Trong một bài viết ra mắt ngày 6/6 vừa qua, tạp chí MilitaryWatch đã liệt kệ Việt Nam vào một trong năm lực lượng quân đội có khả năng cao sẽ nhập khẩu siêu xe tăng T-14 Amarta của Nga. Đây là động thái sau khi phía Nga có ý định về việc xuất khẩu loại tăng thế hệ mới này. Ảnh: Xe tăng T-14 Amarta trong một cuộc thử nghiệm.Ngoài ra, danh sách còn đề xuất những ứng viên khác là Ấn Độ, Belarus, Algeria và Ai Cập. Đây là đều là những khách hàng vô cùng thân thiết với Nga và vũ khí Nga hiện đang chiếm số lượng trong biên chế quân đội của họ. Ảnh: Xe tăng T-14 Amarta trong một cuộc diễu binhXe tăng T-14 có chiều dài 10.8m, rộng 3.5m, khối lượng 55 tấn, sử dụng một pháo 2A82-1M cỡ nòng 125mm, kíp lái 3 người. Xe được ra mắt lần đầu năm 2015 và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, chưa được biên chế vào quân đội Nga. Ảnh: Xe tăng T-14 trong một cuộc tập duyệt trước lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng Phát xít.Mặc dù thông số kỹ thuật chính xác của loại xe tăng này vẫn là một ẩn số, tuy nhiên người ta nhận định đây là loại xe tăng thế hệ thứ tư vô cùng tiên tiến, chiếm ưu thế hoàn toàn vượt trội trước các loại tăng hiện nay của khối NATO. Ảnh: Xe tăng T-14 trong một cuộc thử nghiệm.Trên thực tế, dù Việt Nam khi mua sắm các loại vũ khí trang bị mới chỉ luôn chọn những loại đã trải qua thử lửa trên chiến trường hay sử dụng tốt trong quân đội nước sở tại, tuy nhiên việc mua những xe tăng T-14 Amarta cũng không phải là điều không hề khả thi. Nhất là khi lực lượng Tăng - thiết giáp Việt Nam đang cần một sự thay máu hơn nữa bởi phần lớn xe tăng đã lạc hậu. Ảnh: Thử nghiệm xe tăng T-14.Hiện đại nhất trong biên chế Lục quân Việt Nam hiện nay là 64 xe tăng T-90S/SK Việt Nam nhập khẩu từ Nga trong một hợp đồng mua sắm ký năm 2016. T-90S/SK chính là phiên bản xuất khẩu dựa trên mẫu xe tăng T-90A nổi tiếng với mệnh danh là “cua mắt đỏ” bởi hệ thống đèn nhiễu OTShU-7-1 đặc trưng. Ảnh: Bộ đội Việt Nam huấn luyện chiến đấu với xe tăng T-90S/SKDù sở hữu lớp giáp Kontakt-5 với độ bảo vệ cao, hệ thống đèn nhiễu OTShU-7-1M cải tiến cho phép xe có thể đánh lạc hướng những tên lửa thế hệ 1 và 2, pháo 2A46 cỡ nòng 125mm vô cùng uy lực, tuy nhiên với số lượng quá ít ỏi, số xe tăng hiện đại này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thay thế của Lục quân Việt Nam. Ảnh: Cận cảnh xe tăng T-90 S của Việt NamChỉ với 64 xe tăng T-90 mới, con số này chỉ đủ để trang bị cho 2 tiểu đoàn. Lục quân Việt Nam vẫn cần tiếp tục thay máu bằng loạt xe tăng mới thế chỗ cho những xe tăng cũ đã vô cùng lạc hậu. Nhất là trong bối cảnh các nước láng giềng liên tục trang bị cho mình những mẫu xe tăng hiện đại. Ảnh: Xe tăng T-90 trong kho niêm cấtBên cạnh đó, Việt Nam cũng đã nâng cấp số lượng các xe tăng T-54 lên chuẩn T-54M, cùng số lượng các xe tăng T-55 còn khá mới và T-62 ít ỏi. Đây là những xe có chất lượng tốt nhất bên cạnh những xe vừa được mua mới, đảm bảo sức chiến đấu cao. Ảnh: Những xe tăng T-54M đã qua nâng cấp của Lục quân Việt NamCòn lại, chiếm số lượng đông đảo nhất trong biên chế lực lượng Tăng - thiết giáp Việt Nam vẫn là các xe tăng T-54, thậm chí chúng ta còn sở hữu cả những phiên bản đầu tiên của nó như T-54 Model 1949 hay T-54 Model 1951. Những xe tăng này đã có thời gian hoạt động rất lâu, trải qua nhiều trận mạc, đã đến lúc đặt ra yêu cầu cần được thay thế gấp rút. Ảnh: Đội hình xe tăng T-54 trong một cuộc diễn tập.Như vậy, trong tương lai không xa, có thể Việt Nam sẽ lại tiếp tục nhập khẩu số lượng xe tăng mới và chắc chắn bạn hàng truyền thống chúng ta luôn tin tưởng trong lĩnh vực này là Nga. Nhận thấy, đến khi các xe tăng T-14 hoàn thành các cuộc thử nghiệm, cũng như có những màn thể hiện tốt trên chiến trường Trung Đông thì biết đâu, nó sẽ lọt vào mắt xanh của những nhà chiến lược của quân đội Việt Nam, nâng cao hơn nữa vị thế của lực lượng Tăng - thiết giáp Việt Nam trong khu vực. Ảnh: Những xe tăng T-90 của Việt Nam trong nhà chứa. Video Việt Nam tiến thẳng lên xe tăng T-14 Armata hay sẽ mua tiếp xe tăng T-90M?
