Trang Avia-pro của Nga cho rằng các hệ thống tác chiến điện tử và chế áp điện tử (EW) do nước này sản xuất đã được kiểm nghiệm trong thực thế và được công nhận là “mạnh nhất thế giới”.Những hệ thống EW của Nga không chỉ có khả năng biến toàn bộ thiết bị điện tử cũng như vũ khí của kẻ thù thành “phế liệu”, mà tầm hoạt động của chúng cũng lớn nhất thế giới khi có thể vươn tới cự ly 400 - 500 km.Truyền thông Nga tự tin cho rằng Mỹ hiện trong tình trạng bất lực, không có biện pháp đối phó thích hợp chống lại các tổ hợp tác chiến điện tử của Nga."Washinton đã “hoảng loạn” trước thực tế là chỉ cần một tổ hợp EW của Nga sẽ dễ dàng vô hiệu hóa toàn bộ phi đội máy bay chiến đấu, bao gồm cả tiêm kích tàng hình F-35, thậm chí hệ thống Samarkand còn đối phó được với cả tàu vũ trụ Mỹ"."Có rất nhiều báo cáo về những cuộc tấn công điện tử của quân đội Nga ở Syria nhằm vào lực lượng vũ trang Mỹ, hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đến hành động của họ”.“Tác chiến điện tử đã trở thành một thành phần quan trọng của các cuộc tập trận quy mô lớn ở Nga, đến mức hậu quả thường kéo dài sang các nước láng giềng"."Tuy nhiên Matxcơva không phải là người duy nhất đang phát triển những hệ thống dạng này. Trung Quốc cũng thấy được lợi ích rõ ràng trong việc phát triển các tổ hợp chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng”.“Những khí tài trên đặc biệt có tác dụng khi chống lại các quốc gia như Mỹ, vốn từ lâu đã có lợi thế trong các lĩnh vực liên lạc đường dài và liên lạc điện tử tiên tiến, cũng như điều hướng vệ tinh", bài báo cho biết.Trang Avia-pro thậm chí còn khẳng định thêm rằng, “sự hoảng loạn” của Mỹ đối với các hệ thống tác chiến điện tử của Nga cho thấy Washington vẫn không tìm ra cách nào để tự vệ trước vũ khí của Matxcơva.Mỹ đã phải đối phó với các tổ hợp EW của Nga ở Syria một cách thụ động, nhưng họ vẫn không thể ngăn được việc máy bay không người lái tự động rơi, hay thiết bị điện tử của máy bay chiến đấu bị hư hại.Nhưng ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng tuyên bố của Nga là "nói quá", bởi chẳng có bằng chứng nào chứng minh những khẳng định hùng hồn của họ.Đặc biệt là tuyên bố chỉ cần một tổ hợp EW duy nhất sẽ vô hiệu hóa cả phi đội tiêm kích Mỹ bị chế giễu là chẳng khác gì lấy đèn pin đi chế áp đèn pha cao áp.Việc sử dụng hệ thống EW Samarkand để vô hiệu hóa thiết bị điện tử trên tàu vũ trụ thì còn vô lý hơn, bởi chẳng có một khí tài nào phát được sóng công suất lớn và đi xa đến vậy.Giới truyền thông tại Mỹ còn nhắc lại ví dụ tiêu biểu nhằm chứng minh sự “nói quá’ của Nga đó là “huyền thoại” Su-24 được cho là làm tê liệt khu trục hạm USS Donald Cook.Sau này chính các chuyên gia của Nga đã phải thừa nhận không có chuyện hệ thống EW trên Su-24 có thể vô hiệu hóa khu trục hạm Mỹ mà thậm chí ngược lại hoàn toàn.
Trang Avia-pro của Nga cho rằng các hệ thống tác chiến điện tử và chế áp điện tử (EW) do nước này sản xuất đã được kiểm nghiệm trong thực thế và được công nhận là “mạnh nhất thế giới”.
Những hệ thống EW của Nga không chỉ có khả năng biến toàn bộ thiết bị điện tử cũng như vũ khí của kẻ thù thành “phế liệu”, mà tầm hoạt động của chúng cũng lớn nhất thế giới khi có thể vươn tới cự ly 400 - 500 km.
Truyền thông Nga tự tin cho rằng Mỹ hiện trong tình trạng bất lực, không có biện pháp đối phó thích hợp chống lại các tổ hợp tác chiến điện tử của Nga.
"Washinton đã “hoảng loạn” trước thực tế là chỉ cần một tổ hợp EW của Nga sẽ dễ dàng vô hiệu hóa toàn bộ phi đội máy bay chiến đấu, bao gồm cả tiêm kích tàng hình F-35, thậm chí hệ thống Samarkand còn đối phó được với cả tàu vũ trụ Mỹ".
"Có rất nhiều báo cáo về những cuộc tấn công điện tử của quân đội Nga ở Syria nhằm vào lực lượng vũ trang Mỹ, hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đến hành động của họ”.
“Tác chiến điện tử đã trở thành một thành phần quan trọng của các cuộc tập trận quy mô lớn ở Nga, đến mức hậu quả thường kéo dài sang các nước láng giềng".
"Tuy nhiên Matxcơva không phải là người duy nhất đang phát triển những hệ thống dạng này. Trung Quốc cũng thấy được lợi ích rõ ràng trong việc phát triển các tổ hợp chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng”.
“Những khí tài trên đặc biệt có tác dụng khi chống lại các quốc gia như Mỹ, vốn từ lâu đã có lợi thế trong các lĩnh vực liên lạc đường dài và liên lạc điện tử tiên tiến, cũng như điều hướng vệ tinh", bài báo cho biết.
Trang Avia-pro thậm chí còn khẳng định thêm rằng, “sự hoảng loạn” của Mỹ đối với các hệ thống tác chiến điện tử của Nga cho thấy Washington vẫn không tìm ra cách nào để tự vệ trước vũ khí của Matxcơva.
Mỹ đã phải đối phó với các tổ hợp EW của Nga ở Syria một cách thụ động, nhưng họ vẫn không thể ngăn được việc máy bay không người lái tự động rơi, hay thiết bị điện tử của máy bay chiến đấu bị hư hại.
Nhưng ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng tuyên bố của Nga là "nói quá", bởi chẳng có bằng chứng nào chứng minh những khẳng định hùng hồn của họ.
Đặc biệt là tuyên bố chỉ cần một tổ hợp EW duy nhất sẽ vô hiệu hóa cả phi đội tiêm kích Mỹ bị chế giễu là chẳng khác gì lấy đèn pin đi chế áp đèn pha cao áp.
Việc sử dụng hệ thống EW Samarkand để vô hiệu hóa thiết bị điện tử trên tàu vũ trụ thì còn vô lý hơn, bởi chẳng có một khí tài nào phát được sóng công suất lớn và đi xa đến vậy.
Giới truyền thông tại Mỹ còn nhắc lại ví dụ tiêu biểu nhằm chứng minh sự “nói quá’ của Nga đó là “huyền thoại” Su-24 được cho là làm tê liệt khu trục hạm USS Donald Cook.
Sau này chính các chuyên gia của Nga đã phải thừa nhận không có chuyện hệ thống EW trên Su-24 có thể vô hiệu hóa khu trục hạm Mỹ mà thậm chí ngược lại hoàn toàn.