Công ty ImageSat International (ISI) ngày 28/8 đã công bố ảnh vệ tinh cho thấy trận địa tên lửa phòng không S-300 trống trải tại thành phố Masyaf ở tây bắc Syria. Trong ảnh chụp 4 tháng trước đó, trận địa này có đầy đủ các xe chiến đấu và hậu cần kỹ thuật của tổ hợp S-300.Một bức ảnh vệ tinh khác của ISI cho thấy hệ thống S-300 xuất hiện gần tàu hàng Sparta II ở cảng Tartus của Syria hôm 17/8. Dựa trên tín hiệu định vị, ISI xác định con tàu này nhanh chóng rời cảng Tartus và đến hôm 26/8 xuất hiện ngoài khơi thành phố Novorossiysk, nơi đặt căn cứ chủ chốt của Hạm đội Biển Đen hải quân Nga.Giới chuyên gia quân sự cho rằng đây là dấu hiệu hệ thống S-300 ở Masyaf đã được Nga thu hồi để phục vụ chiến dịch quân sự tại Ukraine, củng cố lưới phòng không tầm xa của Moskva trên Biển Đen.S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổ hợp NPO Almaz nghiên cứu phát triển, được Liên Xô triển khai lần đầu vào cuối những năm 1970.Ban đầu, S-300 được sử dụng để đánh chặn các phương tiện tập kích đường không như máy bay, tên lửa có cánh và tên lửa hành trình. Các phiên bản gần đây, S-300 còn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, máy bay tiêm kích tàng hình, các mục tiêu bay thấp...Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới, S-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn hiệu quả nhất thế giới hiện nay.Các biến thể của S-300 được chia thành dòng P phòng không mặt đất, dòng V đánh chặn tên lửa hành trình, dòng F phòng không trên tàu. Trong đó, phiên bản thu hút sự quan tâm của giới quân sự và được sử dụng rộng rãi nhất của dòng P là hệ thống S-300PMU mới.S-300 là hệ thống tên lửa đối không phóng thẳng đứng, sử dụng động cơ tên lửa nguyên liệu rắn, được trang bị đầu đạn nổ mảnh có đương lượng nổ 100kg với ngòi nổ cận đích. Nó có thể khai hỏa tên lửa cao tới 30.000m và có tầm bắn tối đa 90.000m.S-300PMU nặng 1.480kg, dài 7m, đường kính thân 0,45m, tốc độ bay 50-120 m/giây. Thời gian triển khai 5 phút, thời gian thu hồi 5 phút; vận tốc di chuyển của xe trên đường nhựa 60 km/giờ, đường dã chiến 30 km/giờ.Hệ thống này có thể khai hỏa đồng thời 12 tên lửa dẫn đường, được vận hành bởi một tổ 6 người.Tên lửa có khả năng đồng thời tiến công tiêu diệt nhiều mục tiêu trên không và đối phó với các loại máy bay hiện đại từ tầm thấp đến tầm cao, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật và một số kiểu tên lửa đạn đạo chiến lược trong mọi điều kiện thời tiết ngày, đêm...Hiện nay, trên thế giới khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đã trang bị và triển khai hệ thống S-300. Trong đó, Nga là nước dẫn đầu về sở hữu loại vũ khí này.
Công ty ImageSat International (ISI) ngày 28/8 đã công bố ảnh vệ tinh cho thấy trận địa tên lửa phòng không S-300 trống trải tại thành phố Masyaf ở tây bắc Syria. Trong ảnh chụp 4 tháng trước đó, trận địa này có đầy đủ các xe chiến đấu và hậu cần kỹ thuật của tổ hợp S-300.
Một bức ảnh vệ tinh khác của ISI cho thấy hệ thống S-300 xuất hiện gần tàu hàng Sparta II ở cảng Tartus của Syria hôm 17/8. Dựa trên tín hiệu định vị, ISI xác định con tàu này nhanh chóng rời cảng Tartus và đến hôm 26/8 xuất hiện ngoài khơi thành phố Novorossiysk, nơi đặt căn cứ chủ chốt của Hạm đội Biển Đen hải quân Nga.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng đây là dấu hiệu hệ thống S-300 ở Masyaf đã được Nga thu hồi để phục vụ chiến dịch quân sự tại Ukraine, củng cố lưới phòng không tầm xa của Moskva trên Biển Đen.
S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổ hợp NPO Almaz nghiên cứu phát triển, được Liên Xô triển khai lần đầu vào cuối những năm 1970.
Ban đầu, S-300 được sử dụng để đánh chặn các phương tiện tập kích đường không như máy bay, tên lửa có cánh và tên lửa hành trình. Các phiên bản gần đây, S-300 còn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, máy bay tiêm kích tàng hình, các mục tiêu bay thấp...
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới, S-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn hiệu quả nhất thế giới hiện nay.
Các biến thể của S-300 được chia thành dòng P phòng không mặt đất, dòng V đánh chặn tên lửa hành trình, dòng F phòng không trên tàu. Trong đó, phiên bản thu hút sự quan tâm của giới quân sự và được sử dụng rộng rãi nhất của dòng P là hệ thống S-300PMU mới.
S-300 là hệ thống tên lửa đối không phóng thẳng đứng, sử dụng động cơ tên lửa nguyên liệu rắn, được trang bị đầu đạn nổ mảnh có đương lượng nổ 100kg với ngòi nổ cận đích. Nó có thể khai hỏa tên lửa cao tới 30.000m và có tầm bắn tối đa 90.000m.
S-300PMU nặng 1.480kg, dài 7m, đường kính thân 0,45m, tốc độ bay 50-120 m/giây. Thời gian triển khai 5 phút, thời gian thu hồi 5 phút; vận tốc di chuyển của xe trên đường nhựa 60 km/giờ, đường dã chiến 30 km/giờ.
Hệ thống này có thể khai hỏa đồng thời 12 tên lửa dẫn đường, được vận hành bởi một tổ 6 người.
Tên lửa có khả năng đồng thời tiến công tiêu diệt nhiều mục tiêu trên không và đối phó với các loại máy bay hiện đại từ tầm thấp đến tầm cao, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật và một số kiểu tên lửa đạn đạo chiến lược trong mọi điều kiện thời tiết ngày, đêm...
Hiện nay, trên thế giới khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đã trang bị và triển khai hệ thống S-300. Trong đó, Nga là nước dẫn đầu về sở hữu loại vũ khí này.