Trong một bài viết ra mắt ngày 6/6 vừa qua, tạp chí MilitaryWatch đã liệt kệ Việt Nam vào một trong năm lực lượng quân đội có khả năng cao sẽ nhập khẩu siêu xe tăng T-14 Amarta của Nga. Đây là động thái sau khi phía Nga có ý định về việc xuất khẩu loại tăng thế hệ mới này. Ảnh: Xe tăng T-14 Amarta trong một cuộc thử nghiệm.
Ngoài ra, danh sách còn đề xuất những ứng viên khác là Ấn Độ, Belarus, Algeria và Ai Cập. Đây là đều là những khách hàng vô cùng thân thiết với Nga và vũ khí Nga hiện đang chiếm số lượng trong biên chế quân đội của họ. Ảnh: Xe tăng T-14 Amarta trong một cuộc diễu binh
Xe tăng T-14 có chiều dài 10.8m, rộng 3.5m, khối lượng 55 tấn, sử dụng một pháo 2A82-1M cỡ nòng 125mm, kíp lái 3 người. Xe được ra mắt lần đầu năm 2015 và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, chưa được biên chế vào quân đội Nga. Ảnh: Xe tăng T-14 trong một cuộc tập duyệt trước lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng Phát xít.
Mặc dù thông số kỹ thuật chính xác của loại xe tăng này vẫn là một ẩn số, tuy nhiên người ta nhận định đây là loại xe tăng thế hệ thứ tư vô cùng tiên tiến, chiếm ưu thế hoàn toàn vượt trội trước các loại tăng hiện nay của khối NATO. Ảnh: Xe tăng T-14 trong một cuộc thử nghiệm.
Trên thực tế, dù Việt Nam khi mua sắm các loại vũ khí trang bị mới chỉ luôn chọn những loại đã trải qua thử lửa trên chiến trường hay sử dụng tốt trong quân đội nước sở tại, tuy nhiên việc mua những xe tăng T-14 Amarta cũng không phải là điều không hề khả thi. Nhất là khi lực lượng Tăng - thiết giáp Việt Nam đang cần một sự thay máu hơn nữa bởi phần lớn xe tăng đã lạc hậu. Ảnh: Thử nghiệm xe tăng T-14.
Hiện đại nhất trong biên chế Lục quân Việt Nam hiện nay là 64 xe tăng T-90S/SK Việt Nam nhập khẩu từ Nga trong một hợp đồng mua sắm ký năm 2016. T-90S/SK chính là phiên bản xuất khẩu dựa trên mẫu xe tăng T-90A nổi tiếng với mệnh danh là “cua mắt đỏ” bởi hệ thống đèn nhiễu OTShU-7-1 đặc trưng. Ảnh: Bộ đội Việt Nam huấn luyện chiến đấu với xe tăng T-90S/SK
Dù sở hữu lớp giáp Kontakt-5 với độ bảo vệ cao, hệ thống đèn nhiễu OTShU-7-1M cải tiến cho phép xe có thể đánh lạc hướng những tên lửa thế hệ 1 và 2, pháo 2A46 cỡ nòng 125mm vô cùng uy lực, tuy nhiên với số lượng quá ít ỏi, số xe tăng hiện đại này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thay thế của Lục quân Việt Nam. Ảnh: Cận cảnh xe tăng T-90 S của Việt Nam
Chỉ với 64 xe tăng T-90 mới, con số này chỉ đủ để trang bị cho 2 tiểu đoàn. Lục quân Việt Nam vẫn cần tiếp tục thay máu bằng loạt xe tăng mới thế chỗ cho những xe tăng cũ đã vô cùng lạc hậu. Nhất là trong bối cảnh các nước láng giềng liên tục trang bị cho mình những mẫu xe tăng hiện đại. Ảnh: Xe tăng T-90 trong kho niêm cất
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã nâng cấp số lượng các xe tăng T-54 lên chuẩn T-54M, cùng số lượng các xe tăng T-55 còn khá mới và T-62 ít ỏi. Đây là những xe có chất lượng tốt nhất bên cạnh những xe vừa được mua mới, đảm bảo sức chiến đấu cao. Ảnh: Những xe tăng T-54M đã qua nâng cấp của Lục quân Việt Nam
Còn lại, chiếm số lượng đông đảo nhất trong biên chế lực lượng Tăng - thiết giáp Việt Nam vẫn là các xe tăng T-54, thậm chí chúng ta còn sở hữu cả những phiên bản đầu tiên của nó như T-54 Model 1949 hay T-54 Model 1951. Những xe tăng này đã có thời gian hoạt động rất lâu, trải qua nhiều trận mạc, đã đến lúc đặt ra yêu cầu cần được thay thế gấp rút. Ảnh: Đội hình xe tăng T-54 trong một cuộc diễn tập.
Như vậy, trong tương lai không xa, có thể Việt Nam sẽ lại tiếp tục nhập khẩu số lượng xe tăng mới và chắc chắn bạn hàng truyền thống chúng ta luôn tin tưởng trong lĩnh vực này là Nga. Nhận thấy, đến khi các xe tăng T-14 hoàn thành các cuộc thử nghiệm, cũng như có những màn thể hiện tốt trên chiến trường Trung Đông thì biết đâu, nó sẽ lọt vào mắt xanh của những nhà chiến lược của quân đội Việt Nam, nâng cao hơn nữa vị thế của lực lượng Tăng - thiết giáp Việt Nam trong khu vực. Ảnh: Những xe tăng T-90 của Việt Nam trong nhà chứa.
Video Việt Nam tiến thẳng lên xe tăng T-14 Armata hay sẽ mua tiếp xe tăng T-90M?