Cục Thiết kế tên lửa chống hạm lừng danh của Liên Xô/Nga là Raduga, đã phát triển loại tên lửa hành trình chống hạm Kh-32 từ năm 1998. Đây là bản hiện đại hóa sâu của tên lửa Kh-22 nổi tiếng, thực hiện thử nghiệm đầu tiên vào năm 1963, được đưa vào trang bị vào năm 1968 và vẫn đang trong biên chế Hải quân Nga.Tên lửa chống hạm Kh-32 có hình dáng và kích thước như người tiền nhiệm Kh-22; với trọng lượng nặng gần 5.800 kg, chiều dài 12 mét, đường kính thân (chỗ lớn nhất) một mét và sải cánh ba mét.Kh-32 cũng được mang trên các giá treo giống như tên lửa Kh-22; tuy nhiên theo các nguồn tin công khai cho biết, tên lửa Kh-32 có đầu đạn chỉ 500 kg, kém trọng lượng đầu đạn của tên lửa Kh-22 đến 400 kg. Cùng với việc áp dụng công nghệ vật liệu và điện tử mới, nên Kh-32 “nhẹ hơn” Kh-22; do vậy Kh-32 có thể mang lượng nhiên liệu gấp nhiều lần Kh-22.Sát thủ tàu sân bay Kh-32 cũng sử dụng động cơ tiết kiệm nhiên liệu và mạnh hơn; tên lửa được dẫn đường giai đoạn đầu bằng phương pháp quán tính; giai đoạn cuối bằng radar tự dẫn kỹ thuật số của chính tên lửa. Kh-32 có khả năng chống nhiễu điện tử, tốt hơn nhiều so với tên lửa Kh-22.Giống như tên lửa hành trình Kh-22, quá trình phóng của tên lửa Kh-32 được chia làm 3 giai đoạn; giai đoạn phóng để tên lửa đạt độ cao, giai đoạn giữa hành trình, giai đoạn này tên lửa có thể đạt độ cao tối đa đến 40 km và giai đoạn cuối là lao xuống tiến công mục tiêu.Các chuyên gia cho rằng, Kh-32 có thể khóa mục tiêu từ bên dưới cánh máy bay. Tuy nhiên, với tầm bắn từ 600-1.000 km, thì tên lửa không thể có khả năng như vậy; vì khoảng cách quá lớn, để tên lửa có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu. Thậm chí radar của tàu sân bay hay máy bay cảnh giới sớm đều không có khả năng này.Thông thường với tên lửa chống hạm của Liên Xô, khi tên lửa bay cách mục tiêu từ 200-300 km, trắc thủ điều khiển chọn mục tiêu (tàu chiến đối phương, hoặc mục tiêu mặt đất) và gửi lệnh vô tuyến đến tên lửa. Tên lửa chống hạm P-1000 Vulkan và P-500 Bazalt trên các tàu tuần dương lớp Slava, hoạt động theo nguyên tắc tương tự.Nhưng với tầm bắn từ 600-1.000 km của tên lửa Kh-32, rõ ràng máy bay Tu-22M3 không phải tiếp cận vào khu vực phòng không, của biên đội tàu sân bay Mỹ; do bán kính đánh chặn xa nhất của máy bay Mỹ trên biển là 700 km, tính từ tàu sân bay.Với trần bay giai đoạn giữa hành trình đến 40 km, cùng động cơ mạnh hơn, các chuyên gia ước tính tốc độ của Kh-32 là 5.400 km/h (tương đương 1.500m/s). Mặc dù Kh-32 hoàn toàn không có khả năng tàng hình, tuy nhiên Kh-32 lại có thể thay đổi quỹ đạo bay, nên gây khó cho khả năng đánh chặn.Hiện nay vũ khí phòng không mới nhất và mạnh nhất của tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Arleigh-Burke của Mỹ với hệ thống chiến đấu Aegis là loại tên lửa phòng không Standard-6 (SM-6), mới đưa vào