Rạng sáng 10/10, nhiều vụ nổ đã xảy ra tại Kiev, thủ đô Ukraine; các quan chức Ukraine nhanh chóng xác nhận vụ nổ là do tên lửa của Nga tấn công; vụ tấn công đã phá hủy nhiều tòa nhà ở Kiev và gây thương vong. Ngoài ra ở các thành phố Khmelnitsky, Zhitomir, Dnipro và nhiều nơi khác ở Ukraine cũng bị tên lửa Nga tấn công.Vào chiều cùng ngày, các cuộc không kích đã được thực hiện vào các mục tiêu ở Vinnitsa, Odessa, Ochakiv, Zaporozhye và Nikolaev. Vào ngày 11/10, cũng như một ngày trước đó, nhiều vụ nổ lại tiếp tục xảy ra trên lãnh thổ thủ đô Kiev.Theo hãng tin Anh Reuters, dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết: Các cuộc tấn công đều được thực hiện từ không phận trên Biển Caspi và từ vùng biển ở Biển Đen. Hầu hết các tên lửa của Nga phóng đi đều đánh trúng mục tiêu và một số tên lửa đã bị hệ thống phòng không Ukraine bắn hạ.Theo các thông tin mới nhất, một tên lửa của Nga đã đánh trúng phố Vladimir, gần văn phòng của Zelensky, không xa tòa nhà văn phòng của Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU).Sau vụ tấn công bằng tên lửa của Nga vào Kiev và những nơi khác, báo động phòng không đã được vang lên khắp lãnh thổ Ukraine và tất cả các hệ thống phòng không đã được kích hoạt, để sẵn sàng chuẩn bị đánh trả các cuộc tấn công của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Đòn tấn công bằng tên lửa này, có thể coi là sự trả đũa của Nga đối với vụ đánh bom cầu Crimea; trước đó Tổng thống Putin đã tỏ ra rất tức giận và coi vụ đánh bom cây cầu này là một vụ tấn công khủng bố, nên lệnh cho quân đội Nga lên kế hoạch tấn công trả đũa. Mặc dù vậy, phía Ukraine chưa từng xác nhận về việc có liên quan tới vụ nổ ở cầu Crimea.
Tuy nhiên quan sát từ cuộc không kích của Nga vào thủ đô Kiev của Ukraine, có thể thấy ít nhất 3 tín hiệu quan trọng đã được phát đi. Tín hiệu đầu tiên là sự bắt đầu các cuộc không kích bằng tên lửa của Nga, về cơ bản đã loại bỏ nguy cơ xung đột hạt nhân.Trước đo vào ngày 21 tháng 9, Tổng thống Nga Putin đã có một bài phát biểu gây chấn động thế giới khi tuyên bố rằng, Moskva sẽ sử dụng mọi “phương tiện hiện có”, kể cả vũ khí hạt nhân chiến thuật, để bảo vệ lãnh thổ NgaSau khi Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh khẩn cấp, đưa 4 địa điểm, trong đó có tỉnh Luhansk nhập vào lãnh thổ của Nga. Về mặt pháp lý, nếu Ukraine tiếp tục tấn công 4 khu vực này, tức là Ukraine đang tấn công lãnh thổ Nga và Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.Tất nhiên, việc sử dụng vũ khí hạt nhân là con bài cuối cùng của Nga và phải đến giây phút cuối cùng mới được sử dụng. Và hiện tại, Tổng thống Putin vẫn chưa quyết định. Các nhà lãnh đạo phương Tây như Merkel, Biden, Macron và nhiều nhà lãnh đạo khác đang nhấn mạnh rằng, tuyên bố sử dụng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Putin, là hoàn toàn nghiêm túc.Không quá lời khi nói rằng, Moskva sẽ không bao giờ sử dụng bom hạt nhân, vì việc sử dụng oại vũ khí này có thể để lại hậu quả khôn lường. Nhưng Quân đội Nga còn nhiều vũ khí trả đũa, đó là dùng tên lửa tấn công trực tiếp vào Kiev. Điều này cũng cho thấy, quân đội Nga vẫn còn năng lực tác chiến rất cao. Tín hiệu thứ hai, quân đội Nga bắt đầu tung Lực lượng Hàng không vũ trụ tiến hành cuộc tấn công vào Kyiv, điều này cho thấy lãnh đạo cấp cao Nga, đang nỗ lực phá vỡ thế giằng co trên chiến trường, bằng cách tấn công vào hậu phương của Ukraine. Do đó, các cuộc không kích đã được tiến hành vào nhiều khu vực đô thị của Ukraine; đồng thời cũng báo trước việc xung đột đã leo thang trở lại. Không lâu sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, quân đội Nga tuyên bố hoàn toàn kiểm soát ưu thế trên không trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine, nhưng kể từ đó, Không quân Nga về cơ bản đã rút khỏi chiến trường. Mặc dù một số máy bay chiến đấu của Nga đã bị hệ thống phòng không Ukraine bắn hạ, nhưng con số đó là rất nhỏ đối với lực lượng khổng lồ của Nga. Chỉ vài ngày trước, Tổng thống Putin đã bổ nhiệm cựu Tổng tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, Tướng Sulovykin Vladimirovich làm Tổng tư lệnh chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Điều này có thể thấy, đợt phản công tiếp theo của quân đội Nga sẽ phát huy ưu thế trên không của họ. Một số người cho rằng, Không quân Nga sợ hệ thống phòng không và UAV của Ukraine; khách quan đánh giá, Mỹ đã viện trợ bao nhiêu vũ khí phòng không, trong hàng chục tỷ USD viện trợ? Liệu lực lượng phòng không này có thể ngăn chặn Không quân Nga? Nên có thể trả lời, trước đó Quân đội Nga không muốn thực sự sử dụng không quân trên chiến trường. Sau việc bị Nga tấn công dồn dập bằng tên lửa, không ngoại trừ khả năng Ukraine sẽ tiếp tục xin tăng viện trợ vũ khí từ các nước châu Âu cũng như từ NATO, tuy nhiên, việc đặt số phận của cả một quốc gia vào sự viện trợ từ nước ngoài, rõ ràng là điều rất mạo hiểmVài ngày trước đã có nhiều cuộc phản đối mạnh mẽ ở Pháp, yêu cầu Pháp rút khỏi NATO một lần nữa vì họ là quốc gia duy nhất trên lục địa châu Âu có vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, Pháp sẽ là nơi đầu tiên bị tấn công phủ đầu.Có khả năng cao là Mỹ sẽ không trực tiếp chiến đấu với Nga, nhưng sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, với việc mở rộng phạm vi tấn công của quân đội Nga, các vật tư viện trợ của Mỹ sẽ trở thành mục tiêu chính. Cuộc tấn công vào Kiev những ngày vừa qua rất có thể sẽ là một bước ngoặt trên toàn chiến trường Nga-Ukraine.
Rạng sáng 10/10, nhiều vụ nổ đã xảy ra tại Kiev, thủ đô Ukraine; các quan chức Ukraine nhanh chóng xác nhận vụ nổ là do tên lửa của Nga tấn công; vụ tấn công đã phá hủy nhiều tòa nhà ở Kiev và gây thương vong. Ngoài ra ở các thành phố Khmelnitsky, Zhitomir, Dnipro và nhiều nơi khác ở Ukraine cũng bị tên lửa Nga tấn công.
Vào chiều cùng ngày, các cuộc không kích đã được thực hiện vào các mục tiêu ở Vinnitsa, Odessa, Ochakiv, Zaporozhye và Nikolaev. Vào ngày 11/10, cũng như một ngày trước đó, nhiều vụ nổ lại tiếp tục xảy ra trên lãnh thổ thủ đô Kiev.
Theo hãng tin Anh Reuters, dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết: Các cuộc tấn công đều được thực hiện từ không phận trên Biển Caspi và từ vùng biển ở Biển Đen. Hầu hết các tên lửa của Nga phóng đi đều đánh trúng mục tiêu và một số tên lửa đã bị hệ thống phòng không Ukraine bắn hạ.
Theo các thông tin mới nhất, một tên lửa của Nga đã đánh trúng phố Vladimir, gần văn phòng của Zelensky, không xa tòa nhà văn phòng của Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU).
Sau vụ tấn công bằng tên lửa của Nga vào Kiev và những nơi khác, báo động phòng không đã được vang lên khắp lãnh thổ Ukraine và tất cả các hệ thống phòng không đã được kích hoạt, để sẵn sàng chuẩn bị đánh trả các cuộc tấn công của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Đòn tấn công bằng tên lửa này, có thể coi là sự trả đũa của Nga đối với vụ đánh bom cầu Crimea; trước đó Tổng thống Putin đã tỏ ra rất tức giận và coi vụ đánh bom cây cầu này là một vụ tấn công khủng bố, nên lệnh cho quân đội Nga lên kế hoạch tấn công trả đũa. Mặc dù vậy, phía Ukraine chưa từng xác nhận về việc có liên quan tới vụ nổ ở cầu Crimea.
