"Vua chiến trường" cỡ nòng 203 mm trong cuộc giao tranh tại Ukraine là tên gọi dành cho pháo tự hành 2S7 Pion và 2S7M Malka, bởi nó có khả năng đưa những viên đạn với trọng lượng 100 kg đi xa 32 km.Tài khoản Twitter của Bộ Quốc phòng Ukraine đã đăng một loạt hình ảnh mô tả công việc của Lực lượng Hậu cần với chú thích: "Chúng ta thường nghe về những vũ khí có vẻ mạnh của Quân đội Nga, nhưng đừng quên rằng Ukraine cũng có kho vũ khí đáng kể của Liên Xô".Đi kèm với tuyên bố trên là hình ảnh các binh sĩ Ukraine đang tiến hành công tác sửa chữa và khôi phục hoạt động cho hàng loạt pháo tự hành 2S7 Pion - loại pháo có cỡ nòng lớn nhất trên chiến trường hiện nay.Theo thống kê của trang The Military Balance 2021, Lực lượng vũ trang Ukraine có vài chục hệ thống pháo tự hành 2S7 Pion đang trong tình trạng được cất giữ trong các kho bí mật nằm rải rác trên khắp lãnh thổ.Giờ đây, khi lượng dự trữ bất ngờ như vậy được "gọi tái ngũ" sẽ giúp tăng cường đáng kể sức mạnh hỏa lực của cho Pháo binh Ukraine, đặc biệt khi chính quyền Kyiv tuyên bố sẽ mở cuộc tấn công nhằm giành lại quyền kiểm soát Kherson.Theo giới chức quân sự Ukraine, đánh giá theo cường độ hỏa lực được ghi nhận trên chiến trường, lượng dự trữ đạn pháo 203 mm của họ là gần như không hạn chế (theo điều kiện hiện nay), cung cấp yểm trợ rất hiệu quả.Với nhiều khẩu pháo tự hành 2S7 Pion sẽ có mặt tại chiến trường trong tương lai gần, Quân đội Ukraine đang từng bước thu hẹp ưu thế pháo binh của Nga, đây là điều mà các tướng lĩnh tại Moskva có lý do để lo ngại.Mặc dù độ chính xác và tốc độ bắn của pháo tự hành 2S7 Pion không cao so với các loại pháo 155 mm chuẩn NATO mà Ukraine đã nhận như CAESAR, PzH 2000, Krab, M109... nhưng uy lực của vũ khí này cực kỳ đáng nể.Mỗi quả đạn pháo có trọng lượng tới gần 100 kg, và riêng đầu đạn chứa 18 kg thuốc nổ mạnh. Một phát bắn có thể phá hủy toàn bộ tòa nhà cách đó 32 km. Nếu trượt mục tiêu, nó vẫn tạo ra một miệng hố dài tới 5 m.Tình trạng ngược lại đang xảy ra với Moskva, theo số liệu từ trang Military Balance, đến cuối năm 2021, Quân đội Nga chỉ có 60 khẩu 2S7M Malka hiện đại hóa trong biên chế, trong khi 260 khẩu 2S7 Pion nguyên bản khác từ thời Liên Xô đang được cất giữ.Nhưng thực tế phần lớn số pháo tự hành trên đã hỏng không thể khôi phục được, phần dự trữ nằm trong khuôn viên kho vũ khí số 94 của Tổng cục Pháo binh - Tên lửa ở Omsk là tất cả những gì còn lại của Quân đội Nga.Khi đang phải huy động toàn lực sức mạnh pháo binh, việc vẫn còn tới cả trăm hệ thống 2S7 Pion chưa được ra trận có thể minh chứng cho một điều duy nhất - người Nga gặp vấn đề kỹ thuật khi đưa những khẩu pháo tự hành này trở lại hoạt động.Theo giải thích, pháo tự hành 2S7 Pion của Liên Xô được trang bị hộp số do Ukraine sản xuất. Thay thế hộp số là một trong những yếu tố Quân đội Nga tiến hành nhằm hiện đại hóa lên cấp độ 2S7M Malka.Dường như trong điều kiện thời chiến, người Nga không có cách nào để thay thế các hộp số của Ukraine, đó là lý do tại sao rất nhiều khẩu pháo tự hành cỡ nòng 203 mm của họ vẫn nằm dài hạn trong kho bảo quản thay vì được tung ra chiến trường.Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với Nga, khi số lượng pháo tự hành 2S7M Malka của họ bị tiêu diệt và bắt sống kể từ đầu cuộc chiến là khá lớn.
