằng, quá trình chuyển đổi tên lửa P-700 Granit, P-500 Basalt và P-1000 Vulcan thành các tên lửa tấn công mục tiêu trên mặt đất, có thể kéo dài sáu tháng; nếu không muốn nói là lâu hơn. Theo chuyên gia quân sự người Mỹ Williams, việc triển khai tên lửa chống hạm như vậy, là biểu hiện của “cách tiếp cận ngắn hạn” được Nga áp dụng. Ông lập luận rằng, chiến lược này làm tổn hại đến khả năng của Nga trong việc chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn khác trong tương lai. Theo ông Williams, ba loại tên lửa chống hạm trên của Nga từng là những vũ khí hàng đầu, để chống lại các lực lượng từ Hải quân Mỹ hoặc NATO. Tuy nhiên, điều thú vị là những tên lửa này đang được triển khai để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.Lý do có thể do Nga đang thiếu tên lửa tấn công mặt đất, nhưng nhiều hơn là tận dụng những tên lửa chống hạm “khét tiếng một thời” này, cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, khi niên hạn sử dụng của chúng cũng đã sắp kết thúc.
Theo tờ Bulgarian Military, sau khi Liên Xô tan rã, Nga được thừa hưởng kho vũ khí tên lửa khổng lồ, lên tới hàng nghìn quả. Bộ sưu tập này đáng chú ý bao gồm các tên lửa chống hạm P-700 Granit, P-500 Basalt và P-1000 Vulkan rất mạnh. Những tên lửa này, ngoài chức năng chính là chống lại tàu hải quân, còn có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất.
Tên lửa chống hạm Onyx P-800, đã chứng minh được hiệu quả trong các cuộc tiến công các mục tiêu trên mặt đất ở chiến trường Ukraine vừa qua. Loại tên lửa chống hạm siêu thanh này, có khả năng xuyên thủng hầu hết mọi hệ thống phòng không, một minh chứng cho bản chất đáng gờm của chúng.
Do đó, vô số chuyên gia Nga đã thừa nhận rằng, các loại tên lửa chống hạm rất mạnh của Liên Xô như P-700 Granit, P-500 Basalt và P-1000 Vulkan, khi chuyển đổi tấn công mục tiêu mặt đất sẽ rất hiệu quả. Nhưng điều gì đảm bảo cho khẳng định này?
Đầu tiên là loại tên lửa P-700 Granit, được sản xuất lần đầu vào năm 1983; đây là tên lửa chống hạm siêu thanh, có một số điểm tương đồng với Onyx. Được thiết kế chủ yếu để triển khai trên các tàu ngầm lớp Granit và Antey.
Tên lửa P-700 Granit là vũ khí nổi tiếng của Nga trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, do phần lớn các tàu ngầm lớp Granit và Antey đã ngừng hoạt động và sau đó bị phá hủy, nên tính hữu dụng của P-700 Granit ở dạng ban đầu đã giảm đi.
Trong bối cảnh này, việc chuyển đổi P-700 thành tên lửa đất đối đất là một bước tiến hợp lý. Sự chuyển đổi này không chỉ kéo dài thời gian hoạt động của loại tên lửa này, mà còn phù hợp với định hướng chiến lược của quân đội Nga.
Những phát triển trong tương lai của các loại tên lửa tấn công của Nga cho thấy sự thay đổi hướng tới các hệ thống tên lửa mới hơn, như tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr và Zircon. Do đó, tên lửa chống hạm P-700 Granit, sẽ không đáp ứng được chiến lược hải quân mới của Nga.
Tiếp đến là P-500 Bazalt, một tên lửa siêu thanh có hình dáng giống Onyx, được trang bị duy nhết trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên, trước những nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra, tàu Kuznetsov sẽ được trang bị các tên lửa có công nghệ tiên tiến hơn. Do đó, P-500 Bazalt được dự đoán sẽ bị loại khỏi biên chế trong tương lai gần.
