Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Zelensky, các quốc gia phương Tây đã viện trợ cho Quân đội Ukraine nhiều vũ khí hiện đại để chống lại sức ép từ Quân đội Nga.Pháp là quốc gia tích cực viện trợ vũ khí cho Ukraine; tổng cộng, Paris đã cam kết chuyển giao 18 khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar cho Kiev (tương đương 1 tiểu đoàn) và cũng bằng 1/4 tổng số pháo Caesar của Quân đội Pháp. Đợt đầu tiên Pháp đã bàn giao 12 khẩu.Tuy nhiên vừa đưa vào chiến trường chưa được bao lâu, một số pháo Caesar đã bị phá hủy, trong đó có hai khẩu bị quân Nga thu trong tình trạng còn nguyên vẹn, và nhanh chóng được bàn giao cho công ty sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga là Uralvagonzavod (UVZ) “nghiên cứu”;Hiện chưa rõ hai khẩu pháo Caesar của Quân đội Ukraine bị quân Nga đánh chiếm ở đâu và trong hoàn cảnh nào. Nhưng theo thông tin, những khẩu pháo tự hành này cũng thuộc biên chế của Lữ đoàn pháo binh số 55 Quân đội Ukraine.Pháo tự hành bánh hơi CAESAR được sản xuất bởi công ty Nexter của Pháp, là một phần của sự hợp tác quốc phòng Đức-Pháp. Caesar là loại pháo lựu nòng dài 155mm đặt trên khung gầm xe tải 6 bánh.Pháo Caesar được đưa vào trang bị trong quân đội Pháp từ năm 2007 và được giới chuyên môn đánh giá cao về độ chính xác, cũng như khả năng cơ động nhờ sử dụng khung gầm xe tải bánh hơi việt dã 6×6.Pháo Caesar được thiết kế có nhiệm vụ chế áp các trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa của đối phương; phá hủy công sự và sinh lực ẩn lộ; trực tiếp chi viện cho bộ binh chiến đấu. Tầm bắn của pháo từ 4,5 đến 42 km, tốc độ bắn 6 viên/phút; cơ số đạn theo xe là 18 viên.Câu hỏi đặt ra là Nga có thể khai thác được những công nghệ nào của khẩu pháo tự hành bánh hơi, được đánh giá là hiện đại nhất thế giới này? Hãy nghe ý kiến của một số chuyên gia vũ khí Nga.Đại tá Sergei Khatylev, cựu lãnh đạo lực lượng tên lửa phòng không của Không quân Nga cho rằng, nếu các kỹ sư của Uralvagonzavod hoặc các chuyên gia khác của Nga, tháo dỡ các khẩu pháo CAESAR, thì có thể khai thác được nhiều công nghệ mới của phương Tây và có thể áp dụng trên vũ khí của Nga; nhất là việc xác định tọa độ mục tiêu.Còn chuyên gia quân sự Yuri Knutov cho biết. “Hệ thống điều khiển và dẫn đường điện tử của pháo Caesar cho phép pháo thủ điều khiển pháo thông qua màn hình cảm ứng trong buồng lái cũng như trực tiếp trên pháo. Khi pháo đã vào vị trí chiến đấu, từ hai vị trí này, pháo thủ đều có thể nhập tọa độ mục tiêu tương ứng”.Chuyên gia Knutov giải thích, việc nghiên cứu hệ thống điện tử của pháo Caesar có thể cho phép Nga tìm hiểu hệ thống liên lạc mạng của toàn khối NATO.“Thông tin về mục tiêu đi qua các kênh được mã hóa kín. Khẩu đội pháo nhận thông tin về mục tiêu, nhập chúng vào máy tính, sau đó pháo sẽ tự động lấy phần tử ngắm chính xác vào mục tiêu và pháo thủ chỉ việc nhấn nút khai hỏa. Tất cả những công việc này được thực hiện với mức độ tự động hóa cao”. Các chuyên gia chỉ ra rằng, ở Nga có những công nghệ tương tự như của pháo Caesar, nhất là những công nghệ được sử dụng trong pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV, được sản xuất từ năm 2013 tại nhà máy Uraltransmash.Hiện pháo tự hành Koalitsiya-SV chỉ mới được đưa vào biên chế với số lượng nhỏ trong Quân đội Nga thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nhà phát triển phải xem xét các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và cách họ giải