“Lực lượng Chiến đấu 2045” là bản kế hoạch dựa trên nghiên cứu rất kỹ của Bộ Quốc phòng Mỹ về quy mô của hải quân nước này trong tương lai. Theo đó, hạm đội 500 tàu sẽ đảm bảo Hải quân Mỹ vẫn là lực lượng hùng mạnh nhất thế giới cho các thế hệ sau.Bộ trưởng Esper nhấn mạnh việc tăng cường này là cần thiết vì các hành động quấy rối và “gây bất ổn trắng trợn” của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như kế hoạch hiện đại hóa lực lượng của Bắc Kinh trong 15 năm tới để xây dựng “một quân đội đẳng cấp thế giới vào năm 2049”.Cụ thể, Mỹ sẽ có một lực lượng tàu ngầm hùng mạnh từ 70-80 chiếc. Bộ trưởng Esper nói, ưu tiên hàng đầu phải là xây dựng một lực lượng tàu ngầm lớn và có năng lực hơn.Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tàu ngầm là nền tảng tấn công trong các cuộc xung đột tương lai. Hải quân phải bắt đầu đóng 3 tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm càng sớm càng tốt.Thứ hai, Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính, họ sẽ cần từ 8 đến 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và 6 tàu sân bay hạng nhẹ.Ông Esper cho biết, các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ vẫn là “biện pháp răn đe dễ thấy nhất”. Nhưng hải quân cũng sẽ xem xét các lựa chọn các tàu sân bay hạng nhẹ hỗ trợ máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.“Một mẫu mà chúng tôi đang xem xét là tàu tấn công đổ bộ của Mỹ, được trang bị hơn một chục chiếc F-35B. Các tàu sân bay hạng nhẹ tạo thêm năng lực để thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày và giải phóng các tàu sân bay siêu cấp cho các cuộc chiến đấu quan trọng hơn”, Bộ trưởng Esper nói.Thứ ba, tàu không người lái có thể chiếm từ 140-240 chiếc. “Hạm đội ma”, chỉ lực lượng tàu không người lái, sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ tiếp tế và giám sát đến rà phá bom mìn và tấn công tên lửa.Người đứng đầu Lầu Năm góc cho biết, đầu tháng này, nguyên mẫu tàu không người lái Sea Hunter đã hoàn thành các hoạt động cùng với tàu khu trục Russell, chứng tỏ rằng phương tiện mặt nước không người lái là khả thi về mặt công nghệ và có giá trị hoạt động.Thứ tư, hải quân Mỹ có thể bổ sung 60-70 tàu tác chiến mặt nước loại nhỏ. Ông Esper lấy ví dụ về hợp đồng trị giá 795 triệu USD với một công ty đóng tàu có trụ sở tại Wisconsin để thiết kế và chế tạo khinh hạm có tên lửa dẫn đường mới.“Đây là chương trình đóng tàu lớn mới đầu tiên mà hải quân tìm kiếm trong hơn một thập kỷ qua và sẽ hỗ trợ đầy đủ các lựa chọn quân sự”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.Thứ năm, Hải quân Mỹ đặt mục tiêu sở hữu 70-90 tàu hậu cần chiến đấu. Quân đội Mỹ xác định, việc ngăn chặn Trung Quốc sẽ có nghĩa là họ phải phân tán hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lực lượng đông đảo tàu hậu cần sẽ đảm bảo thành công cho những sứ mệnh đó.Ngoài việc duy trì lực lượng, tàu hậu cần sẽ giúp đưa lính bộ binh lên bờ đúng thời gian và đủ sức chiến đấu trong môi trường tranh chấp.Thứ sáu, các sàn đáp máy bay trong tương lai sẽ được trang bị máy bay không người lái. Ông Esper nói, các loại máy bay không người lái dựa trên tàu sân bay sẽ có đủ loại như máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu, cảnh báo sớm và máy bay tấn công điện tử.Thứ bảy, tàu lưỡng cư sẽ có số lượng từ 50-60 chiếc. Bên cạnh đó, công tác bảo trì - vốn được coi là “gót chân Achilles” của hải quân cũng được chú trọng song song với năng lực đóng mới.Để trang trải chi phí cho sự chuyển đổi này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đồng ý chuyển một số quỹ để tăng ngân quỹ cho hải quân lên 13%, tương ứng với tỷ lệ trung bình chi cho các tàu mới trong quá trình xây dựng của Tổng thống Reagan vào những năm 1980.Được biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ nỗ lực để vận động Quốc hội thông qua ngân sách đúng hạn nhằm hoàn thành Kế hoạch “Lực lượng Chiến đấu 2045”, hướng đến mục tiêu là có nhiều tàu liên tục trên biển nhất có thể cùng với duy trì mức độ sẵn sàng cao.
