Quân đội Mỹ đang ngày càng chi tiêu nhiều tiền hơn vào các hệ thống tác chiến điện tử; tất cả đều trong nỗ lực tuyệt vọng, để bắt kịp với các khoản đầu tư vào các thiết bị gây nhiễu của Trung Quốc và Nga.Theo Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA) giải thích trong một báo cáo tháng 11/2019, thì với khoảng 10 tỷ USD mà Lầu Năm Góc dự định chi cho chiến tranh điện tử (EW) hàng năm trong 5 năm tới, sẽ không giúp được nhiều như mong muốn.Các chuyên gia Bryan Clark, Whitney McNamara và Timothy Walton thuộc CSBA giải thích: “Sự tăng trưởng trong chi tiêu EW của Bộ Quốc phòng Mỹ không có một chiến lược dài hơi, do vậy sẽ không mang lại những cải thiện đáng kể chống lại Trung Quốc và Nga, các đối thủ cạnh tranh thách thức nhất của quân đội Mỹ”.Ngay từ năm 2017, Lầu Năm Góc đã công bố một chiến lược mới về đầu tư vào EW, bao gồm một loạt các chương trình nhằm nắm được thông tin về các cảm biến và thông tin liên lạc của đối phương. Tuy nhiên chương trình đã không thực hiện đúng ý định và đã giảm vào năm 2020.Clark, McNamara và Walton cảnh báo rằng, kinh phí mua sắm thiết bị áp chế điện tử sẽ tăng lên, nhưng ngay cả khi khoản chi đó cũng không tạo ra nhiều khác biệt, do kinh phí chỉ tập trung phát triển một số thiết bị như ALQ-249 Next Generation Jammer và SLQ-32 Shipboard EW.Mặc dù các thiết bị ALQ-249 và SLQ-32 cập nhật các chương trình hiện có, nhưng không làm thay đổi cơ bản cách các lực lượng quân sự Mỹ tiếp cận chiến tranh điện tử hiện đại và đó chỉ là đại diện cho một cách tiếp cận đối phó truyền thống, khó có khả năng đối phó với EW của Nga trong tương lai.Vào tháng 2/2021, trước mâu thuẫn gia tăng giữa NATO và Nga, tuy nhiên nhiều nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ vẫn cho rằng, quân đội Nga chỉ được trang bị những chiếc xe tăng chủ lực cũ nát và tên lửa hạt nhân trong các nhà chứa máy bay đổ nát. Nhưng các phân tích trong 10 năm qua, đã vẽ lên một bức tranh hoàn toàn khác, nói lên sự ấu trĩ của các chính trị gia "phòng lạnh".Các chuyên gia lý giải điều này bởi thực tế là chỉ trong một thập kỷ, Moskva đã có được kho vũ khí công nghệ cao. Người Nga đặc biệt thành công trong việc phát triển các hệ thống tác chiến điện tử, với số lượng hàng chục loại.Tác chiến điện tử Nga đã trở thành một vấn đề nan giải đối với NATO, khi họ gần như không có vũ khí nào như vậy, ngay cả trong các đội quân "thực sự cuối cùng" của châu Âu là Pháp, Đức và Anh. Phần còn lại thậm chí có thể bị bỏ qua.Mặc dù Lầu Năm Góc đã nhận thức được những yếu kém về EW của họ trước đối thủ hàng đầu là Nga, nhưng theo phân tích của các chuyên gia CSBA: “Quân đội Nga đang tìm cách tạo ra một hệ thống tác chiến điện tử toàn diện... được thiết kế để đánh bại toàn diện mạng lưới chỉ huy và kiểm soát của quân đội Mỹ”.Chiến tranh điện tử có nghĩa là làm tê liệt các thiết bị điện tử của đối phương. Syria là một ví dụ minh họa, đồng thời là cơ sở chứng minh, khi Nga đã đưa đến chiến trường này các hệ thống EW Krasukha-4. Kết quả là một loại “mái vòm” với bán kính 300 km đã được hình thành xung quanh căn cứ không quân Hmeimim.Các lực lượng mặt đất của Nga đang nhận được các thiết bị EW mới và đã hoạt động hiệu quả chống lại các lực lượng Mỹ và đồng minh ở Syria; điều đó có nghĩa là trong một cuộc chiến trên bộ, lực lượng EW của Nga sẽ được trang bị tốt để gây nhiễu các thiết