Tờ Sputnik của Nga nhấn mạnh, một xe tăng chủ lực cần phải sóng sót trên chiến trường trong ít nhất 15 phút. Từ phút 16 trở đi, sự sống còn của những chiếc xe tăng phụ thuộc vào trình độ kíp lái, khả năng của đối phương và... may mắn. Nguồn ảnh: Rumil.Để có thể giúp cho chiếc xe tăng sống sót qua 15 phút đầu của một cuộc chiến, các chuyên gia thiết kế của Liên Xô và Nga sau này phải mất nhiều năm trời để thử nghiệm từng bộ phận của xe cũng như toàn bộ xe tăng trong nhiều bài thử nghiệm cực kỳ khắc nghiệt. Nguồn ảnh: Rumil.Đầu tiên, các thử nghiệm sẽ được diễn ra ngay trong nhà máy chế tạo. Sau đó kết quả được trình lên nhà nước và một cuộc thử nghiệm khác - có phần khắc nghiệt hơn ở quy mô quốc gia sẽ được tiến hành. Nguồn ảnh: Rumil.Trong những bài thử nghiệm này, nguyên mẫu xe tăng sẽ bị bắn phá bằng đủ mọi loại vũ khí chống tăng từng được biết tới, chạy vượt bãi mìn chống tăng, bom cỡ lớn được cho kích nổ ngay bên cạnh hoặc thậm chí nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của vũ khí nguyên tử. Nguồn ảnh: Rumil.Sau khi "sốt sóng" qua được những bài thử kể trên và đạt yêu cầu, cỗ xe tăng sẽ được thử nghiệm tiếp với sức mạnh của thiên nhiên. Một cỗ xe tăng sẽ được cho là "đạt yêu cầu" khi nó có thể chạy tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ... -50 độ C cho tới +50 độ C. Nguồn ảnh: Rumil.Việc một cỗ xe tăng Nga có khả năng hoạt động trong những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất sẽ không chỉ cho phép nó hoạt động ở bất cứ đâu trong lãnh thổ Nga - mà còn hoạt động tốt ở bất cứ đâu trên khắp thế giới - từ Trung Đông nóng bỏng cho tới Bắc Âu lạnh lẽo. Nguồn ảnh: Rumil.Một trong những đặc tính nổi bật nhất của xe tăng Liên Xô trước kia và Nga ngày nay đó là hành quân đường dài trong điều kiện hậu cần tối thiểu nhất. Đặc tính này ra đời đơn giản là do cả Liên Xô và Nga đều là những quốc gia rộng lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Rumil.Quá trình hành quân đường dài có thể kéo dài tới nhiều tuần lễ, mỗi ngày xe phải di chuyển lên tới hàng chục tiếng trong điều kiện khí hậu thay đổi liên tục nhưng vẫn phải đảm bảo có thể xung trận bất cứ lúc nào. Đây là bài kiểm tra để chuẩn bị cho tình huống trên đường hành quân xe bị phục kích tấn công. Nguồn ảnh: Rumil.Cỗ xe tăng bền bỉ và nổi tiếng nhất của Liên Xô trong quá khứ là T-34 đã trải qua bài thử nghiệm khắc nghiệt này, nó đã hành quân 1500 km từ Kharkov cho tới Moskva và ngược lại. Cha đẻ của cỗ xe tăng T-34 là Mikhail Koshkin thậm chí đã bị viêm phổi và qua đời sau hành trình này vì mùa đông quá khắc nghiệt. Nguồn ảnh: Rumil.Kể cả khi qua hết các bài thử nghiệm kia, cỗ xe tăng vẫn cần sự chấp thuận của quân đội. Những đơn vị thử nghiệm sẽ tìm đủ mọi cách để... làm hỏng chiếc xe tăng trong điều kiện vận hành bình thường - cách đơn giản nhất là chạy hết công suất trong cái nắng mùa hè để động cơ của nó "bó máy". Sau đó họ sẽ thử nghiệm khả năng sửa chữa của những cỗ xe tăng này. Nguồn ảnh: Rumil.Ví dụ như khi Ấn Độ chọn xe tăng T-90 để mua từ Nga, các kíp lái của Ấn Độ đã thay nhau lái T-90 lên dốc liên tục trong nhiều ngày liền giữa... sa mạc - cốt là để động cơ của nó nóng đến mức không thể vận hành được nữa. Nguồn ảnh: Rumil.Sau đó, động cơ được tháo ra và sửa chữa trực tiếp ngay giữa sa mạc trong chỉ 15 tiếng đồng hồ và vận hành được 1500 km tiếp theo trước khi một lần nữa hỏng hóc. Chính điều này đã khiến Ấn Độ bị ấn tượng và gật đầu chấp nhận mua hàng loạt xe tăng T-90 từ Moskva. Nguồn ảnh: Rumil.Mặc dù vậy, kết quả cuối cùng vẫn chỉ được ghi nhận sau khi cỗ xe tăng tham gia trực chiến. Ví dụ như ở Syria, Nga đã đưa tới đây đủ mọi loại vũ khí, không ít trong số đó là những thứ vũ khí tưởng chừng như cực kỳ hiện đại nhưng sau khi thực chiến, cũng có không ít loại vũ khí bị chấm dứt phát triển trong tương lai vì thể hiện trên chiến trường quá kém. Nguồn ảnh: Rumil. Video Xe tăng T-84 Oplot thử lửa trên bãi tập.
