Trao đổi với phóng viên tờ Atlantico, tiến sĩ chính trị học, cựu sĩ quan tình báo cao cấp của Pháp Eric Denese cho biết: “Mỹ không thể chịu trận một mình, mà kéo theo nhiều nước phương Tây khác cùng chịu chung những kết cục bi thảm không thể tráng khỏi. Chính sách chống Nga của phương Tây hiện nay là chính sách tự sát”.Bình luận tình hình Ukraine, cựu sĩ quan tình báo Pháp Denese nhấn mạnh: “Ngay từ đầu, các nước phương Tây đã có lỗi trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Khi đó, họ để cho tổng thống Viktor Yanukovich được nhân dân Ukraine bầu lên một cách hoàn toàn dân chủ bị lật đổ bằng vũ lực…Phương Tây đã cổ vũ và ủng hộ cuộc đảo chính đó. Họ đã chà đạp lên những giá trị và nguyên tắc mà họ luôn cố gắng bảo vệ trên khắp thế giới. Khi đó, Mỹ và châu Âu lại nhắm mắt làm ngơ việc chế độ mới được thành lập ở Kiev thực hiện chính sách chèn ép người nói tiếng Nga ở vùng Donbass”.Theo quan điểm của Denese, phương thức tồn tại bất di bất dịch của Mỹ và NATO là tư tưởng bài Nga, đồng thời liên tục tạo ra tình hình căng thẳng. Chả thế mà, Mỹ rất bất an trước việc những máy bay của Nga bay gần bờ biển của Mỹ, và trước việc quân đội Nga đồn trú ở Mexico.Cựu sĩ quan tình báo Pháp Denese chia sẻ tiếp: “Quan điểm cứng rắn của Nga về vấn đề Ukraine đã buộc Mỹ và NATO phải ngồi vào bàn đàm phán. Có lẽ, dù có hơi muộn, nhưng họ cũng đã nhận ra rằng: họ đã thất bại, khi muốn ép buộc Moscow phải lùi bước, và rằng chính họ là người phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột, mà phần thắng sẽ không thuộc về mình”.Washington muốn chia rẽ châu Âu với Nga, với phương châm là càng xa càng tốt, muốn gây ra những thiệt hại cho nguồn lực kinh tế của Nga. Bằng chứng của những hành động trên là tình hình hiện nay của Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream)– 2.Mỹ đã làm tất cả những gì có thể, để châu Âu luôn phụ thuộc vào mình, làm tất cả những gì để không phát sinh bất đồng trong phe cánh của mình, để không ai nghi ngờ về tính hợp lý trong mọi hành động của họ.Cựu sĩ quan tình báo Pháp Denese cảnh báo: “Tất cả những sự việc nêu trên đang tạo ra cho người ta một tư duy, rằng: phương Tây, mà đại diện là Mỹ đang tiến gần đến hành động tự sát địa chính trị. Việc phương Tây phủ nhận sự khác biệt về lịch sử và địa lý, thái độ coi thường lợi ích của người khác có thể sẽ tạo ra hiệu ứng ngược và chống lại chính họ”.Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của phương Tây và Ukraine về “hành động xâm lược”, và khẳng định rằng: nước Nga không đe dọa và không chuẩn bị tấn công ai, những cáo buộc “hành động xâm lược của Nga” chỉ là cái cớ để triển khai vũ khí quân sự của NATO đến gần biên giới Nga mà thôi.Bộ ngoại giao Nga đã từng nhấn mạnh rằng: những cáo buộc của phương Tây về hành động xâm lược của Nga, và về khả năng họ sẽ giúp đỡ Ukraine tự vệ trước sự đe dọa của Nga thật hết sức nực cười và rất nguy hiểm.Thư ký báo chí của tổng thống Nga Dmitri Peskov cho biết: “Đó là sự di chuyển quân đội bên trong phạm vi nước Nga và theo kế hoạch của chính mình, việc làm này không đe dọa ai và không gây tổn hại đến ai”.Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố: “Liên bang Nga không bao giờ tạo ra cái cớ để gây ra cuộc chiến tranh với Ukraine”. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trao đổi với phóng viên tờ Atlantico, tiến sĩ chính trị học, cựu sĩ quan tình báo cao cấp của Pháp Eric Denese cho biết: “Mỹ không thể chịu trận một mình, mà kéo theo nhiều nước phương Tây khác cùng chịu chung những kết cục bi thảm không thể tráng khỏi. Chính sách chống Nga của phương Tây hiện nay là chính sách tự sát”.
