Theo bảng xếp hạng chỉ số quốc phòng toàn cầu năm 2021, Iran đứng thứ 14 trên thế giới và Ả Rập Xê Út Saudi đứng thứ 17. Năm 2021, ngân sách quốc phòng của Ả Rập Saudi là 48,5 tỷ USD, đứng thứ 7 trên thế giới, trong khi ngân sách quốc phòng của Iran chỉ là 14,1 tỷ USD, đứng thứ 20; chưa bằng 1/3 của Ả Rập Xê Út.Xét từ khía cạnh vũ khí và trang bị, hiệu suất trang bị quân sự của Ả Rập Xê Út vượt trội hơn đáng kể so với Iran. Chỉ riêng máy bay chiến đấu hạng nặng dòng F-15 đã vượt quá 200 chiếc; ngoài ra, Không quân Ả Rập Xê Út còn có 6 máy bay cảnh báo sớm E-3A.Về quân số, quân đội Ả Rập Xê Út được trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2SA Abrams, xe tăng M60A3 Ultimate Patton, pháo tấn công tự hành LAV-AG, xe chiến đấu bộ binh M2 và các trang bị khác. Nếu chỉ tính riêng xe tăng M1A2SA Abrams, số lượng đã vượt quá 400 chiếc.Về lực lượng hải quân, lực lượng chính của Hải quân Ả Rập Xê Út là 3 khinh hạm lớp Riyadh (phiên bản khinh hạm La Fayette của Pháp), ngoài ra còn có 6 khinh hạm lớp “Tiên phong” được trang bị radar mảng pha quay quét hạng nhẹ TRS-3D / 32 và mỗi chiếc có 16 hệ thống phóng thẳng đứng MK-41.Còn về tình hình trang bị hiện tại của quân đội Iran. Máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Iran là loại máy bay chiến đấu F-14 Tomcat, được đưa vào biên chế từ thập niên 1970. Hiện nay, chỉ còn từ 20 đến 30 chiếc F-14 là có thể bay được.Loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất hiện nay của Quân đội Iran là T-72, ngoài ra Iran còn có một loại xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar do họ tự sản xuất, có ngoại hình tương tự như T-90 của Nga, nhưng chưa rõ tính năng.Về hải quân, các tàu mặt nước của Hải quân Iran chủ yếu là các tàu tên lửa nhỏ và có một số tàu bảo đảm khác. Quy mô lực lượng hải quân, phòng thủ bờ biển và không quân hải quân của Iran lớn hơn của Ả Rập Xê Út, nhưng hiệu suất trang bị của họ không bằng Ả Rập Xê Út.Tuy nhiên, hiệu suất của vũ khí và trang bị không phản ánh hiệu quả chiến đấu thực sự của một đội quân. Trong những năm gần đây, quân đội Ả Rập Xê Út với trang thiết bị tiên tiến đã tiến hành cuộc chiến với lực lượng vũ trang nổi dậy Houthi của Yemen.Xét từ khía cạnh hiệu suất trang bị, Ả Rập Xê Út chiếm ưu thế tuyệt đối khi có hơn 200 chiếc F-15 yểm trợ, cộng thêm hàng trăm chiếc xe tăng tối tân, chưa kể đến xe tăng hiện đại khác của lực lượng liên quân tham chiến cùng Ả Rập Xê Út. Trong khi đó, phía quân Houthi thậm chí chỉ có một vài tên lửa chống tăng “cổ”.Mặc dù trong trường hợp chênh lệch về sức mạnh trang bị như vậy, quân đội Ả Rập Xê Út không tạo được ưu thế áp đảo hoàn toàn ở Yemen với lực lượng vũ trang Houthis. Thậm chí quân Ả Rập Xê Út còn bị đánh tan tác và nhiều xe tăng M1A2SA Abrams bị bắt và phá hủy.Về phía Iran, cuộc chiến Iran-Iraq vào thập niên 1980 đã giúp Quân đội Iran tích lũy được nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Mặc dù Quân đội Iran không được trang bị hiện đại như Quân đội Ả Rập Xê Út, nhưng chiến thuật và đặc biệt là tinh thần chiến đấu rõ ràng là tốt hơn rất nhiều so với quân đội Ả Rập Xê Út.Bước vào thế kỷ 21, Iran là một trong ít quốc gia dám “đối đầu trực diện” với Mỹ mà không hề sợ hãi, như bắt hơn một chục binh sĩ Mỹ quỳ gối và đầu hàng công khai trước máy quay truyền hình, vì “dám xâm phạm lãnh hải Iran”.Iran cũng là quốc gia đầu tiên công khai thu giữ và sao chép các máy bay không người lái tiên tiến của Mỹ; cho phép các tàu tên lửa tiến