Báo chí Nga mới đây chỉ biết, tiêm kích tàng hình Su-57 Felon chưa có khả năng điều khiển máy bay không người lái tấn công S-70 Okhotnik do phi công sẽ bị "quá tải" nếu phải đảm đương thêm công việc này.Căn cứ dữ liệu được hãng thông tấn TASS đăng tải sau khi tham khảo nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng, khả năng tích hợp UAV S-70 Okhotnik chắc chắn chỉ có thể xuất hiện trong phiên bản hai chỗ ngồi của chiếc tiêm kích thế hệ năm.Trên thực tế, điều này có nghĩa là máy bay không người lái khó có thể được điều khiển ở chế độ hoàn toàn tự động - ít nhất cần có sự hiện diện của một phi công phụ để xác nhận mục tiêu và điều chỉnh cuộc tấn công.“Một biến thể chỉ huy hai chỗ ngồi của Su-57 sẽ được tạo ra để điều khiển các máy bay không người lái tấn công S-70 Okhotnik thế hệ mới nhất. Nguồn tin cho biết chiếc máy bay chiến đấu đang được phát triển sẽ mang theo khoảng 4 'Thợ săn'" , hãng thông tấn TASS cho biết.Hiện vẫn chưa biết chính xác khi nào thì phiên bản hai chỗ ngồi của tiêm kích tàng hình Su-57 được lên kế hoạch trở thành hiện thực, tuy nhiên theo nhiều ước tính, việc làm này có thể mất tới hai năm hoặc nhiều hơn.Khó khăn lớn nhất đối với Nga hiện nay đó là nếu tạo ra phiên bản hai chỗ ngồi của Su-57 thì khả năng tàng hình sẽ phải chịu thách thức đáng kể, lý do là bởi phần mở rộng buồng lái sẽ khiến diện tích phản xạ radar tăng vọt.Hiện nay các tiêm kích tàng hình thế hệ năm trên thế giới bao gồm Su-57 Felon của Nga, F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ, hay thậm chí cả Chengdu J-20 do Trung Quốc chế tạo đều được thiết kế dành cho một phi công điều khiển.Nguyên nhân chủ yếu được giải thích là do cabin dành cho hai phi công sẽ làm tăng kích thước buồng lái, trong khi đây lại là bộ phận có diện tích phản xạ radar (RCS) rất lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính năng tàng hình.Ví dụ trực quan được đưa ra đây chính là trường hợp tiêm kích FGFA mà Nga liên doanh sản xuất với Ấn Độ, khi nó thực chất là phiên bản hai chỗ ngồi của Su-57.Một trong những lý do khiến dự án bị nhận xét chưa đạt yêu cầu và khiến Ấn Độ quyết định hủy bỏ chính là chỉ số RCS tăng vọt so với Su-57 Felon bản tiêu chuẩn, do nhận yêu cầu phải mở rộng buồng lái.Với nhược điểm nêu trên, Nga có nguy cơ đi vào "vết xe đổ" của FGFA nếu cố gắng chế tạo phiên bản Su-57 hai chỗ ngồi chỉ để điều khiển máy bay không người lái S-70 Okhotnik bởi lợi ích mang lại khó bù đắp thiệt hại gây ra.Cần nói thêm một yếu tố nữa đó là hiện nay Su-57 Felon vẫn bị báo chí Mỹ cũng như phương Tây nhận định có chỉ số RCS ngay tại hình chiếu chính diện vẫn ở mức rất cao khi so sánh với F-35 và đặc biệt là F-22.Sắp tới khi buồng lái của Su-57 được mở rộng cho hai phi công, có lẽ diện tích phản xạ radar của nó sẽ chẳng hơn gì một tiêm kích thế hệ 4 hạng nhẹ của phương Tây, như vậy sẽ tự đánh mất quá nhiều lợi thế.Hiện tại chiếc Su-57 hai chỗ ngồi vẫn chưa thành hình, không loại trừ khả năng dự án này sẽ bị loại bỏ để tránh phạm phải sai lầm nghiêm trọng như Ấn Độ đã yêu cầu với chiếc FGFA.