Tuy nhiên quan sát từ cuộc không kích của Nga vào thủ đô Kiev của Ukraine, có thể thấy ít nhất 3 tín hiệu quan trọng đã được phát đi. Tín hiệu đầu tiên là sự bắt đầu các cuộc không kích bằng tên lửa của Nga, về cơ bản đã loại bỏ nguy cơ xung đột hạt nhân.
Trước đo vào ngày 21 tháng 9, Tổng thống Nga Putin đã có một bài phát biểu gây chấn động thế giới khi tuyên bố rằng, Moskva sẽ sử dụng mọi “phương tiện hiện có”, kể cả vũ khí hạt nhân chiến thuật, để bảo vệ lãnh thổ Nga
Sau khi Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh khẩn cấp, đưa 4 địa điểm, trong đó có tỉnh Luhansk nhập vào lãnh thổ của Nga. Về mặt pháp lý, nếu Ukraine tiếp tục tấn công 4 khu vực này, tức là Ukraine đang tấn công lãnh thổ Nga và Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tất nhiên, việc sử dụng vũ khí hạt nhân là con bài cuối cùng của Nga và phải đến giây phút cuối cùng mới được sử dụng. Và hiện tại, Tổng thống Putin vẫn chưa quyết định.
Các nhà lãnh đạo phương Tây như Merkel, Biden, Macron và nhiều nhà lãnh đạo khác đang nhấn mạnh rằng, tuyên bố sử dụng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Putin, là hoàn toàn nghiêm túc.
Không quá lời khi nói rằng, Moskva sẽ không bao giờ sử dụng bom hạt nhân, vì việc sử dụng oại vũ khí này có thể để lại hậu quả khôn lường. Nhưng Quân đội Nga còn nhiều vũ khí trả đũa, đó là dùng tên lửa tấn công trực tiếp vào Kiev. Điều này cũng cho thấy, quân đội Nga vẫn còn năng lực tác chiến rất cao.
Tín hiệu thứ hai, quân đội Nga bắt đầu tung Lực lượng Hàng không vũ trụ tiến hành cuộc tấn công vào Kyiv, điều này cho thấy lãnh đạo cấp cao Nga, đang nỗ lực phá vỡ thế giằng co trên chiến trường, bằng cách tấn công vào hậu phương của Ukraine. Do đó, các cuộc không kích đã được tiến hành vào nhiều khu vực đô thị của Ukraine; đồng thời cũng báo trước việc xung đột đã leo thang trở lại.
Không lâu sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, quân đội Nga tuyên bố hoàn toàn kiểm soát ưu thế trên không trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine, nhưng kể từ đó, Không quân Nga về cơ bản đã rút khỏi chiến trường. Mặc dù một số máy bay chiến đấu của Nga đã bị hệ thống phòng không Ukraine bắn hạ, nhưng con số đó là rất nhỏ đối với lực lượng khổng lồ của Nga.
Chỉ vài ngày trước, Tổng thống Putin đã bổ nhiệm cựu Tổng tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, Tướng Sulovykin Vladimirovich làm Tổng tư lệnh chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Điều này có thể thấy, đợt phản công tiếp theo của quân đội Nga sẽ phát huy ưu thế trên không của họ.
Một số người cho rằng, Không quân Nga sợ hệ thống phòng không và UAV của Ukraine; khách quan đánh giá, Mỹ đã viện trợ bao nhiêu vũ khí phòng không, trong hàng chục tỷ USD viện trợ? Liệu lực lượng phòng không này có thể ngăn chặn Không quân Nga? Nên có thể trả lời, trước đó Quân đội Nga không muốn thực sự sử dụng không quân trên chiến trường.
Sau việc bị Nga tấn công dồn dập bằng tên lửa, không ngoại trừ khả năng Ukraine sẽ tiếp tục xin tăng viện trợ vũ khí từ các nước châu Âu cũng như từ NATO, tuy nhiên, việc đặt số phận của cả một quốc gia vào sự viện trợ từ nước ngoài, rõ ràng là điều rất mạo hiểm
Vài ngày trước đã có nhiều cuộc phản đối mạnh mẽ ở Pháp, yêu cầu Pháp rút khỏi NATO một lần nữa vì họ là quốc gia duy nhất trên lục địa châu Âu có vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, Pháp sẽ là nơi đầu tiên bị tấn công phủ đầu.
Có khả năng cao là Mỹ sẽ không trực tiếp chiến đấu với Nga, nhưng sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, với việc mở rộng phạm vi tấn công của quân đội Nga, các vật tư viện trợ của Mỹ sẽ trở thành mục tiêu chính. Cuộc tấn công vào Kiev những ngày vừa qua rất có thể sẽ là một bước ngoặt trên toàn chiến trường Nga-Ukraine.