công cao tốc áp sát “một cách nguy hiểm” các tàu chiến Mỹ và thậm chí là bắt giữ các tàu chở dầu của phương Tây để “trả đũa”.Trong những năm gần đây, Iran là quốc gia đầu tiên “dám tấn công trả đũa” một cách công khai, các căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq bằng tên lửa đạn đạo; thậm chí bắn rơi máy bay trinh sát chiến lược tầm cao RQ-4C của Mỹ. Nhưng quân đội Mỹ chưa có hành động trả đũa nào.Ngoài ra, ngành công nghiệp quốc phòng của Iran cũng thực sự “đáng nể”, khi họ chế tạo được tên lửa đạn đạo có thể đe dọa cả châu Âu. Mặc dù hiệu suất của những vũ khí và thiết bị này không quá tiên tiến, nhưng thực sự không có nhiều quốc gia “lắm tiền nhiều của” ở Trung Đông có thể sản xuất vũ khí toàn diện như vậy.Nếu so sánh về tự lực quốc phòng, Ả Rập Xê Út hoàn toàn không làm được; do vậy, nếu so sánh về nền công nghiệp nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng, Ả Rập Xê Út và Iran hoàn toàn không ở cùng trình độ. Thậm chí trong cuộc xung đột với Ukraine hiện nay, phương Tây cáo buộc Quân đội Nga đã mua máy bay không người lái của Iran để chiến đấu và bước đầu UAV của Iran đã thể hiện màn thực chiến rất hiệu quả. Nếu thông tin trên là chính xác, có thể hình dung rằng, hệ thống công nghiệp của Iran hiện đang rất mạnh.Như vậy có thể khẳng định, sức mạnh quân sự tổng thể của Iran thuộc hàng hàng đầu ở Trung Đông. Ả Rập Xê Út chiến đấu với phe Houthis do Iran hậu thuẫn (trong điều kiện lực lượng Houthis bị bao vây, phong tỏa chặt chẽ) nhưng không thể thắng và không thể so sánh với Iran.Dù vũ khí trang bị tối tân của Ả Rập Xê Út “thì chất đống” vì thực sự họ là quốc gia “có điều kiện”, nhưng từ khả năng thực chiến mà quân đội Ả Rập Xê Út làm được, dường như họ không phát huy hiệu quả những vũ khí tiên tiến này cho lắm.
Theo bảng xếp hạng chỉ số quốc phòng toàn cầu năm 2021, Iran đứng thứ 14 trên thế giới và Ả Rập Xê Út Saudi đứng thứ 17. Năm 2021, ngân sách quốc phòng của Ả Rập Saudi là 48,5 tỷ USD, đứng thứ 7 trên thế giới, trong khi ngân sách quốc phòng của Iran chỉ là 14,1 tỷ USD, đứng thứ 20; chưa bằng 1/3 của Ả Rập Xê Út.
Xét từ khía cạnh vũ khí và trang bị, hiệu suất trang bị quân sự của Ả Rập Xê Út vượt trội hơn đáng kể so với Iran. Chỉ riêng máy bay chiến đấu hạng nặng dòng F-15 đã vượt quá 200 chiếc; ngoài ra, Không quân Ả Rập Xê Út còn có 6 máy bay cảnh báo sớm E-3A.
Về quân số, quân đội Ả Rập Xê Út được trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2SA Abrams, xe tăng M60A3 Ultimate Patton, pháo tấn công tự hành LAV-AG, xe chiến đấu bộ binh M2 và các trang bị khác. Nếu chỉ tính riêng xe tăng M1A2SA Abrams, số lượng đã vượt quá 400 chiếc.
Về lực lượng hải quân, lực lượng chính của Hải quân Ả Rập Xê Út là 3 khinh hạm lớp Riyadh (phiên bản khinh hạm La Fayette của Pháp), ngoài ra còn có 6 khinh hạm lớp “Tiên phong” được trang bị radar mảng pha quay quét hạng nhẹ TRS-3D / 32 và mỗi chiếc có 16 hệ thống phóng thẳng đứng MK-41.
Còn về tình hình trang bị hiện tại của quân đội Iran. Máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Iran là loại máy bay chiến đấu F-14 Tomcat, được đưa vào biên chế từ thập niên 1970. Hiện nay, chỉ còn từ 20 đến 30 chiếc F-14 là có thể bay được.
Loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất hiện nay của Quân đội Iran là T-72, ngoài ra Iran còn có một loại xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar do họ tự sản xuất, có ngoại hình tương tự như T-90 của Nga, nhưng chưa rõ tính năng.