Tờ Sputnik của Nga nhấn mạnh, một xe tăng chủ lực cần phải sóng sót trên chiến trường trong ít nhất 15 phút. Từ phút 16 trở đi, sự sống còn của những chiếc xe tăng phụ thuộc vào trình độ kíp lái, khả năng của đối phương và... may mắn. Nguồn ảnh: Rumil.
Để có thể giúp cho chiếc xe tăng sống sót qua 15 phút đầu của một cuộc chiến, các chuyên gia thiết kế của Liên Xô và Nga sau này phải mất nhiều năm trời để thử nghiệm từng bộ phận của xe cũng như toàn bộ xe tăng trong nhiều bài thử nghiệm cực kỳ khắc nghiệt. Nguồn ảnh: Rumil.
Đầu tiên, các thử nghiệm sẽ được diễn ra ngay trong nhà máy chế tạo. Sau đó kết quả được trình lên nhà nước và một cuộc thử nghiệm khác - có phần khắc nghiệt hơn ở quy mô quốc gia sẽ được tiến hành. Nguồn ảnh: Rumil.
Trong những bài thử nghiệm này, nguyên mẫu xe tăng sẽ bị bắn phá bằng đủ mọi loại vũ khí chống tăng từng được biết tới, chạy vượt bãi mìn chống tăng, bom cỡ lớn được cho kích nổ ngay bên cạnh hoặc thậm chí nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của vũ khí nguyên tử. Nguồn ảnh: Rumil.
Sau khi "sốt sóng" qua được những bài thử kể trên và đạt yêu cầu, cỗ xe tăng sẽ được thử nghiệm tiếp với sức mạnh của thiên nhiên. Một cỗ xe tăng sẽ được cho là "đạt yêu cầu" khi nó có thể chạy tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ... -50 độ C cho tới +50 độ C. Nguồn ảnh: Rumil.
Việc một cỗ xe tăng Nga có khả năng hoạt động trong những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất sẽ không chỉ cho phép nó hoạt động ở bất cứ đâu trong lãnh thổ Nga - mà còn hoạt động tốt ở bất cứ đâu trên khắp thế giới - từ Trung Đông nóng bỏng cho tới Bắc Âu lạnh lẽo. Nguồn ảnh: Rumil.
Một trong những đặc tính nổi bật nhất của xe tăng Liên Xô trước kia và Nga ngày nay đó là hành quân đường dài trong điều kiện hậu cần tối thiểu nhất. Đặc tính này ra đời đơn giản là do cả Liên Xô và Nga đều là những quốc gia rộng lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Rumil.
Quá trình hành quân đường dài có thể kéo dài tới nhiều tuần lễ, mỗi ngày xe phải di chuyển lên tới hàng chục tiếng trong điều kiện khí hậu thay đổi liên tục nhưng vẫn phải đảm bảo có thể xung trận bất cứ lúc nào. Đây là bài kiểm tra để chuẩn bị cho tình huống trên đường hành quân xe bị phục kích tấn công. Nguồn ảnh: Rumil.
Cỗ xe tăng bền bỉ và nổi tiếng nhất của Liên Xô trong quá khứ là T-34 đã trải qua bài thử nghiệm khắc nghiệt này, nó đã hành quân 1500 km từ Kharkov cho tới Moskva và ngược lại. Cha đẻ của cỗ xe tăng T-34 là Mikhail Koshkin thậm chí đã bị viêm phổi và qua đời sau hành trình này vì mùa đông quá khắc nghiệt. Nguồn ảnh: Rumil.
Kể cả khi qua hết các bài thử nghiệm kia, cỗ xe tăng vẫn cần sự chấp thuận của quân đội. Những đơn vị thử nghiệm sẽ tìm đủ mọi cách để... làm hỏng chiếc xe tăng trong điều kiện vận hành bình thường - cách đơn giản nhất là chạy hết công suất trong cái nắng mùa hè để động cơ của nó "bó máy". Sau đó họ sẽ thử nghiệm khả năng sửa chữa của những cỗ xe tăng này. Nguồn ảnh: Rumil.
Ví dụ như khi Ấn Độ chọn xe tăng T-90 để mua từ Nga, các kíp lái của Ấn Độ đã thay nhau lái T-90 lên dốc liên tục trong nhiều ngày liền giữa... sa mạc - cốt là để động cơ của nó nóng đến mức không thể vận hành được nữa. Nguồn ảnh: Rumil.
Sau đó, động cơ được tháo ra và sửa chữa trực tiếp ngay giữa sa mạc trong chỉ 15 tiếng đồng hồ và vận hành được 1500 km tiếp theo trước khi một lần nữa hỏng hóc. Chính điều này đã khiến Ấn Độ bị ấn tượng và gật đầu chấp nhận mua hàng loạt xe tăng T-90 từ Moskva. Nguồn ảnh: Rumil.
Mặc dù vậy, kết quả cuối cùng vẫn chỉ được ghi nhận sau khi cỗ xe tăng tham gia trực chiến. Ví dụ như ở Syria, Nga đã đưa tới đây đủ mọi loại vũ khí, không ít trong số đó là những thứ vũ khí tưởng chừng như cực kỳ hiện đại nhưng sau khi thực chiến, cũng có không ít loại vũ khí bị chấm dứt phát triển trong tương lai vì thể hiện trên chiến trường quá kém. Nguồn ảnh: Rumil.
Video Xe tăng T-84 Oplot thử lửa trên bãi tập.