Trong khuôn khổ Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế Army 2021, một hợp đồng đã được ký kết về việc nâng cấp tổ hợp tên lửa chỉ huy di động cho lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.Mặc dù thực tế là thỏa thuận này không phải thương vụ duy nhất được ký kết trong sự kiện, nhưng do mức độ quan trọng đặc biệt, tin tức trên đã thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế khi được tiết lộ.Vấn đề quan trọng là bộ ba hạt nhân chiến lược vẫn là yếu tố then chốt đảm bảo an ninh của nước Nga. Đồng thời nhiều người vẫn tin rằng việc phóng tên lửa hạt nhân được thực hiện độc quyền bằng cách nhấn "nút đỏ". Tuy nhiên trên thực tế, mọi thứ có phần khác biệt.Việc sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ có thể thực hiện sau khi được sự chấp thuận từ lãnh đạo cao nhất của đất nước. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù đã ra đòn phủ đầu và không có ai ra lệnh?Để đối phó với trường hợp này, Nga đã có hệ thống phản công hạt nhân Perimeter (phương Tây gọi bằng cái tên Dead Hand - Bàn tay chết) và tên lửa chỉ huy đặc biệt 15P011.Trên thực tế, đây là những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thông thường, nhưng thay vì mang đầu đạn hạt nhân, chúng được trang bị hệ thống truyền dẫn cực mạnh và có khả năng chống lại tác chiến điện tử.Thay vì bay thẳng tới mục tiêu, quả đạn nói trên lại bay trên bầu trời, gửi lệnh khai hỏa tới tất cả tên lửa chiến lược được đặt trong hầm ngầm, máy bay, tàu chiến, bệ phóng mặt đất.Hệ thống Perimeter hoàn toàn tự động mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người. Quyết định phóng tên lửa được thực hiện bởi cơ chế kiểm soát tự động ứng dụng trí thông minh nhân tạo phức tạp.Những lần phóng thử nghiệm cho thấy toàn bộ các thành phần trong hệ thống Perimeter đều tương tác thành công với nhau, và đầu đạn phát tín hiệu gắn trên tên lửa luôn bay theo quỹ đạo đã định.Trong trường hợp lãnh đạo cấp cao nhận được thông tin từ hệ thống cảnh báo sớm rằng có một nước khác đã phóng tên lửa hạt nhân, Perimeter cũng được kích hoạt ở trạng thái báo động.Nếu không nhận lệnh hủy báo động trong thời gian nhất định, tên lửa sẽ được phóng đi. Điều này giúp loại bỏ yếu tố con người và bảo đảm sẽ có đòn giáng trả hạt nhân ngay cả khi các phân đội điều khiển, phóng tên lửa bị tiêu diệt hoàn toàn.Từ khi đi vào hoạt động, tên lửa chỉ huy chỉ được đi từ các hầm chứa tĩnh, dẫn đến khả năng đối phương có thể tung đòn phủ đầu nhằm vô hiệu hóa "Bàn tay chết". Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào mùa hè này.Hợp đồng được ký kết tại diễn đàn Army-2021 quy định việc cung cấp các tên lửa chỉ huy di động cho lực lượng hạt nhân chiến lược Nga. Trong trường hợp này, chúng ta đang nói về tên lửa Yars được hiện đại hóa một cách thích hợp.Giờ đây gần như không thể xác định vị trí của bệ phóng tên lửa chỉ huy đặc biệt nữa. Do vậy dù kẻ thù có tấn công trước hay không cũng chẳng thành vấn đề, bởi vì đối phương sẽ phải nhận đòn đáp trả. Thực tế này được xem như là sự đảm bảo sự cân bằng, giữ "hòa bình hạt nhân" trên toàn hành tinh.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế Army 2021, một hợp đồng đã được ký kết về việc nâng cấp tổ hợp tên lửa chỉ huy di động cho lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.
Mặc dù thực tế là thỏa thuận này không phải thương vụ duy nhất được ký kết trong sự kiện, nhưng do mức độ quan trọng đặc biệt, tin tức trên đã thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế khi được tiết lộ.
Vấn đề quan trọng là bộ ba hạt nhân chiến lược vẫn là yếu tố then chốt đảm bảo an ninh của nước Nga. Đồng thời nhiều người vẫn tin rằng việc phóng tên lửa hạt nhân được thực hiện độc quyền bằng cách nhấn "nút đỏ". Tuy nhiên trên thực tế, mọi thứ có phần khác biệt.
Việc sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ có thể thực hiện sau khi được sự chấp thuận từ lãnh đạo cao nhất của đất nước. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù đã ra đòn phủ đầu và không có ai ra lệnh?
Để đối phó với trường hợp này, Nga đã có hệ thống phản công hạt nhân Perimeter (phương Tây gọi bằng cái tên Dead Hand - Bàn tay chết) và tên lửa chỉ huy đặc biệt 15P011.
Trên thực tế, đây là những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thông thường, nhưng thay vì mang đầu đạn hạt nhân, chúng được trang bị hệ thống truyền dẫn cực mạnh và có khả năng chống lại tác chiến điện tử.
Thay vì bay thẳng tới mục tiêu, quả đạn nói trên lại bay trên bầu trời, gửi lệnh khai hỏa tới tất cả tên lửa chiến lược được đặt trong hầm ngầm, máy bay, tàu chiến, bệ phóng mặt đất.
Hệ thống Perimeter hoàn toàn tự động mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người. Quyết định phóng tên lửa được thực hiện bởi cơ chế kiểm soát tự động ứng dụng trí thông minh nhân tạo phức tạp.
Những lần phóng thử nghiệm cho thấy toàn bộ các thành phần trong hệ thống Perimeter đều tương tác thành công với nhau, và đầu đạn phát tín hiệu gắn trên tên lửa luôn bay theo quỹ đạo đã định.
Trong trường hợp lãnh đạo cấp cao nhận được thông tin từ hệ thống cảnh báo sớm rằng có một nước khác đã phóng tên lửa hạt nhân, Perimeter cũng được kích hoạt ở trạng thái báo động.
Nếu không nhận lệnh hủy báo động trong thời gian nhất định, tên lửa sẽ được phóng đi. Điều này giúp loại bỏ yếu tố con người và bảo đảm sẽ có đòn giáng trả hạt nhân ngay cả khi các phân đội điều khiển, phóng tên lửa bị tiêu diệt hoàn toàn.
Từ khi đi vào hoạt động, tên lửa chỉ huy chỉ được đi từ các hầm chứa tĩnh, dẫn đến khả năng đối phương có thể tung đòn phủ đầu nhằm vô hiệu hóa "Bàn tay chết". Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào mùa hè này.
Hợp đồng được ký kết tại diễn đàn Army-2021 quy định việc cung cấp các tên lửa chỉ huy di động cho lực lượng hạt nhân chiến lược Nga. Trong trường hợp này, chúng ta đang nói về tên lửa Yars được hiện đại hóa một cách thích hợp.
Giờ đây gần như không thể xác định vị trí của bệ phóng tên lửa chỉ huy đặc biệt nữa. Do vậy dù kẻ thù có tấn công trước hay không cũng chẳng thành vấn đề, bởi vì đối phương sẽ phải nhận đòn đáp trả. Thực tế này được xem như là sự đảm bảo sự cân bằng, giữ "hòa bình hạt nhân" trên toàn hành tinh.