Về hải quân, các tàu mặt nước của Hải quân Iran chủ yếu là các tàu tên lửa nhỏ và có một số tàu bảo đảm khác. Quy mô lực lượng hải quân, phòng thủ bờ biển và không quân hải quân của Iran lớn hơn của Ả Rập Xê Út, nhưng hiệu suất trang bị của họ không bằng Ả Rập Xê Út.
Tuy nhiên, hiệu suất của vũ khí và trang bị không phản ánh hiệu quả chiến đấu thực sự của một đội quân. Trong những năm gần đây, quân đội Ả Rập Xê Út với trang thiết bị tiên tiến đã tiến hành cuộc chiến với lực lượng vũ trang nổi dậy Houthi của Yemen.
Xét từ khía cạnh hiệu suất trang bị, Ả Rập Xê Út chiếm ưu thế tuyệt đối khi có hơn 200 chiếc F-15 yểm trợ, cộng thêm hàng trăm chiếc xe tăng tối tân, chưa kể đến xe tăng hiện đại khác của lực lượng liên quân tham chiến cùng Ả Rập Xê Út. Trong khi đó, phía quân Houthi thậm chí chỉ có một vài tên lửa chống tăng “cổ”.
Mặc dù trong trường hợp chênh lệch về sức mạnh trang bị như vậy, quân đội Ả Rập Xê Út không tạo được ưu thế áp đảo hoàn toàn ở Yemen với lực lượng vũ trang Houthis. Thậm chí quân Ả Rập Xê Út còn bị đánh tan tác và nhiều xe tăng M1A2SA Abrams bị bắt và phá hủy.
Về phía Iran, cuộc chiến Iran-Iraq vào thập niên 1980 đã giúp Quân đội Iran tích lũy được nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Mặc dù Quân đội Iran không được trang bị hiện đại như Quân đội Ả Rập Xê Út, nhưng chiến thuật và đặc biệt là tinh thần chiến đấu rõ ràng là tốt hơn rất nhiều so với quân đội Ả Rập Xê Út.
Bước vào thế kỷ 21, Iran là một trong ít quốc gia dám “đối đầu trực diện” với Mỹ mà không hề sợ hãi, như bắt hơn một chục binh sĩ Mỹ quỳ gối và đầu hàng công khai trước máy quay truyền hình, vì “dám xâm phạm lãnh hải Iran”.
Iran cũng là quốc gia đầu tiên công khai thu giữ và sao chép các máy bay không người lái tiên tiến của Mỹ; cho phép các tàu tên lửa tiến công cao tốc áp sát “một cách nguy hiểm” các tàu chiến Mỹ và thậm chí là bắt giữ các tàu chở dầu của phương Tây để “trả đũa”.
Trong những năm gần đây, Iran là quốc gia đầu tiên “dám tấn công trả đũa” một cách công khai, các căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq bằng tên lửa đạn đạo; thậm chí bắn rơi máy bay trinh sát chiến lược tầm cao RQ-4C của Mỹ. Nhưng quân đội Mỹ chưa có hành động trả đũa nào.
Ngoài ra, ngành công nghiệp quốc phòng của Iran cũng thực sự “đáng nể”, khi họ chế tạo được tên lửa đạn đạo có thể đe dọa cả châu Âu. Mặc dù hiệu suất của những vũ khí và thiết bị này không quá tiên tiến, nhưng thực sự không có nhiều quốc gia “lắm tiền nhiều của” ở Trung Đông có thể sản xuất vũ khí toàn diện như vậy.
Nếu so sánh về tự lực quốc phòng, Ả Rập Xê Út hoàn toàn không làm được; do vậy, nếu so sánh về nền công nghiệp nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng, Ả Rập Xê Út và Iran hoàn toàn không ở cùng trình độ.
Thậm chí trong cuộc xung đột với Ukraine hiện nay, phương Tây cáo buộc Quân đội Nga đã mua máy bay không người lái của Iran để chiến đấu và bước đầu UAV của Iran đã thể hiện màn thực chiến rất hiệu quả. Nếu thông tin trên là chính xác, có thể hình dung rằng, hệ thống công nghiệp của Iran hiện đang rất mạnh.
Như vậy có thể khẳng định, sức mạnh quân sự tổng thể của Iran thuộc hàng hàng đầu ở Trung Đông. Ả Rập Xê Út chiến đấu với phe Houthis do Iran hậu thuẫn (trong điều kiện lực lượng Houthis bị bao vây, phong tỏa chặt chẽ) nhưng không thể thắng và không thể so sánh với Iran.
Dù vũ khí trang bị tối tân của Ả Rập Xê Út “thì chất đống” vì thực sự họ là quốc gia “có điều kiện”, nhưng từ khả năng thực chiến mà quân đội Ả Rập Xê Út làm được, dường như họ không phát huy hiệu quả những vũ khí tiên tiến này cho lắm.