Bình luận tình hình Ukraine, cựu sĩ quan tình báo Pháp Denese nhấn mạnh: “Ngay từ đầu, các nước phương Tây đã có lỗi trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Khi đó, họ để cho tổng thống Viktor Yanukovich được nhân dân Ukraine bầu lên một cách hoàn toàn dân chủ bị lật đổ bằng vũ lực…
Phương Tây đã cổ vũ và ủng hộ cuộc đảo chính đó. Họ đã chà đạp lên những giá trị và nguyên tắc mà họ luôn cố gắng bảo vệ trên khắp thế giới. Khi đó, Mỹ và châu Âu lại nhắm mắt làm ngơ việc chế độ mới được thành lập ở Kiev thực hiện chính sách chèn ép người nói tiếng Nga ở vùng Donbass”.
Theo quan điểm của Denese, phương thức tồn tại bất di bất dịch của Mỹ và NATO là tư tưởng bài Nga, đồng thời liên tục tạo ra tình hình căng thẳng. Chả thế mà, Mỹ rất bất an trước việc những máy bay của Nga bay gần bờ biển của Mỹ, và trước việc quân đội Nga đồn trú ở Mexico.
Cựu sĩ quan tình báo Pháp Denese chia sẻ tiếp: “Quan điểm cứng rắn của Nga về vấn đề Ukraine đã buộc Mỹ và NATO phải ngồi vào bàn đàm phán. Có lẽ, dù có hơi muộn, nhưng họ cũng đã nhận ra rằng: họ đã thất bại, khi muốn ép buộc Moscow phải lùi bước, và rằng chính họ là người phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột, mà phần thắng sẽ không thuộc về mình”.
Washington muốn chia rẽ châu Âu với Nga, với phương châm là càng xa càng tốt, muốn gây ra những thiệt hại cho nguồn lực kinh tế của Nga. Bằng chứng của những hành động trên là tình hình hiện nay của Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream)– 2.
Mỹ đã làm tất cả những gì có thể, để châu Âu luôn phụ thuộc vào mình, làm tất cả những gì để không phát sinh bất đồng trong phe cánh của mình, để không ai nghi ngờ về tính hợp lý trong mọi hành động của họ.
Cựu sĩ quan tình báo Pháp Denese cảnh báo: “Tất cả những sự việc nêu trên đang tạo ra cho người ta một tư duy, rằng: phương Tây, mà đại diện là Mỹ đang tiến gần đến hành động tự sát địa chính trị. Việc phương Tây phủ nhận sự khác biệt về lịch sử và địa lý, thái độ coi thường lợi ích của người khác có thể sẽ tạo ra hiệu ứng ngược và chống lại chính họ”.
Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của phương Tây và Ukraine về “hành động xâm lược”, và khẳng định rằng: nước Nga không đe dọa và không chuẩn bị tấn công ai, những cáo buộc “hành động xâm lược của Nga” chỉ là cái cớ để triển khai vũ khí quân sự của NATO đến gần biên giới Nga mà thôi.
Bộ ngoại giao Nga đã từng nhấn mạnh rằng: những cáo buộc của phương Tây về hành động xâm lược của Nga, và về khả năng họ sẽ giúp đỡ Ukraine tự vệ trước sự đe dọa của Nga thật hết sức nực cười và rất nguy hiểm.
Thư ký báo chí của tổng thống Nga Dmitri Peskov cho biết: “Đó là sự di chuyển quân đội bên trong phạm vi nước Nga và theo kế hoạch của chính mình, việc làm này không đe dọa ai và không gây tổn hại đến ai”.
Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố: “Liên bang Nga không bao giờ tạo ra cái cớ để gây ra cuộc chiến tranh với Ukraine”. Nguồn ảnh: Pinterest.