Vào năm 2021, lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể bị tụt hậu nặng nề so với các đối thủ nếu không được cung cấp các máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 thế hệ mới nhất.Mặc dù trước đó đã có thông báo chính thức về việc bàn giao 4 tiêm kích thế hệ thứ 5 vào cuồi năm, nhưng trên thực tế, chưa đầy 2 tháng trước khi kết thúc năm 2021, chưa có phi cơ nào đang được chế tạo sẵn sàng cho việc bàn giao.Năm 2021 được cho là thời kỳ bắt đầu chuyển giao hàng loạt dòng chiến đấu cơ tiên tiến nói trên cho lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga khi quá trình chuẩn bị nhà xưởng hay kinh nghiệm thu được đã hoàn tất.Tuy nhiên bất chấp những cam kết trước đó từ nhà sản xuất, trong năm nay, việc cung cấp Su-57 cho quân đội Nga có thể bị hủy bỏ và dời sang năm 2022, lý do dẫn tới tình trạng trên chưa được công bố một cách chính thức.Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng vấn đề thiếu năng lực là yếu tố mang tính quyết định, bên cạnh đó không loại trừ khả năng lại phát sinh thêm những lỗi kỹ thuật mới với Su-57, dẫn tới yêu cầu phải thiết kế lại rồi mới sản xuất thêm.Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Đại tướng Sergei Shoigu cho biết, họ dự kiến nhận 22 chiếc Su-57 vào cuối năm 2024. Tổng cộng đến năm 2027, Không quân Nga sẽ được trang bị 76 tiêm kích tàng hình do KnAAZ sản xuất theo hợp đồng ký năm 2019.Nhưng rõ ràng tiến độ chế tạo Su-57 không đáp ứng được đòi hỏi của lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, khi tính đến thời điểm hiện nay, mới chỉ có duy nhất một máy bay được đưa vào đội hình tác chiến nhưng vẫn chủ yếu là để thử nghiệm.Chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên của Nga đã rơi ngay trong chuyến bay thử nghiệm, khiến việc bàn giao máy bay thứ hai bị chậm trễ khá nhiều do phải tiến hành nhiều công đoạn rà soát, chỉnh sửa.Nhà sản xuất kỳ vọng cho đến cuối năm 2021 họ sẽ bàn giao thêm 5 chiếc Su-57 nữa cho Không quân Nga, tuy nhiên bây giờ đã là đầu tháng 11 mà tung tích những chiến đấu cơ nói trên vẫn "bặt vô âm tín".Số Su-57 chế tạo trong lô này vẫn là phiên bản chưa hoàn thiện đầy đủ tính năng, chúng vẫn phải dùng tạm động cơ AL-41F1S dành cho Su-35S thay vì Izdeliye 30, khiến phi cơ không thể bay hành trình siêu âm hay che giấu tín hiệu hồng ngoại.Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi thì phải đến cuối năm 2025, những chiếc Su-57 cuối cùng theo hợp đồng ký kết năm 2019 mới thực sự đạt được đầy đủ tính năng kỹ chiến thuật như thiết kế ban đầu.Sự chậm trễ trong việc chế tạo Su-57 cho nhu cầu của Không quân Nga chắc chắn sẽ khiến những khách hàng tiềm năng, tiêu biểu như Algeria phải chời đợi thêm một thời gian khá dài nữa.Điều này còn dẫn tới nguy cơ Nga "đánh rơi" những thị trường tiềm năng vào tay đối thủ lớn nhất là F-35 Lightning II do Mỹ chế tạo, ví dụ như Ấn Độ đang cân nhắc lựa chọn một dòng tiêm kích tàng hình để đối chọi với J-20 Trung Quốc.Bên cạnh đó, sự "ì ạch" trong quá trình sản xuất Su-57 Felon còn gây ra ái ngại đối với dự án nghiên cứu chế tạo tiêm kích tàng hình hạng nhẹ một động cơ Su-75 Checkmate mà Nga vừa cho ra mắt gần đây.