Cuối cùng là P-1000 Vulcan, một loại tên lửa cực kỳ nổi tiếng, là phiên bản kế thừa của P-500 Bazalt. Quá trình chuyển đổi này đánh dấu một tiến bộ quan trọng trong công nghệ quân sự, diễn ra vào thời kỳ hoàng hôn của “siêu cường quân sự” Liên Xô.
P-1000 Vulcan được trang bị trên các tàu tuần dương tên lửa Marshal Ustinov và Varyag, đóng vai trò là bệ phóng chính cho loại vũ khí tối tân này. Đáng chú ý, tàu chiến Marshal Ustinov, ngay cả sau khi được hiện đại hóa, vẫn tiếp tục chứa 16 bệ phóng dành riêng cho loại tên lửa tiên tiến này.
Không thể phủ nhận P-500 Basalt có khả năng được sử dụng làm tên lửa đất đối đất. Điều này chủ yếu là do không còn bất kỳ con tàu chiến nào của hải quân Nga còn để trang bị. Hơn nữa, các tên lửa này đã đến cuối vòng đời sử dụng.
Nhưng hai loại tên lửa P-700 Granit và P-1000 Vulcan, dù mới hơn, nhưng vẫn tiếp tục được trang bị chính thức trên một số tàu chiến và tàu ngầm mới nhất của hải quân Nga. Do đó, tính khả thi của việc chuyển đổi chúng thành vũ khí tấn công trên bộ, ở một mức độ nào đó bị hạn chế.
Bulgarian Military cho biết, Bộ Quốc phòng Nga đang cân nhắc khả năng tái sử dụng tên lửa chống hạm từ thời Chiến tranh Lạnh, chuyển chúng sang các mục tiêu trên mặt đất. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh khả năng công phá của những tên lửa này, vì mỗi tên lửa đều mang thuốc nổ nặng tới 1.000 kg.
Tình báo phương Tây dự đoán rằng, Nga sở hữu hàng trăm tên lửa Bazan, cùng với phiên bản nâng cấp P-1000 Vulcan và hàng nghìn tên lửa P-700 Granit. Nếu huy động số tên lửa này vào chiến đấu, ít nhất Nga cũng có tầm 500 tên lửa các loại.
Sự cần thiết phải hiện đại hóa số tên lửa trên là điều hiển nhiên. Hiện tại, những tên lửa này được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển – một nhiệm vụ tương đối đơn giản, do môi trường biển không phức tạp về mặt địa lý.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi các tên lửa chống hạm sang mục tiêu trên mặt đất đặt ra một thách thức đáng kể, do địa hình đất liền phức tạp và đa dạng. Sự phức tạp của cảnh quan trên mặt đất đòi hỏi phải xem xét toàn diện và nâng cấp tiếp theo công nghệ tên lửa hiện có.
Có khả năng các kỹ sư Nga hiện đang tích cực giải quyết vấn đề này. Có một số thông tin cho thấy, một số tên lửa chống hạm như đã nêu trên của Nga, đã bắt đầu tích hợp hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS và hệ thống dẫn đường quán tính.
Các chuyên gia khẳng định rằng, quá trình chuyển đổi tên lửa P-700 Granit, P-500 Basalt và P-1000 Vulcan thành các tên lửa tấn công mục tiêu trên mặt đất, có thể kéo dài sáu tháng; nếu không muốn nói là lâu hơn.
Theo chuyên gia quân sự người Mỹ Williams, việc triển khai tên lửa chống hạm như vậy, là biểu hiện của “cách tiếp cận ngắn hạn” được Nga áp dụng. Ông lập luận rằng, chiến lược này làm tổn hại đến khả năng của Nga trong việc chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn khác trong tương lai.
Theo ông Williams, ba loại tên lửa chống hạm trên của Nga từng là những vũ khí hàng đầu, để chống lại các lực lượng từ Hải quân Mỹ hoặc NATO. Tuy nhiên, điều thú vị là những tên lửa này đang được triển khai để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
Lý do có thể do Nga đang thiếu tên lửa tấn công mặt đất, nhưng nhiều hơn là tận dụng những tên lửa chống hạm “khét tiếng một thời” này, cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, khi niên hạn sử dụng của chúng cũng đã sắp kết thúc.