Đối với Ukraine, khi đối mặt với các cuộc tấn công tầm xa của Nga gần đây, họ gần như không có sức mạnh để đối đầu. Tuy nhiên hệ thống tuyên truyền của Ukraine cho rằng, Nga đã hết vũ khí hiện đại, khi phải sử dụng những tên lửa chống hạm Kh-22, được đưa vào biên chế Quân đội Liên Xô từ những thập niên 1960.Truyền thông Ukraine cho rằng, do Nga hiện đang cực kỳ thiếu tên lửa hiện đại dẫn đường chính xác, nên họ phải đã phải đưa loại tên lửa đã “nghỉ hưu” từ lâu này ra khỏi kho để dùng. Truyền thông Ukraine cũng cáo buộc loại tên lửa sử dụng công nghệ cũ Kh-22 của Nga, nổ cách xa mục tiêu, gây thiệt hại cho dân thường. Nhưng cách đây không lâu, những tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22 của Nga đã bắn trúng các mục tiêu trên đất liền của Ukraine và trên thực tế, trước đòn tấn công bằng tên lửa diệt hạm của Nga, lực lượng phòng không thủ đô Kiev của Ukraine, đã không đánh chặn được 5 quả tên lửa Kh-22. Vậy việc Nga sử dụng Kh-22 có thực sự là do kho đạn tên lửa của họ đã cạn kiệt? Trên thực tế, Kh-22, là tên lửa chống hạm hạng nặng do Liên Xô phát triển trong Chiến tranh Lạnh ở thế kỷ trước, ban đầu được thiết kế để trang bị cho máy bay ném bom Tu-22 để tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ.Vào thời điểm đó, tầm bắn tối đa của tên lửa Kh-22 là 600 km, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, tốc độ tối đa của lần bổ nhào cuối cùng có thể đạt 4,6 Mach và đầu đạn nặng tới 1 tấn, đủ để tạo ra một hố có đường kính 5 mét và sâu 12 mét trên mặt đất. Với mục đích là tiêu diệt tàu sân bay, Kh-22 có thể đánh chìm các tàu chiến có trọng tải hàng chục nghìn tấn, chỉ bằng một phát bắn trúng. Để đối phó với các mối đe dọa từ Mỹ và NATO, Liên Xô đã sản xuất ít nhất 1.000 tên lửa Kh-22, và hầu hết chúng được triển khai tại Ukraine, cùng với máy bay ném bom chiến lược Tu-22.Sau khi Ukraine quay lưng lại với phương Tây, nước này đã tự nguyện loại bỏ 423 tên lửa Kh-22, bao gồm việc bàn giao 386 tên lửa để khấu trừ vào khoản nợ vào năm 2000, để trả món nợ lịch sử cho Nga. Do đó, Nga vẫn còn trong tay ít nhất khoảng 400 tên lửa Kh-22. Còn hầu hết những tên lửa Kh-22 còn lại của Nga, đã được cho loại biên do không còn khả năng bảo dưỡng sau khi Liên Xô tan rã, và chỉ một số ít được giữ lại. Nhưng ngay cả khi tình trạng tồi tệ của lô tên lửa do Ukraine bàn giao bị loại bỏ, thì ít nhất vẫn còn nhiều tên lửa để nâng cấp.Vài năm sau khi Nga nhận được tên lửa Kh-22 do Ukraine bàn giao, sức mạnh quốc gia của nước này đã tăng lên đáng kể, nhờ xuất khẩu năng lượng, và sau đó, Nga đã đưa ra phiên bản cải tiến của Kh-22 là tên lửa Kh-32, với hiệu suất tốt hơn.Tên lửa Kh-32 sử dụng thân vỏ của Kh-22, nhưng giảm đầu đạn còn 500 kg và thay động cơ mới, nên tầm bắn tối đa được nâng lên khoảng 1.000 km. Để cải thiện tính dễ bị gây nhiễu của tên lửa Kh-22, tên lửa Kh-32 đã được thay thế bằng hệ thống dẫn đường quán tính mới, có khả năng hiệu chỉnh lệnh vô tuyến và bay bám địa hình. Tên lửa Kh-32 được đánh giá là hoàn toàn có khả năng xuyên phá hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ, do đó nó cũng có thể đạt kết quả tốt trong việc đánh vào khu vực Kiev, nơi chủ yếu được bảo vệ bởi lực lượng phòng không Ukraine.Dù một trong 6 quả tên lửa Kh-32 lần này, đã không bắn trúng mục tiêu, nhưng điều đó không thể khẳng định rằng, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ nó. Bởi theo tính toán và suy đoán, đạn tên lửa Kh-32 có thể chịu được sức đánh của pháo phòng thủ tầm gần Phalanx trên tàu chiến Mỹ, cũng như 1 tên lửa phòng thủ tầm gần AIM-7 Sea Sparrow hoặc 2-3 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 