biên chế Hải quân Mỹ năm 2013.Tên lửa SM-6 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính giai đoạn đầu và giai đoạn cuối sử dụng radar chủ động của chính tên lửa, cho phép tên lửa “bắn và quên”. Phương pháp dẫn đường này, làm tăng hiệu quả tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, ngoài đường chân trời.Trọng lượng tên lửa SM-6 là 1.500 kg, tầm bắn 240 km và độ cao tối đa tiêu diệt mục tiêu là 33 km. Tốc độ là Mach 3,5 (tương đương 1.000 m/s), khả năng quá tải tối đa là 50g. Đầu đạn nặng 125 kg, gấp đôi so với các dòng tên lửa trước và có 2 dạng đầu đạn là động năng (đối với mục tiêu đạn đạo), hoặc phân mảnh (đối với mục tiêu khí động học). Xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa là 0,95.Theo tính toán, SM-6 có thể tiêu diệt mục tiêu có tốc độ tối đa khoảng 800 mét/giây. So sánh Kh-32 và SM-6 cho thấy, trần bay của Kh-32 cao hơn 7 km so với khả năng tên lửa Mỹ và gấp gần hai lần tốc độ tối đa của SM-6 (1.500 mét/giây so với 800 mét/giây).Nhưng điều đó không có nghĩa là Hải quân Mỹ sẽ không có loại tên lửa nào để chống lại Kh-32. Hệ thống chiến đấu Aegis có thể phát hiện chúng và cung cấp thông tin về mục tiêu, vì hệ thống có khả năng phòng thủ tên lửa và tiêu diệt cả vệ tinh. Do đó, SM-6 sẽ được tham gia, nhưng vẫn còn phải xem hiệu quả như thế nào. Nguồn ảnh: Pinterest. Máy bay Tu-22M của Nga phóng thử tên lửa "sát thủ tàu sân bay" Kh-32.
Cục Thiết kế tên lửa chống hạm lừng danh của Liên Xô/Nga là Raduga, đã phát triển loại tên lửa hành trình chống hạm Kh-32 từ năm 1998. Đây là bản hiện đại hóa sâu của tên lửa Kh-22 nổi tiếng, thực hiện thử nghiệm đầu tiên vào năm 1963, được đưa vào trang bị vào năm 1968 và vẫn đang trong biên chế Hải quân Nga.
Tên lửa chống hạm Kh-32 có hình dáng và kích thước như người tiền nhiệm Kh-22; với trọng lượng nặng gần 5.800 kg, chiều dài 12 mét, đường kính thân (chỗ lớn nhất) một mét và sải cánh ba mét.
Kh-32 cũng được mang trên các giá treo giống như tên lửa Kh-22; tuy nhiên theo các nguồn tin công khai cho biết, tên lửa Kh-32 có đầu đạn chỉ 500 kg, kém trọng lượng đầu đạn của tên lửa Kh-22 đến 400 kg. Cùng với việc áp dụng công nghệ vật liệu và điện tử mới, nên Kh-32 “nhẹ hơn” Kh-22; do vậy Kh-32 có thể mang lượng nhiên liệu gấp nhiều lần Kh-22.
Sát thủ tàu sân bay Kh-32 cũng sử dụng động cơ tiết kiệm nhiên liệu và mạnh hơn; tên lửa được dẫn đường giai đoạn đầu bằng phương pháp quán tính; giai đoạn cuối bằng radar tự dẫn kỹ thuật số của chính tên lửa. Kh-32 có khả năng chống nhiễu điện tử, tốt hơn nhiều so với tên lửa Kh-22.
Giống như tên lửa hành trình Kh-22, quá trình phóng của tên lửa Kh-32 được chia làm 3 giai đoạn; giai đoạn phóng để tên lửa đạt độ cao, giai đoạn giữa hành trình, giai đoạn này tên lửa có thể đạt độ cao tối đa đến 40 km và giai đoạn cuối là lao xuống tiến công mục tiêu.