quyết các vấn đề công nghệ nhất định; chuyên gia Knutov đánh giá.Ngoài ra, pháo Caesar được quan tâm trên quan điểm an toàn, vì nó được bảo vệ bởi lớp giáp chống phân mảnh; đặc biệt là khả năng chiếm lĩnh trận địa và lấy phần tử bắn nhanh của loại pháo này; chuyên gia Knutov đánh giá.Ngoài ra, chuyên gia Knutov này cho biết thêm, việc nghiên cứu các hệ thống tác chiến điện tử, tìm hiểu các kênh trao đổi thông tin của pháo Caesar hoạt động như thế nào, để tạo ra hệ thống gây nhiễu điện tử phù hợp.Theo đánh giá của chuyên gia Knutov, pháo tự hành Caesar của Pháp "không phải là vũ khí siêu hạng"; nó cũng giống như các loại vũ khí hạng nặng khác của các nước NATO cung cấp cho Ukraine như lựu pháo M777 của Anh-Mỹ, hay pháo tự hành Panzerhaubitze của Đức, cũng không có quá nhiều công nghệ để Nga có thể sao chép.Chuyên gia Knutov cho rằng, Quân đội Nga có nhiều loại pháo chất lượng cao với tầm bắn ngắn, tầm trung và tầm xa và cho nhiều mục đích khác nhau. Chúng có tất cả các đặc điểm cần thiết và hiện đại.Tuy nhiên, Knutov nói thêm, sẽ rất hữu ích cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga khi nghiên cứu nòng pháo của phương Tây, “Pháo Caesar sử dụng nòng pháo được mạ chrome, không giống như những loại nòng pháo rèn của Nga và có khả năng bắn ở tốc độ cao. Điều quan tâm là hệ điều khiển tự động và máy tính có nhiều điểm ưu việt”.Ý kiến của các chuyên gia về việc, liệu những vũ khí hiện đại của phương Tây viện trợ cho Ukraine, có được các chuyên gia của Nga quan tâm hay không?“Tất cả những vũ khí mới hiện có ở Ukraine đều có tầm quan trọng lớn về mặt quân sự và chiến lược đối với chúng tôi; chúng cho phép chúng tôi hiểu được xu hướng phát triển của một loại vũ khí này hoặc một loại vũ khí khác trong NATO”; chuyên gia Knutov kết luận.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Zelensky, các quốc gia phương Tây đã viện trợ cho Quân đội Ukraine nhiều vũ khí hiện đại để chống lại sức ép từ Quân đội Nga.
Pháp là quốc gia tích cực viện trợ vũ khí cho Ukraine; tổng cộng, Paris đã cam kết chuyển giao 18 khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar cho Kiev (tương đương 1 tiểu đoàn) và cũng bằng 1/4 tổng số pháo Caesar của Quân đội Pháp. Đợt đầu tiên Pháp đã bàn giao 12 khẩu.
Tuy nhiên vừa đưa vào chiến trường chưa được bao lâu, một số pháo Caesar đã bị phá hủy, trong đó có hai khẩu bị quân Nga thu trong tình trạng còn nguyên vẹn, và nhanh chóng được bàn giao cho công ty sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga là Uralvagonzavod (UVZ) “nghiên cứu”;
Hiện chưa rõ hai khẩu pháo Caesar của Quân đội Ukraine bị quân Nga đánh chiếm ở đâu và trong hoàn cảnh nào. Nhưng theo thông tin, những khẩu pháo tự hành này cũng thuộc biên chế của Lữ đoàn pháo binh số 55 Quân đội Ukraine.
Pháo tự hành bánh hơi CAESAR được sản xuất bởi công ty Nexter của Pháp, là một phần của sự hợp tác quốc phòng Đức-Pháp. Caesar là loại pháo lựu nòng dài 155mm đặt trên khung gầm xe tải 6 bánh.
Pháo Caesar được đưa vào trang bị trong quân đội Pháp từ năm 2007 và được giới chuyên môn đánh giá cao về độ chính xác, cũng như khả năng cơ động nhờ sử dụng khung gầm xe tải bánh hơi việt dã 6×6.
Pháo Caesar được thiết kế có nhiệm vụ chế áp các trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa của đối phương; phá hủy công sự và sinh lực ẩn lộ; trực tiếp chi viện cho bộ binh chiến đấu. Tầm bắn của pháo từ 4,5 đến 42 km, tốc độ bắn 6 viên/phút; cơ số đạn theo xe là 18 viên.