bị thông tin liên lạc và cảm biến của Mỹ và đồng minh.Khi các thiết bị EW của Nga hoạt động, thì các hệ thống radar, hệ thống liên lạc vệ tinh, kênh điều khiển UAV, vô tuyến tần số cao, liên lạc di động... và các thuộc tính hữu ích khác của chiến tranh hiện đại, được phương Tây thường sử dụng, đơn giản là không thể hoạt động.Theo ghi nhận, Nga đã triển khai tại Syria các tổ hợp Moskva-4, Borisoglebsk-2, Svet-KU, Rtut-BM, Infauna, Rephesia, Avtobaza-M... Nga thậm chí không cho phép đối phương nhìn thấy quá trình cất cánh và hạ cánh của máy bay, cũng như các vụ phóng tên lửa của họ.Theo báo cáo của CSBA, lực lượng không quân và hải quân của Nga không chỉ được chuẩn bị tốt cho chiến tranh điện từ (EW), mà họ còn có những thành tựu về chống chế áp điện tử của đối phương EMS. Tuy nhiên EMS của Nga đã đạt được ít tiến bộ hơn, không như lãnh đạo quân sự Nga mong muốn.Trước đó tại chiến trường Syria, Mỹ đã không thể liên lạc với tay súng thánh chiến Syria, thông báo cho họ về sự di chuyển của quân chính phủ. Phương tiện truyền thông từ Pháp tóm tắt rằng, giờ đây tác chiến điện tử Nga đã “bịt mắt và bịt tai” hoàn toàn người Mỹ.Các chuyên gia Clark, McNamara và Walton đề xuất với Lầu năm Góc, thay vì cố gắng triệt tiêu các lực lượng EW mặt đất của Nga, Lầu Năm Góc có thể đầu tư vào các thiết bị gây nhiễu trên không và hải quân. Mục đích là có thể chế ngự các đơn vị trên không và trên biển của Nga, dẫn đến lợi thế “bất đối xứng” cho Mỹ. Thiết bị gây nhiễu đường không và đường biển mới, có thể làm suy yếu các phương pháp tiếp cận trận đánh sâu và tấn công trinh sát của Nga. Nguồn ảnh: Foxt. Các hệ thống áp chế điện tử của Nga ở Syria: Hạ gục đối phương không cần tốn đạn, chỉ tốn điện. Nguồn: Russia1.
Quân đội Mỹ đang ngày càng chi tiêu nhiều tiền hơn vào các hệ thống tác chiến điện tử; tất cả đều trong nỗ lực tuyệt vọng, để bắt kịp với các khoản đầu tư vào các thiết bị gây nhiễu của Trung Quốc và Nga.
Theo Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA) giải thích trong một báo cáo tháng 11/2019, thì với khoảng 10 tỷ USD mà Lầu Năm Góc dự định chi cho chiến tranh điện tử (EW) hàng năm trong 5 năm tới, sẽ không giúp được nhiều như mong muốn.
Các chuyên gia Bryan Clark, Whitney McNamara và Timothy Walton thuộc CSBA giải thích: “Sự tăng trưởng trong chi tiêu EW của Bộ Quốc phòng Mỹ không có một chiến lược dài hơi, do vậy sẽ không mang lại những cải thiện đáng kể chống lại Trung Quốc và Nga, các đối thủ cạnh tranh thách thức nhất của quân đội Mỹ”.
Ngay từ năm 2017, Lầu Năm Góc đã công bố một chiến lược mới về đầu tư vào EW, bao gồm một loạt các chương trình nhằm nắm được thông tin về các cảm biến và thông tin liên lạc của đối phương. Tuy nhiên chương trình đã không thực hiện đúng ý định và đã giảm vào năm 2020.
Clark, McNamara và Walton cảnh báo rằng, kinh phí mua sắm thiết bị áp chế điện tử sẽ tăng lên, nhưng ngay cả khi khoản chi đó cũng không tạo ra nhiều khác biệt, do kinh phí chỉ tập trung phát triển một số thiết bị như ALQ-249 Next Generation Jammer và SLQ-32 Shipboard EW.
Mặc dù các thiết bị ALQ-249 và SLQ-32 cập nhật các chương trình hiện có, nhưng không làm thay đổi cơ bản cách các lực lượng quân sự Mỹ tiếp cận chiến tranh điện tử hiện đại và đó chỉ là đại diện cho một cách tiếp cận đối phó truyền thống, khó có khả năng đối phó với EW của Nga trong tương lai.