Các chuyên gia cho rằng, Kh-32 có thể khóa mục tiêu từ bên dưới cánh máy bay. Tuy nhiên, với tầm bắn từ 600-1.000 km, thì tên lửa không thể có khả năng như vậy; vì khoảng cách quá lớn, để tên lửa có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu. Thậm chí radar của tàu sân bay hay máy bay cảnh giới sớm đều không có khả năng này.
Thông thường với tên lửa chống hạm của Liên Xô, khi tên lửa bay cách mục tiêu từ 200-300 km, trắc thủ điều khiển chọn mục tiêu (tàu chiến đối phương, hoặc mục tiêu mặt đất) và gửi lệnh vô tuyến đến tên lửa. Tên lửa chống hạm P-1000 Vulkan và P-500 Bazalt trên các tàu tuần dương lớp Slava, hoạt động theo nguyên tắc tương tự.
Nhưng với tầm bắn từ 600-1.000 km của tên lửa Kh-32, rõ ràng máy bay Tu-22M3 không phải tiếp cận vào khu vực phòng không, của biên đội tàu sân bay Mỹ; do bán kính đánh chặn xa nhất của máy bay Mỹ trên biển là 700 km, tính từ tàu sân bay.
Với trần bay giai đoạn giữa hành trình đến 40 km, cùng động cơ mạnh hơn, các chuyên gia ước tính tốc độ của Kh-32 là 5.400 km/h (tương đương 1.500m/s). Mặc dù Kh-32 hoàn toàn không có khả năng tàng hình, tuy nhiên Kh-32 lại có thể thay đổi quỹ đạo bay, nên gây khó cho khả năng đánh chặn.
Hiện nay vũ khí phòng không mới nhất và mạnh nhất của tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Arleigh-Burke của Mỹ với hệ thống chiến đấu Aegis là loại tên lửa phòng không Standard-6 (SM-6), mới đưa vào biên chế Hải quân Mỹ năm 2013.
Tên lửa SM-6 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính giai đoạn đầu và giai đoạn cuối sử dụng radar chủ động của chính tên lửa, cho phép tên lửa “bắn và quên”. Phương pháp dẫn đường này, làm tăng hiệu quả tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, ngoài đường chân trời.
Trọng lượng tên lửa SM-6 là 1.500 kg, tầm bắn 240 km và độ cao tối đa tiêu diệt mục tiêu là 33 km. Tốc độ là Mach 3,5 (tương đương 1.000 m/s), khả năng quá tải tối đa là 50g. Đầu đạn nặng 125 kg, gấp đôi so với các dòng tên lửa trước và có 2 dạng đầu đạn là động năng (đối với mục tiêu đạn đạo), hoặc phân mảnh (đối với mục tiêu khí động học). Xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa là 0,95.
Theo tính toán, SM-6 có thể tiêu diệt mục tiêu có tốc độ tối đa khoảng 800 mét/giây. So sánh Kh-32 và SM-6 cho thấy, trần bay của Kh-32 cao hơn 7 km so với khả năng tên lửa Mỹ và gấp gần hai lần tốc độ tối đa của SM-6 (1.500 mét/giây so với 800 mét/giây).
Nhưng điều đó không có nghĩa là Hải quân Mỹ sẽ không có loại tên lửa nào để chống lại Kh-32. Hệ thống chiến đấu Aegis có thể phát hiện chúng và cung cấp thông tin về mục tiêu, vì hệ thống có khả năng phòng thủ tên lửa và tiêu diệt cả vệ tinh. Do đó, SM-6 sẽ được tham gia, nhưng vẫn còn phải xem hiệu quả như thế nào. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay Tu-22M của Nga phóng thử tên lửa "sát thủ tàu sân bay" Kh-32.