"Vua chiến trường" cỡ nòng 203 mm trong cuộc giao tranh tại Ukraine là tên gọi dành cho pháo tự hành 2S7 Pion và 2S7M Malka, bởi nó có khả năng đưa những viên đạn với trọng lượng 100 kg đi xa 32 km.
Tài khoản Twitter của Bộ Quốc phòng Ukraine đã đăng một loạt hình ảnh mô tả công việc của Lực lượng Hậu cần với chú thích: "Chúng ta thường nghe về những vũ khí có vẻ mạnh của Quân đội Nga, nhưng đừng quên rằng Ukraine cũng có kho vũ khí đáng kể của Liên Xô".
Đi kèm với tuyên bố trên là hình ảnh các binh sĩ Ukraine đang tiến hành công tác sửa chữa và khôi phục hoạt động cho hàng loạt pháo tự hành 2S7 Pion - loại pháo có cỡ nòng lớn nhất trên chiến trường hiện nay.
Theo thống kê của trang The Military Balance 2021, Lực lượng vũ trang Ukraine có vài chục hệ thống pháo tự hành 2S7 Pion đang trong tình trạng được cất giữ trong các kho bí mật nằm rải rác trên khắp lãnh thổ.
Giờ đây, khi lượng dự trữ bất ngờ như vậy được "gọi tái ngũ" sẽ giúp tăng cường đáng kể sức mạnh hỏa lực của cho Pháo binh Ukraine, đặc biệt khi chính quyền Kyiv tuyên bố sẽ mở cuộc tấn công nhằm giành lại quyền kiểm soát Kherson.
Theo giới chức quân sự Ukraine, đánh giá theo cường độ hỏa lực được ghi nhận trên chiến trường, lượng dự trữ đạn pháo 203 mm của họ là gần như không hạn chế (theo điều kiện hiện nay), cung cấp yểm trợ rất hiệu quả.
Với nhiều khẩu pháo tự hành 2S7 Pion sẽ có mặt tại chiến trường trong tương lai gần, Quân đội Ukraine đang từng bước thu hẹp ưu thế pháo binh của Nga, đây là điều mà các tướng lĩnh tại Moskva có lý do để lo ngại.
Mặc dù độ chính xác và tốc độ bắn của pháo tự hành 2S7 Pion không cao so với các loại pháo 155 mm chuẩn NATO mà Ukraine đã nhận như CAESAR, PzH 2000, Krab, M109... nhưng uy lực của vũ khí này cực kỳ đáng nể.
Mỗi quả đạn pháo có trọng lượng tới gần 100 kg, và riêng đầu đạn chứa 18 kg thuốc nổ mạnh. Một phát bắn có thể phá hủy toàn bộ tòa nhà cách đó 32 km. Nếu trượt mục tiêu, nó vẫn tạo ra một miệng hố dài tới 5 m.
Tình trạng ngược lại đang xảy ra với Moskva, theo số liệu từ trang Military Balance, đến cuối năm 2021, Quân đội Nga chỉ có 60 khẩu 2S7M Malka hiện đại hóa trong biên chế, trong khi 260 khẩu 2S7 Pion nguyên bản khác từ thời Liên Xô đang được cất giữ.
Nhưng thực tế phần lớn số pháo tự hành trên đã hỏng không thể khôi phục được, phần dự trữ nằm trong khuôn viên kho vũ khí số 94 của Tổng cục Pháo binh - Tên lửa ở Omsk là tất cả những gì còn lại của Quân đội Nga.
Khi đang phải huy động toàn lực sức mạnh pháo binh, việc vẫn còn tới cả trăm hệ thống 2S7 Pion chưa được ra trận có thể minh chứng cho một điều duy nhất - người Nga gặp vấn đề kỹ thuật khi đưa những khẩu pháo tự hành này trở lại hoạt động.
Theo giải thích, pháo tự hành 2S7 Pion của Liên Xô được trang bị hộp số do Ukraine sản xuất. Thay thế hộp số là một trong những yếu tố Quân đội Nga tiến hành nhằm hiện đại hóa lên cấp độ 2S7M Malka.
Dường như trong điều kiện thời chiến, người Nga không có cách nào để thay thế các hộp số của Ukraine, đó là lý do tại sao rất nhiều khẩu pháo tự hành cỡ nòng 203 mm của họ vẫn nằm dài hạn trong kho bảo quản thay vì được tung ra chiến trường.
Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với Nga, khi số lượng pháo tự hành 2S7M Malka của họ bị tiêu diệt và bắt sống kể từ đầu cuộc chiến là khá lớn.