Nga chuyển tên lửa S-400 cho Ấn Độ sau khi hai nước đạt thỏa thuận trị giá 5,5 tỷ USD vào năm 2018. Được biết thương vụ này đã chịu sự phản đối kịch liệt từ Mỹ."Đợt cung cấp đầu tiên đã bắt đầu. Những đơn vị S-400 đầu tiên sẽ đến Ấn Độ trước cuối năm nay", giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga Dmitry Shugayev vừa cho biết.Hiện Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa bình luận về thông tin nước này đã bắt đầu nhận các hệ thống phòng thủ tối tân S-400 từ Nga.Ấn Độ ký hợp đồng mua tên lửa phòng không tầm xa S-400 trị giá 5,5 tỷ USD của Nga hồi năm 2018, nhằm đối phó với mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc.Mỹ nhiều lần khẳng định điều này có thể làm ảnh hưởng tới kế hoạch chuyển giao công nghệ quốc phòng của Washington cho New Delhi trong tương lai, đồng thời đe dọa sẽ trừng phạt nước này theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) nếu hợp đồng được thực hiện.Giới chức Ấn Độ khẳng định hợp đồng mua S-400 đáp ứng đòi hỏi cấp bách về an ninh quốc gia, đảm bảo các hệ thống này sẽ không gây nguy hiểm cho những vũ khí mà New Delhi đã hoặc sẽ mua của Washington. Ấn Độ hồi giữa năm 2019 đã chuyển khoản đặt cọc đầu tiên cho Nga.Mỹ từng đề xuất bán hệ thống phòng không tầm trung NASAMS II để bảo vệ thủ đô New Delhi khỏi tên lửa đạn đạo, cũng như chào bán Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và tên lửa Patriot PAC-3 cho Ấn Độ, tuy nhiên New Delhi vẫn lựa chọn S-400.Giới phân tích cho rằng S-400 có sức hấp dẫn với nhiều quốc gia, kể cả những đồng minh chủ chốt của Mỹ, bởi nó được đánh giá là một trong những vũ khí hiện đại nhất mà Nga đang sở hữu, có nhiều ưu điểm không xuất hiện trên các khí tài tương tự của phương Tây.S-400 do phòng thiết kế của tập đoàn Almaz-Antey (Nga) phát triển, đây là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300.Hệ thống này được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy điều khiển.Bán kính đánh chặn của S-400 là 400km và nó có khả năng theo dõi và tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không hiện tại, bao gồm cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.Khả năng phát hiện đa mục tiêu, cự ly phát hiện lớn, và có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc khiến S-400 là sát thủ canh bầu trời tại nơi mà nó được triển khai.Một khẩu đội hệ thống tên lửa phòng không S-400 có thể thiết lập một khu vực phòng không với chu vi lên đến 800 km.S-400 có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.Đạn tên lửa có thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu xuất hiện trên không bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.Với những tính năng vượt trội, S-400 được đánh giá là một trong những vũ khí phòng không hàng đầu thế giới.Ngoài Nga thì Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã biên chế hệ thống phòng không S-400 tối tân này.Một số quốc gia khác đang đàm phán với Nga để mua hệ thống phòng không S400 để đưa vào trang bị cho lưới lửa phòng thủ của mình.
Nga chuyển tên lửa S-400 cho Ấn Độ sau khi hai nước đạt thỏa thuận trị giá 5,5 tỷ USD vào năm 2018. Được biết thương vụ này đã chịu sự phản đối kịch liệt từ Mỹ.
"Đợt cung cấp đầu tiên đã bắt đầu. Những đơn vị S-400 đầu tiên sẽ đến Ấn Độ trước cuối năm nay", giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga Dmitry Shugayev vừa cho biết.
Hiện Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa bình luận về thông tin nước này đã bắt đầu nhận các hệ thống phòng thủ tối tân S-400 từ Nga.
Ấn Độ ký hợp đồng mua tên lửa phòng không tầm xa S-400 trị giá 5,5 tỷ USD của Nga hồi năm 2018, nhằm đối phó với mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc.
Mỹ nhiều lần khẳng định điều này có thể làm ảnh hưởng tới kế hoạch chuyển giao công nghệ quốc phòng của Washington cho New Delhi trong tương lai, đồng thời đe dọa sẽ trừng phạt nước này theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) nếu hợp đồng được thực hiện.
Giới chức Ấn Độ khẳng định hợp đồng mua S-400 đáp ứng đòi hỏi cấp bách về an ninh quốc gia, đảm bảo các hệ thống này sẽ không gây nguy hiểm cho những vũ khí mà New Delhi đã hoặc sẽ mua của Washington. Ấn Độ hồi giữa năm 2019 đã chuyển khoản đặt cọc đầu tiên cho Nga.
Mỹ từng đề xuất bán hệ thống phòng không tầm trung NASAMS II để bảo vệ thủ đô New Delhi khỏi tên lửa đạn đạo, cũng như chào bán Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và tên lửa Patriot PAC-3 cho Ấn Độ, tuy nhiên New Delhi vẫn lựa chọn S-400.
Giới phân tích cho rằng S-400 có sức hấp dẫn với nhiều quốc gia, kể cả những đồng minh chủ chốt của Mỹ, bởi nó được đánh giá là một trong những vũ khí hiện đại nhất mà Nga đang sở hữu, có nhiều ưu điểm không xuất hiện trên các khí tài tương tự của phương Tây.
S-400 do phòng thiết kế của tập đoàn Almaz-Antey (Nga) phát triển, đây là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300.
Hệ thống này được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy điều khiển.
Bán kính đánh chặn của S-400 là 400km và nó có khả năng theo dõi và tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không hiện tại, bao gồm cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Khả năng phát hiện đa mục tiêu, cự ly phát hiện lớn, và có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc khiến S-400 là sát thủ canh bầu trời tại nơi mà nó được triển khai.
Một khẩu đội hệ thống tên lửa phòng không S-400 có thể thiết lập một khu vực phòng không với chu vi lên đến 800 km.
S-400 có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.
Đạn tên lửa có thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu xuất hiện trên không bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.
Với những tính năng vượt trội, S-400 được đánh giá là một trong những vũ khí phòng không hàng đầu thế giới.
Ngoài Nga thì Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã biên chế hệ thống phòng không S-400 tối tân này.
Một số quốc gia khác đang đàm phán với Nga để mua hệ thống phòng không S400 để đưa vào trang bị cho lưới lửa phòng thủ của mình.