Câu hỏi đặt ra là Nga có thể khai thác được những công nghệ nào của khẩu pháo tự hành bánh hơi, được đánh giá là hiện đại nhất thế giới này? Hãy nghe ý kiến của một số chuyên gia vũ khí Nga.
Đại tá Sergei Khatylev, cựu lãnh đạo lực lượng tên lửa phòng không của Không quân Nga cho rằng, nếu các kỹ sư của Uralvagonzavod hoặc các chuyên gia khác của Nga, tháo dỡ các khẩu pháo CAESAR, thì có thể khai thác được nhiều công nghệ mới của phương Tây và có thể áp dụng trên vũ khí của Nga; nhất là việc xác định tọa độ mục tiêu.
Còn chuyên gia quân sự Yuri Knutov cho biết. “Hệ thống điều khiển và dẫn đường điện tử của pháo Caesar cho phép pháo thủ điều khiển pháo thông qua màn hình cảm ứng trong buồng lái cũng như trực tiếp trên pháo. Khi pháo đã vào vị trí chiến đấu, từ hai vị trí này, pháo thủ đều có thể nhập tọa độ mục tiêu tương ứng”.
Chuyên gia Knutov giải thích, việc nghiên cứu hệ thống điện tử của pháo Caesar có thể cho phép Nga tìm hiểu hệ thống liên lạc mạng của toàn khối NATO.
“Thông tin về mục tiêu đi qua các kênh được mã hóa kín. Khẩu đội pháo nhận thông tin về mục tiêu, nhập chúng vào máy tính, sau đó pháo sẽ tự động lấy phần tử ngắm chính xác vào mục tiêu và pháo thủ chỉ việc nhấn nút khai hỏa. Tất cả những công việc này được thực hiện với mức độ tự động hóa cao”.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, ở Nga có những công nghệ tương tự như của pháo Caesar, nhất là những công nghệ được sử dụng trong pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV, được sản xuất từ năm 2013 tại nhà máy Uraltransmash.
Hiện pháo tự hành Koalitsiya-SV chỉ mới được đưa vào biên chế với số lượng nhỏ trong Quân đội Nga thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nhà phát triển phải xem xét các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và cách họ giải quyết các vấn đề công nghệ nhất định; chuyên gia Knutov đánh giá.
Ngoài ra, pháo Caesar được quan tâm trên quan điểm an toàn, vì nó được bảo vệ bởi lớp giáp chống phân mảnh; đặc biệt là khả năng chiếm lĩnh trận địa và lấy phần tử bắn nhanh của loại pháo này; chuyên gia Knutov đánh giá.
Ngoài ra, chuyên gia Knutov này cho biết thêm, việc nghiên cứu các hệ thống tác chiến điện tử, tìm hiểu các kênh trao đổi thông tin của pháo Caesar hoạt động như thế nào, để tạo ra hệ thống gây nhiễu điện tử phù hợp.
Theo đánh giá của chuyên gia Knutov, pháo tự hành Caesar của Pháp "không phải là vũ khí siêu hạng"; nó cũng giống như các loại vũ khí hạng nặng khác của các nước NATO cung cấp cho Ukraine như lựu pháo M777 của Anh-Mỹ, hay pháo tự hành Panzerhaubitze của Đức, cũng không có quá nhiều công nghệ để Nga có thể sao chép.
Chuyên gia Knutov cho rằng, Quân đội Nga có nhiều loại pháo chất lượng cao với tầm bắn ngắn, tầm trung và tầm xa và cho nhiều mục đích khác nhau. Chúng có tất cả các đặc điểm cần thiết và hiện đại.
Tuy nhiên, Knutov nói thêm, sẽ rất hữu ích cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga khi nghiên cứu nòng pháo của phương Tây, “Pháo Caesar sử dụng nòng pháo được mạ chrome, không giống như những loại nòng pháo rèn của Nga và có khả năng bắn ở tốc độ cao. Điều quan tâm là hệ điều khiển tự động và máy tính có nhiều điểm ưu việt”.
Ý kiến của các chuyên gia về việc, liệu những vũ khí hiện đại của phương Tây viện trợ cho Ukraine, có được các chuyên gia của Nga quan tâm hay không?
“Tất cả những vũ khí mới hiện có ở Ukraine đều có tầm quan trọng lớn về mặt quân sự và chiến lược đối với chúng tôi; chúng cho phép chúng tôi hiểu được xu hướng phát triển của một loại vũ khí này hoặc một loại vũ khí khác trong NATO”; chuyên gia Knutov kết luận.