đánh chặn. Do đó về lý thuyết, chỉ cần Ukraine không sử dụng tên lửa S-300 còn lại của mình để đánh chặn tầm xa; còn nếu họ muốn đánh chặn tên lửa Kh-32, với tốc độ đầu cuối gấp vài lần tốc độ âm thanh, mà chỉ với pháo phòng không thông thường, thì khả năng đánh chặn sẽ rất thấp. Thực tế, sau khi số tên lửa Kh-22 được Ukraine bàn giao cho Nga, Quân đội Nga cũng đã tổ chức một số cuộc tập trận sau năm 2000, để phóng thử nghiệm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của loại tên lửa nhiên liệu lỏng, đã được sản xuất vài chục năm này. Vào tháng 8/2000, máy bay Tu-22M2 đã tiến hành 2 lần phóng thử nghiệm, sau khi phóng 3 tên lửa Kh-22, cho kết quả hoạt động bình thường; trong đó 2 quả trúng mục tiêu sà lan và 1 chiếc bị bắn rơi bởi một chiếc Su-27, đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện đánh chặn.Tuy nhiên, trong cuộc thử nghiệm phóng Kh-22 tại bãi tập Chita vào tháng 9 năm 2002, tên lửa Kh-22 đã bị rơi ở Mông Cổ do hệ thống dẫn đường gặp trục trặc và phải bồi thường hàng triệu USD. Một quả Kh-22 khác cũng rơi xuống Kazakhstan, trong một cuộc thử nghiệm khác. Nhưng việc Nga hiện đang sử dụng tên lửa Kh-22 để tấn công các mục tiêu trên mặt đất của Ukraine, rất có thể là do kho vũ khí tấn công tầm xa hơi eo hẹp, khi số tên lửa tiên tiến đã bắt đầu bị hạn chế.Nhưng trong mọi trường hợp, với kho vũ khí khổng lồ còn lại từ thời Liên Xô, Nga vẫn còn rất nhiều loại tên lửa như Kh-22 và vẫn có thể sử dụng tốt với những nâng cấp nhỏ, hoàn toàn nằm trong năng lực công nghệ của Nga.Vì vậy, thật là ngây thơ khi nghĩ rằng, Nga không còn khả năng tấn công chính xác tầm xa và không đủ lực tấn công trở lại. Xét cho cùng, so với Nga, Ukraine và NATO khan hiếm hơn về vũ khí tấn công tầm xa.
Đối với Ukraine, khi đối mặt với các cuộc tấn công tầm xa của Nga gần đây, họ gần như không có sức mạnh để đối đầu. Tuy nhiên hệ thống tuyên truyền của Ukraine cho rằng, Nga đã hết vũ khí hiện đại, khi phải sử dụng những tên lửa chống hạm Kh-22, được đưa vào biên chế Quân đội Liên Xô từ những thập niên 1960.
Truyền thông Ukraine cho rằng, do Nga hiện đang cực kỳ thiếu tên lửa hiện đại dẫn đường chính xác, nên họ phải đã phải đưa loại tên lửa đã “nghỉ hưu” từ lâu này ra khỏi kho để dùng. Truyền thông Ukraine cũng cáo buộc loại tên lửa sử dụng công nghệ cũ Kh-22 của Nga, nổ cách xa mục tiêu, gây thiệt hại cho dân thường.
Nhưng cách đây không lâu, những tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22 của Nga đã bắn trúng các mục tiêu trên đất liền của Ukraine và trên thực tế, trước đòn tấn công bằng tên lửa diệt hạm của Nga, lực lượng phòng không thủ đô Kiev của Ukraine, đã không đánh chặn được 5 quả tên lửa Kh-22.
Vậy việc Nga sử dụng Kh-22 có thực sự là do kho đạn tên lửa của họ đã cạn kiệt? Trên thực tế, Kh-22, là tên lửa chống hạm hạng nặng do Liên Xô phát triển trong Chiến tranh Lạnh ở thế kỷ trước, ban đầu được thiết kế để trang bị cho máy bay ném bom Tu-22 để tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Vào thời điểm đó, tầm bắn tối đa của tên lửa Kh-22 là 600 km, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, tốc độ tối đa của lần bổ nhào cuối cùng có thể đạt 4,6 Mach và đầu đạn nặng tới 1 tấn, đủ để tạo ra một hố có đường kính 5 mét và sâu 12 mét trên mặt đất.
Với mục đích là tiêu diệt tàu sân bay, Kh-22 có thể đánh chìm các tàu chiến có trọng tải hàng chục nghìn tấn, chỉ bằng một phát bắn trúng. Để đối phó với các mối đe dọa từ Mỹ và NATO, Liên Xô đã sản xuất ít nhất 1.000 tên lửa Kh-22, và hầu hết chúng được triển khai tại Ukraine, cùng với máy bay ném bom chiến lược Tu-22.