“Lực lượng Chiến đấu 2045” là bản kế hoạch dựa trên nghiên cứu rất kỹ của Bộ Quốc phòng Mỹ về quy mô của hải quân nước này trong tương lai. Theo đó, hạm đội 500 tàu sẽ đảm bảo Hải quân Mỹ vẫn là lực lượng hùng mạnh nhất thế giới cho các thế hệ sau.
Bộ trưởng Esper nhấn mạnh việc tăng cường này là cần thiết vì các hành động quấy rối và “gây bất ổn trắng trợn” của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như kế hoạch hiện đại hóa lực lượng của Bắc Kinh trong 15 năm tới để xây dựng “một quân đội đẳng cấp thế giới vào năm 2049”.
Cụ thể, Mỹ sẽ có một lực lượng tàu ngầm hùng mạnh từ 70-80 chiếc. Bộ trưởng Esper nói, ưu tiên hàng đầu phải là xây dựng một lực lượng tàu ngầm lớn và có năng lực hơn.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tàu ngầm là nền tảng tấn công trong các cuộc xung đột tương lai. Hải quân phải bắt đầu đóng 3 tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm càng sớm càng tốt.
Thứ hai, Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính, họ sẽ cần từ 8 đến 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và 6 tàu sân bay hạng nhẹ.
Ông Esper cho biết, các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ vẫn là “biện pháp răn đe dễ thấy nhất”. Nhưng hải quân cũng sẽ xem xét các lựa chọn các tàu sân bay hạng nhẹ hỗ trợ máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.
“Một mẫu mà chúng tôi đang xem xét là tàu tấn công đổ bộ của Mỹ, được trang bị hơn một chục chiếc F-35B. Các tàu sân bay hạng nhẹ tạo thêm năng lực để thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày và giải phóng các tàu sân bay siêu cấp cho các cuộc chiến đấu quan trọng hơn”, Bộ trưởng Esper nói.
Thứ ba, tàu không người lái có thể chiếm từ 140-240 chiếc. “Hạm đội ma”, chỉ lực lượng tàu không người lái, sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ tiếp tế và giám sát đến rà phá bom mìn và tấn công tên lửa.
Người đứng đầu Lầu Năm góc cho biết, đầu tháng này, nguyên mẫu tàu không người lái Sea Hunter đã hoàn thành các hoạt động cùng với tàu khu trục Russell, chứng tỏ rằng phương tiện mặt nước không người lái là khả thi về mặt công nghệ và có giá trị hoạt động.
Thứ tư, hải quân Mỹ có thể bổ sung 60-70 tàu tác chiến mặt nước loại nhỏ. Ông Esper lấy ví dụ về hợp đồng trị giá 795 triệu USD với một công ty đóng tàu có trụ sở tại Wisconsin để thiết kế và chế tạo khinh hạm có tên lửa dẫn đường mới.
“Đây là chương trình đóng tàu lớn mới đầu tiên mà hải quân tìm kiếm trong hơn một thập kỷ qua và sẽ hỗ trợ đầy đủ các lựa chọn quân sự”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.
Thứ năm, Hải quân Mỹ đặt mục tiêu sở hữu 70-90 tàu hậu cần chiến đấu. Quân đội Mỹ xác định, việc ngăn chặn Trung Quốc sẽ có nghĩa là họ phải phân tán hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lực lượng đông đảo tàu hậu cần sẽ đảm bảo thành công cho những sứ mệnh đó.
Ngoài việc duy trì lực lượng, tàu hậu cần sẽ giúp đưa lính bộ binh lên bờ đúng thời gian và đủ sức chiến đấu trong môi trường tranh chấp.
Thứ sáu, các sàn đáp máy bay trong tương lai sẽ được trang bị máy bay không người lái. Ông Esper nói, các loại máy bay không người lái dựa trên tàu sân bay sẽ có đủ loại như máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu, cảnh báo sớm và máy bay tấn công điện tử.
Thứ bảy, tàu lưỡng cư sẽ có số lượng từ 50-60 chiếc. Bên cạnh đó, công tác bảo trì - vốn được coi là “gót chân Achilles” của hải quân cũng được chú trọng song song với năng lực đóng mới.
Để trang trải chi phí cho sự chuyển đổi này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đồng ý chuyển một số quỹ để tăng ngân quỹ cho hải quân lên 13%, tương ứng với tỷ lệ trung bình chi cho các tàu mới trong quá trình xây dựng của Tổng thống Reagan vào những năm 1980.
Được biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ nỗ lực để vận động Quốc hội thông qua ngân sách đúng hạn nhằm hoàn thành Kế hoạch “Lực lượng Chiến đấu 2045”, hướng đến mục tiêu là có nhiều tàu liên tục trên biển nhất có thể cùng với duy trì mức độ sẵn sàng cao.