Siper do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất được gọi là hệ thống phòng không "sao chép S-400" khi nó ứng dụng một số công nghệ của vũ khí Nga, tên lửa của Ankara đã bắn trúng mục tiêu ở độ cao lớn trong bài thử nghiệm gần nhất.Trong bài kiểm tra, radar tìm kiếm, trung tâm điều khiển hỏa lực và bệ phóng tên lửa EIRS do công ty Aselsan phát triển đã được thử nghiệm tổ hợp lần đầu tiên và cho kết quả rất tích cực.Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chi tiết về cấu trúc của tổ hợp Siper khi Aselsan tránh chia sẻ thông tin, nhưng sau cuộc thử nghiệm lần trước, giới chuyên môn đã phần nào hình dung ra cấu hình.Tổ hợp Siper bao gồm một trung tâm chỉ huy, radar điều khiển hỏa lực, radar cảnh giới, xe mang phóng tự hành, tên lửa đánh chặn, trạm liên lạc, thiết bị truyền thông tin liên lạc, bảo trì, công cụ sửa chữa và các thành phần mô phỏng đào tạo.Hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa Siper của Thổ Nhĩ Kỳ có kiến trúc phân tán, cung cấp khả năng bảo vệ khỏi cuộc tấn công đường không ở tầm xa cho các cơ sở chiến lược, chống lại cuộc tập kích của kẻ thù thông qua máy bay và tên lửa.Tổ hợp tên lửa phòng không Siper do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo có khả năng tác chiến tốt cả ở độ cao lớn, trung bình và thấp, hoạt động ổn định trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp với chiến tranh cường độ cao.Hệ thống tên lửa phòng không này cho phép tích hợp kiểm soát chỉ huy với nhiều định dạng liên kết dữ liệu chiến thuật, bao gồm Hệ thống quản lý mạng radar (RADNET) và Hệ thống thông tin không quân (HvBS).Sau hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp SSB và Aselsan theo nhu cầu của Bộ Tư lệnh Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, radar tìm kiếm tầm xa (UMAR) và radar điều khiển hỏa lực đa chức năng (CFAKR) với cấu trúc hệ thống cơ động cao đang được phát triển.Cả UMAR và CFAKR đều là radar thế hệ mới với kiến trúc ăng ten mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến nhất, có khả năng tạo chùm tia kỹ thuật số.Các radar nói trên có thể sử dụng dữ liệu khí tượng để tăng hiệu suất phát hiện và theo dõi, đồng thời kiến trúc AESA và thiết kế dạng module của chúng mang lại chi phí bảo trì thấp đi kèm tính sẵn sàng chiến đấu cao.UMAR có nguồn gốc từ radar TEIRS. Mặt khác, ăng ten của đài radar CFAKR có thể được sử dụng ở chế độ khu vực với vùng phủ sóng 360 độ, bằng cách xoay hoặc kết hợp nhiều đài quay về các góc tạo độ bao quát kín.Là một radar điều khiển hỏa lực, CFAKR có thể theo dõi nhiều mục tiêu với độ nhạy đủ lớn để dẫn đường cho tên lửa của hệ thống tới tiêu diệt đối tượng một cách chính xác. kể cả ở tầm xa.Đồng thời nhờ cấu trúc đa chức năng, khí tài nói trên còn có thể thực hiện vai trò tìm kiếm khu vực trong trường hợp cần thiết. Radar CFAKR được đặt trên khung gầm xe chiến thuật 6 × 6, có thể dễ dàng di chuyển trên các địa hình phức tạp.Với thiết kế nhỏ gọn, radar CFAKR có thể dễ dàng vận chuyển trên một quãng đường dài bằng cách gấp gọn lại và thời gian chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu rất nhanh chóng.
Siper do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất được gọi là hệ thống phòng không "sao chép S-400" khi nó ứng dụng một số công nghệ của vũ khí Nga, tên lửa của Ankara đã bắn trúng mục tiêu ở độ cao lớn trong bài thử nghiệm gần nhất.
Trong bài kiểm tra, radar tìm kiếm, trung tâm điều khiển hỏa lực và bệ phóng tên lửa EIRS do công ty Aselsan phát triển đã được thử nghiệm tổ hợp lần đầu tiên và cho kết quả rất tích cực.
Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chi tiết về cấu trúc của tổ hợp Siper khi Aselsan tránh chia sẻ thông tin, nhưng sau cuộc thử nghiệm lần trước, giới chuyên môn đã phần nào hình dung ra cấu hình.
Tổ hợp Siper bao gồm một trung tâm chỉ huy, radar điều khiển hỏa lực, radar cảnh giới, xe mang phóng tự hành, tên lửa đánh chặn, trạm liên lạc, thiết bị truyền thông tin liên lạc, bảo trì, công cụ sửa chữa và các thành phần mô phỏng đào tạo.
Hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa Siper của Thổ Nhĩ Kỳ có kiến trúc phân tán, cung cấp khả năng bảo vệ khỏi cuộc tấn công đường không ở tầm xa cho các cơ sở chiến lược, chống lại cuộc tập kích của kẻ thù thông qua máy bay và tên lửa.
Tổ hợp tên lửa phòng không Siper do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo có khả năng tác chiến tốt cả ở độ cao lớn, trung bình và thấp, hoạt động ổn định trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp với chiến tranh cường độ cao.
Hệ thống tên lửa phòng không này cho phép tích hợp kiểm soát chỉ huy với nhiều định dạng liên kết dữ liệu chiến thuật, bao gồm Hệ thống quản lý mạng radar (RADNET) và Hệ thống thông tin không quân (HvBS).
Sau hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp SSB và Aselsan theo nhu cầu của Bộ Tư lệnh Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, radar tìm kiếm tầm xa (UMAR) và radar điều khiển hỏa lực đa chức năng (CFAKR) với cấu trúc hệ thống cơ động cao đang được phát triển.
Cả UMAR và CFAKR đều là radar thế hệ mới với kiến trúc ăng ten mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến nhất, có khả năng tạo chùm tia kỹ thuật số.
Các radar nói trên có thể sử dụng dữ liệu khí tượng để tăng hiệu suất phát hiện và theo dõi, đồng thời kiến trúc AESA và thiết kế dạng module của chúng mang lại chi phí bảo trì thấp đi kèm tính sẵn sàng chiến đấu cao.
UMAR có nguồn gốc từ radar TEIRS. Mặt khác, ăng ten của đài radar CFAKR có thể được sử dụng ở chế độ khu vực với vùng phủ sóng 360 độ, bằng cách xoay hoặc kết hợp nhiều đài quay về các góc tạo độ bao quát kín.
Là một radar điều khiển hỏa lực, CFAKR có thể theo dõi nhiều mục tiêu với độ nhạy đủ lớn để dẫn đường cho tên lửa của hệ thống tới tiêu diệt đối tượng một cách chính xác. kể cả ở tầm xa.
Đồng thời nhờ cấu trúc đa chức năng, khí tài nói trên còn có thể thực hiện vai trò tìm kiếm khu vực trong trường hợp cần thiết. Radar CFAKR được đặt trên khung gầm xe chiến thuật 6 × 6, có thể dễ dàng di chuyển trên các địa hình phức tạp.
Với thiết kế nhỏ gọn, radar CFAKR có thể dễ dàng vận chuyển trên một quãng đường dài bằng cách gấp gọn lại và thời gian chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu rất nhanh chóng.