Sau khi Ukraine quay lưng lại với phương Tây, nước này đã tự nguyện loại bỏ 423 tên lửa Kh-22, bao gồm việc bàn giao 386 tên lửa để khấu trừ vào khoản nợ vào năm 2000, để trả món nợ lịch sử cho Nga. Do đó, Nga vẫn còn trong tay ít nhất khoảng 400 tên lửa Kh-22.
Còn hầu hết những tên lửa Kh-22 còn lại của Nga, đã được cho loại biên do không còn khả năng bảo dưỡng sau khi Liên Xô tan rã, và chỉ một số ít được giữ lại. Nhưng ngay cả khi tình trạng tồi tệ của lô tên lửa do Ukraine bàn giao bị loại bỏ, thì ít nhất vẫn còn nhiều tên lửa để nâng cấp.
Vài năm sau khi Nga nhận được tên lửa Kh-22 do Ukraine bàn giao, sức mạnh quốc gia của nước này đã tăng lên đáng kể, nhờ xuất khẩu năng lượng, và sau đó, Nga đã đưa ra phiên bản cải tiến của Kh-22 là tên lửa Kh-32, với hiệu suất tốt hơn.
Tên lửa Kh-32 sử dụng thân vỏ của Kh-22, nhưng giảm đầu đạn còn 500 kg và thay động cơ mới, nên tầm bắn tối đa được nâng lên khoảng 1.000 km. Để cải thiện tính dễ bị gây nhiễu của tên lửa Kh-22, tên lửa Kh-32 đã được thay thế bằng hệ thống dẫn đường quán tính mới, có khả năng hiệu chỉnh lệnh vô tuyến và bay bám địa hình.
Tên lửa Kh-32 được đánh giá là hoàn toàn có khả năng xuyên phá hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ, do đó nó cũng có thể đạt kết quả tốt trong việc đánh vào khu vực Kiev, nơi chủ yếu được bảo vệ bởi lực lượng phòng không Ukraine.
Dù một trong 6 quả tên lửa Kh-32 lần này, đã không bắn trúng mục tiêu, nhưng điều đó không thể khẳng định rằng, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ nó. Bởi theo tính toán và suy đoán, đạn tên lửa Kh-32 có thể chịu được sức đánh của pháo phòng thủ tầm gần Phalanx trên tàu chiến Mỹ, cũng như 1 tên lửa phòng thủ tầm gần AIM-7 Sea Sparrow hoặc 2-3 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 đánh chặn.
Do đó về lý thuyết, chỉ cần Ukraine không sử dụng tên lửa S-300 còn lại của mình để đánh chặn tầm xa; còn nếu họ muốn đánh chặn tên lửa Kh-32, với tốc độ đầu cuối gấp vài lần tốc độ âm thanh, mà chỉ với pháo phòng không thông thường, thì khả năng đánh chặn sẽ rất thấp.
Thực tế, sau khi số tên lửa Kh-22 được Ukraine bàn giao cho Nga, Quân đội Nga cũng đã tổ chức một số cuộc tập trận sau năm 2000, để phóng thử nghiệm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của loại tên lửa nhiên liệu lỏng, đã được sản xuất vài chục năm này.
Vào tháng 8/2000, máy bay Tu-22M2 đã tiến hành 2 lần phóng thử nghiệm, sau khi phóng 3 tên lửa Kh-22, cho kết quả hoạt động bình thường; trong đó 2 quả trúng mục tiêu sà lan và 1 chiếc bị bắn rơi bởi một chiếc Su-27, đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện đánh chặn.
Tuy nhiên, trong cuộc thử nghiệm phóng Kh-22 tại bãi tập Chita vào tháng 9 năm 2002, tên lửa Kh-22 đã bị rơi ở Mông Cổ do hệ thống dẫn đường gặp trục trặc và phải bồi thường hàng triệu USD. Một quả Kh-22 khác cũng rơi xuống Kazakhstan, trong một cuộc thử nghiệm khác.
Nhưng việc Nga hiện đang sử dụng tên lửa Kh-22 để tấn công các mục tiêu trên mặt đất của Ukraine, rất có thể là do kho vũ khí tấn công tầm xa hơi eo hẹp, khi số tên lửa tiên tiến đã bắt đầu bị hạn chế.
Nhưng trong mọi trường hợp, với kho vũ khí khổng lồ còn lại từ thời Liên Xô, Nga vẫn còn rất nhiều loại tên lửa như Kh-22 và vẫn có thể sử dụng tốt với những nâng cấp nhỏ, hoàn toàn nằm trong năng lực công nghệ của Nga.
Vì vậy, thật là ngây thơ khi nghĩ rằng, Nga không còn khả năng tấn công chính xác tầm xa và không đủ lực tấn công trở lại. Xét cho cùng, so với Nga, Ukraine và NATO khan hiếm hơn về vũ khí tấn công tầm xa.