Vào tháng 2/2021, trước mâu thuẫn gia tăng giữa NATO và Nga, tuy nhiên nhiều nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ vẫn cho rằng, quân đội Nga chỉ được trang bị những chiếc xe tăng chủ lực cũ nát và tên lửa hạt nhân trong các nhà chứa máy bay đổ nát. Nhưng các phân tích trong 10 năm qua, đã vẽ lên một bức tranh hoàn toàn khác, nói lên sự ấu trĩ của các chính trị gia "phòng lạnh".
Các chuyên gia lý giải điều này bởi thực tế là chỉ trong một thập kỷ, Moskva đã có được kho vũ khí công nghệ cao. Người Nga đặc biệt thành công trong việc phát triển các hệ thống tác chiến điện tử, với số lượng hàng chục loại.
Tác chiến điện tử Nga đã trở thành một vấn đề nan giải đối với NATO, khi họ gần như không có vũ khí nào như vậy, ngay cả trong các đội quân "thực sự cuối cùng" của châu Âu là Pháp, Đức và Anh. Phần còn lại thậm chí có thể bị bỏ qua.
Mặc dù Lầu Năm Góc đã nhận thức được những yếu kém về EW của họ trước đối thủ hàng đầu là Nga, nhưng theo phân tích của các chuyên gia CSBA: “Quân đội Nga đang tìm cách tạo ra một hệ thống tác chiến điện tử toàn diện... được thiết kế để đánh bại toàn diện mạng lưới chỉ huy và kiểm soát của quân đội Mỹ”.
Chiến tranh điện tử có nghĩa là làm tê liệt các thiết bị điện tử của đối phương. Syria là một ví dụ minh họa, đồng thời là cơ sở chứng minh, khi Nga đã đưa đến chiến trường này các hệ thống EW Krasukha-4. Kết quả là một loại “mái vòm” với bán kính 300 km đã được hình thành xung quanh căn cứ không quân Hmeimim.
Các lực lượng mặt đất của Nga đang nhận được các thiết bị EW mới và đã hoạt động hiệu quả chống lại các lực lượng Mỹ và đồng minh ở Syria; điều đó có nghĩa là trong một cuộc chiến trên bộ, lực lượng EW của Nga sẽ được trang bị tốt để gây nhiễu các thiết bị thông tin liên lạc và cảm biến của Mỹ và đồng minh.
Khi các thiết bị EW của Nga hoạt động, thì các hệ thống radar, hệ thống liên lạc vệ tinh, kênh điều khiển UAV, vô tuyến tần số cao, liên lạc di động... và các thuộc tính hữu ích khác của chiến tranh hiện đại, được phương Tây thường sử dụng, đơn giản là không thể hoạt động.
Theo ghi nhận, Nga đã triển khai tại Syria các tổ hợp Moskva-4, Borisoglebsk-2, Svet-KU, Rtut-BM, Infauna, Rephesia, Avtobaza-M... Nga thậm chí không cho phép đối phương nhìn thấy quá trình cất cánh và hạ cánh của máy bay, cũng như các vụ phóng tên lửa của họ.
Theo báo cáo của CSBA, lực lượng không quân và hải quân của Nga không chỉ được chuẩn bị tốt cho chiến tranh điện từ (EW), mà họ còn có những thành tựu về chống chế áp điện tử của đối phương EMS. Tuy nhiên EMS của Nga đã đạt được ít tiến bộ hơn, không như lãnh đạo quân sự Nga mong muốn.
Trước đó tại chiến trường Syria, Mỹ đã không thể liên lạc với tay súng thánh chiến Syria, thông báo cho họ về sự di chuyển của quân chính phủ. Phương tiện truyền thông từ Pháp tóm tắt rằng, giờ đây tác chiến điện tử Nga đã “bịt mắt và bịt tai” hoàn toàn người Mỹ.
Các chuyên gia Clark, McNamara và Walton đề xuất với Lầu năm Góc, thay vì cố gắng triệt tiêu các lực lượng EW mặt đất của Nga, Lầu Năm Góc có thể đầu tư vào các thiết bị gây nhiễu trên không và hải quân.
Mục đích là có thể chế ngự các đơn vị trên không và trên biển của Nga, dẫn đến lợi thế “bất đối xứng” cho Mỹ. Thiết bị gây nhiễu đường không và đường biển mới, có thể làm suy yếu các phương pháp tiếp cận trận đánh sâu và tấn công trinh sát của Nga. Nguồn ảnh: Foxt.
Các hệ thống áp chế điện tử của Nga ở Syria: Hạ gục đối phương không cần tốn đạn, chỉ tốn điện. Nguồn: Russia1.