Giữa căng thẳng gia tăng giữa Nga và NATO về vấn đề Ukraine, Tổng thống Croatia Zoran Milanovic đã có một hành động chia rẽ các quốc gia thành viên NATO khác, để chỉ trích chính sách của liên minh này đối với Moscow.Ông Milanovic tuyên bố tất cả các lực lượng từ đất nước của mình sẽ được rút khỏi lực lượng dự phòng của NATO ở Đông Âu, trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.Tổng thống Milanovic tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông cho rằng NATO không phải là một quốc gia riêng biệt, không phải thuộc về Mỹ - quốc gia đang tăng cường sự hiện diện quân sự và gửi tàu do thám ở châu Âu.Ông Milanovic nhấn mạnh rằng chính phủ Croatia "không liên quan gì và sẽ không có bất cứ lí do gì để can thiệp tại Ukraine, tôi đảm bảo rằng… Chúng tôi không chỉ sẽ không gửi quân đội, mà nếu có leo thang chúng tôi sẽ gọi trở về mọi quân nhân của Croatia”. Ông giải thích thêm về lý do của mình rằng điều này không liên quan đến Ukraine hay Nga.Tuyên bố của Tổng thống Milanovic được đưa ra trong bối cảnh một số quốc gia thành viên NATO, đang xuất hiện một số dấu hiệu mất đoàn kết về chính sách đối với các đối thủ và đặc biệt là Nga.Một ví dụ đáng chú ý là việc chính phủ Đức phản đối việc leo thang và cung cấp vũ khí cho Ukraine, với kết quả là máy bay quân sự Anh hỗ trợ Ukraine phải bay tránh không phận Đức.Berlin từ chối yêu cầu viện trợ quân sự của Ukraine, trong khi Thanh tra Hải quân Đức Kay-Achim Schönbach đã thẳng thắn chỉ trích các hành động của NATO đối với Nga ngay trước khi từ chức vào ngày 22/1.Đức cũng tiếp tục tiến tới đẩy nhanh dự án đường ống Nord Stream 2 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu khí đốt của Nga, bất chấp những lời kêu gọi ở các nước khác ở châu Âu cũng như Mỹ, để các nước cắt giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga.Một nguyên thủ quốc gia khác cũng đã phá vỡ sự đoàn kết của liên minh này vào sáu ngày trước Tổng thống Milanovic vào ngày 18/1, đó là Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố rằng “việc tiếp tục chỉ trích Trung Quốc chỉ đơn giản là để làm hài lòng người Mỹ không còn là lợi ích của Ba Lan nữa”.Ông Andrzej Duda cho biết thêm rằng ông sẽ phá vỡ việc tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 2/2022 của Washington và London.Tuy nhiên, các thành viên liên minh khác đã thể hiện sự sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc và đặc biệt là Nga để bảo vệ các mục tiêu chính sách chung của phương Tây, với Tây Ban Nha, Pháp và Anh đặc biệt bày tỏ sự sẵn sàng cao trong việc tăng cường lực lượng NATO ở Đông Âu.Croatia gia nhập NATO vào năm 2009 và có lực lượng hoạt động tương đối thấp với 15.200 nhân viên với 18.350 quân dự bị bao gồm 11 máy bay chiến đấu MiG-21 và 75 xe tăng M-84 kế thừa từ quốc gia Nam Tư cũ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Giữa căng thẳng gia tăng giữa Nga và NATO về vấn đề Ukraine, Tổng thống Croatia Zoran Milanovic đã có một hành động chia rẽ các quốc gia thành viên NATO khác, để chỉ trích chính sách của liên minh này đối với Moscow.
Ông Milanovic tuyên bố tất cả các lực lượng từ đất nước của mình sẽ được rút khỏi lực lượng dự phòng của NATO ở Đông Âu, trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.
Tổng thống Milanovic tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông cho rằng NATO không phải là một quốc gia riêng biệt, không phải thuộc về Mỹ - quốc gia đang tăng cường sự hiện diện quân sự và gửi tàu do thám ở châu Âu.
Ông Milanovic nhấn mạnh rằng chính phủ Croatia "không liên quan gì và sẽ không có bất cứ lí do gì để can thiệp tại Ukraine, tôi đảm bảo rằng… Chúng tôi không chỉ sẽ không gửi quân đội, mà nếu có leo thang chúng tôi sẽ gọi trở về mọi quân nhân của Croatia”. Ông giải thích thêm về lý do của mình rằng điều này không liên quan đến Ukraine hay Nga.
Tuyên bố của Tổng thống Milanovic được đưa ra trong bối cảnh một số quốc gia thành viên NATO, đang xuất hiện một số dấu hiệu mất đoàn kết về chính sách đối với các đối thủ và đặc biệt là Nga.
Một ví dụ đáng chú ý là việc chính phủ Đức phản đối việc leo thang và cung cấp vũ khí cho Ukraine, với kết quả là máy bay quân sự Anh hỗ trợ Ukraine phải bay tránh không phận Đức.
Berlin từ chối yêu cầu viện trợ quân sự của Ukraine, trong khi Thanh tra Hải quân Đức Kay-Achim Schönbach đã thẳng thắn chỉ trích các hành động của NATO đối với Nga ngay trước khi từ chức vào ngày 22/1.
Đức cũng tiếp tục tiến tới đẩy nhanh dự án đường ống Nord Stream 2 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu khí đốt của Nga, bất chấp những lời kêu gọi ở các nước khác ở châu Âu cũng như Mỹ, để các nước cắt giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Một nguyên thủ quốc gia khác cũng đã phá vỡ sự đoàn kết của liên minh này vào sáu ngày trước Tổng thống Milanovic vào ngày 18/1, đó là Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố rằng “việc tiếp tục chỉ trích Trung Quốc chỉ đơn giản là để làm hài lòng người Mỹ không còn là lợi ích của Ba Lan nữa”.
Ông Andrzej Duda cho biết thêm rằng ông sẽ phá vỡ việc tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 2/2022 của Washington và London.
Tuy nhiên, các thành viên liên minh khác đã thể hiện sự sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc và đặc biệt là Nga để bảo vệ các mục tiêu chính sách chung của phương Tây, với Tây Ban Nha, Pháp và Anh đặc biệt bày tỏ sự sẵn sàng cao trong việc tăng cường lực lượng NATO ở Đông Âu.
Croatia gia nhập NATO vào năm 2009 và có lực lượng hoạt động tương đối thấp với 15.200 nhân viên với 18.350 quân dự bị bao gồm 11 máy bay chiến đấu MiG-21 và 75 xe tăng M-84 kế thừa từ quốc gia Nam Tư cũ. Nguồn ảnh: Pinterest.