Vào năm 2021, lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể bị tụt hậu nặng nề so với các đối thủ nếu không được cung cấp các máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 thế hệ mới nhất.
Mặc dù trước đó đã có thông báo chính thức về việc bàn giao 4 tiêm kích thế hệ thứ 5 vào cuồi năm, nhưng trên thực tế, chưa đầy 2 tháng trước khi kết thúc năm 2021, chưa có phi cơ nào đang được chế tạo sẵn sàng cho việc bàn giao.
Năm 2021 được cho là thời kỳ bắt đầu chuyển giao hàng loạt dòng chiến đấu cơ tiên tiến nói trên cho lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga khi quá trình chuẩn bị nhà xưởng hay kinh nghiệm thu được đã hoàn tất.
Tuy nhiên bất chấp những cam kết trước đó từ nhà sản xuất, trong năm nay, việc cung cấp Su-57 cho quân đội Nga có thể bị hủy bỏ và dời sang năm 2022, lý do dẫn tới tình trạng trên chưa được công bố một cách chính thức.
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng vấn đề thiếu năng lực là yếu tố mang tính quyết định, bên cạnh đó không loại trừ khả năng lại phát sinh thêm những lỗi kỹ thuật mới với Su-57, dẫn tới yêu cầu phải thiết kế lại rồi mới sản xuất thêm.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Đại tướng Sergei Shoigu cho biết, họ dự kiến nhận 22 chiếc Su-57 vào cuối năm 2024. Tổng cộng đến năm 2027, Không quân Nga sẽ được trang bị 76 tiêm kích tàng hình do KnAAZ sản xuất theo hợp đồng ký năm 2019.
Nhưng rõ ràng tiến độ chế tạo Su-57 không đáp ứng được đòi hỏi của lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, khi tính đến thời điểm hiện nay, mới chỉ có duy nhất một máy bay được đưa vào đội hình tác chiến nhưng vẫn chủ yếu là để thử nghiệm.
Chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên của Nga đã rơi ngay trong chuyến bay thử nghiệm, khiến việc bàn giao máy bay thứ hai bị chậm trễ khá nhiều do phải tiến hành nhiều công đoạn rà soát, chỉnh sửa.
Nhà sản xuất kỳ vọng cho đến cuối năm 2021 họ sẽ bàn giao thêm 5 chiếc Su-57 nữa cho Không quân Nga, tuy nhiên bây giờ đã là đầu tháng 11 mà tung tích những chiến đấu cơ nói trên vẫn "bặt vô âm tín".
Số Su-57 chế tạo trong lô này vẫn là phiên bản chưa hoàn thiện đầy đủ tính năng, chúng vẫn phải dùng tạm động cơ AL-41F1S dành cho Su-35S thay vì Izdeliye 30, khiến phi cơ không thể bay hành trình siêu âm hay che giấu tín hiệu hồng ngoại.
Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi thì phải đến cuối năm 2025, những chiếc Su-57 cuối cùng theo hợp đồng ký kết năm 2019 mới thực sự đạt được đầy đủ tính năng kỹ chiến thuật như thiết kế ban đầu.
Sự chậm trễ trong việc chế tạo Su-57 cho nhu cầu của Không quân Nga chắc chắn sẽ khiến những khách hàng tiềm năng, tiêu biểu như Algeria phải chời đợi thêm một thời gian khá dài nữa.
Điều này còn dẫn tới nguy cơ Nga "đánh rơi" những thị trường tiềm năng vào tay đối thủ lớn nhất là F-35 Lightning II do Mỹ chế tạo, ví dụ như Ấn Độ đang cân nhắc lựa chọn một dòng tiêm kích tàng hình để đối chọi với J-20 Trung Quốc.
Bên cạnh đó, sự "ì ạch" trong quá trình sản xuất Su-57 Felon còn gây ra ái ngại đối với dự án nghiên cứu chế tạo tiêm kích tàng hình hạng nhẹ một động cơ Su-75 Checkmate mà Nga vừa cho ra mắt gần đây.