Báo chí Nga mới đây chỉ biết, tiêm kích tàng hình Su-57 Felon chưa có khả năng điều khiển máy bay không người lái tấn công S-70 Okhotnik do phi công sẽ bị "quá tải" nếu phải đảm đương thêm công việc này.
Căn cứ dữ liệu được hãng thông tấn TASS đăng tải sau khi tham khảo nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng, khả năng tích hợp UAV S-70 Okhotnik chắc chắn chỉ có thể xuất hiện trong phiên bản hai chỗ ngồi của chiếc tiêm kích thế hệ năm.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là máy bay không người lái khó có thể được điều khiển ở chế độ hoàn toàn tự động - ít nhất cần có sự hiện diện của một phi công phụ để xác nhận mục tiêu và điều chỉnh cuộc tấn công.
“Một biến thể chỉ huy hai chỗ ngồi của Su-57 sẽ được tạo ra để điều khiển các máy bay không người lái tấn công S-70 Okhotnik thế hệ mới nhất. Nguồn tin cho biết chiếc máy bay chiến đấu đang được phát triển sẽ mang theo khoảng 4 'Thợ săn'" , hãng thông tấn TASS cho biết.
Hiện vẫn chưa biết chính xác khi nào thì phiên bản hai chỗ ngồi của tiêm kích tàng hình Su-57 được lên kế hoạch trở thành hiện thực, tuy nhiên theo nhiều ước tính, việc làm này có thể mất tới hai năm hoặc nhiều hơn.
Khó khăn lớn nhất đối với Nga hiện nay đó là nếu tạo ra phiên bản hai chỗ ngồi của Su-57 thì khả năng tàng hình sẽ phải chịu thách thức đáng kể, lý do là bởi phần mở rộng buồng lái sẽ khiến diện tích phản xạ radar tăng vọt.
Hiện nay các tiêm kích tàng hình thế hệ năm trên thế giới bao gồm Su-57 Felon của Nga, F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ, hay thậm chí cả Chengdu J-20 do Trung Quốc chế tạo đều được thiết kế dành cho một phi công điều khiển.
Nguyên nhân chủ yếu được giải thích là do cabin dành cho hai phi công sẽ làm tăng kích thước buồng lái, trong khi đây lại là bộ phận có diện tích phản xạ radar (RCS) rất lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính năng tàng hình.
Ví dụ trực quan được đưa ra đây chính là trường hợp tiêm kích FGFA mà Nga liên doanh sản xuất với Ấn Độ, khi nó thực chất là phiên bản hai chỗ ngồi của Su-57.
Một trong những lý do khiến dự án bị nhận xét chưa đạt yêu cầu và khiến Ấn Độ quyết định hủy bỏ chính là chỉ số RCS tăng vọt so với Su-57 Felon bản tiêu chuẩn, do nhận yêu cầu phải mở rộng buồng lái.
Với nhược điểm nêu trên, Nga có nguy cơ đi vào "vết xe đổ" của FGFA nếu cố gắng chế tạo phiên bản Su-57 hai chỗ ngồi chỉ để điều khiển máy bay không người lái S-70 Okhotnik bởi lợi ích mang lại khó bù đắp thiệt hại gây ra.
Cần nói thêm một yếu tố nữa đó là hiện nay Su-57 Felon vẫn bị báo chí Mỹ cũng như phương Tây nhận định có chỉ số RCS ngay tại hình chiếu chính diện vẫn ở mức rất cao khi so sánh với F-35 và đặc biệt là F-22.
Sắp tới khi buồng lái của Su-57 được mở rộng cho hai phi công, có lẽ diện tích phản xạ radar của nó sẽ chẳng hơn gì một tiêm kích thế hệ 4 hạng nhẹ của phương Tây, như vậy sẽ tự đánh mất quá nhiều lợi thế.
Hiện tại chiếc Su-57 hai chỗ ngồi vẫn chưa thành hình, không loại trừ khả năng dự án này sẽ bị loại bỏ để tránh phạm phải sai lầm nghiêm trọng như Ấn Độ đã yêu cầu với chiếc FGFA.